Cộng đồng ASEAN gấp rút trước vận hội mới 2015

Các nước ASEAN hiện đẩy mạnh chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm. Ảnh minh họa.
Các nước ASEAN hiện đẩy mạnh chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm. Ảnh minh họa.
(PLO) - Trải qua gần 5 thập kỷ phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới một dấu mốc mới, có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Đó là việc chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015, dấu mốc được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều thay đổi lớn lao cho cả khu vực và thế giới.

Cộng đồng ASEAN được kỳ vọng sẽ mang đến một sức sống mới cho toàn bộ khu vực, một cộng đồng vì lợi ích của hơn 600 triệu dân ASEAN và khu vực. ASEAN khi đó sẽ là một Cộng đồng “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội”, dựa trên ba trụ cột vững chắc là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, đồng thời tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm và đóng góp tích cực của mình cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.
Trong Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, hợp tác chính trị nội khối ASEAN sẽ nâng tầm với việc các nước thành viên đẩy mạnh trao đổi thông tin, chia sẻ và nâng cao hiểu biết về hệ thống chính trị, các giá trị lịch sử, văn hóa của nhau. Cộng đồng Chính trị - An ninh mà ASEAN đang xây dựng khi hình thành được kỳ vọng sẽ là một khu vực gắn kết, hòa bình, tự cường với trách nhiệm chung về an ninh toàn diện. 
Để thành lập được Cộng đồng Chính trị - An ninh vào cuối năm, các nước ASEAN hiện đang tập trung đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột qua các hoạt động cụ thể trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…, đề cao và phát huy vai trò của các khuôn khổ và chuẩn mực ứng xử do ASEAN khởi xướng ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan trên biển Đông (DOC)… trong việc củng cố môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Cộng đồng Kinh tế là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Cộng đồng này bao gồm 4 thành tố chính: Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập kinh tế toàn cầu. 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN khi được thành lập được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội to lớn cho các nước thành viên khi được phát huy hết khả năng nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ của 625 triệu người, các quy định được đơn giản hóa hơn, việc tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, lượng lao động có tay nghề cao hơn… 
Để hướng tới mục tiêu này, hiện các nước ASEAN đều đang tích cực phối hợp thực hiện các biện pháp như dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)… nhằm đảm bảo tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hóa dịch vụ, tự do hóa đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của ASEAN khi Cộng đồng Kinh tế được thành lập.
Việc chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN cũng đang gấp rút được các nước thành viên trong khối thực hiện để đảm bảo cho sự hình thành đúng tiến độ của một cộng đồng nơi có nền văn hóa phong phú, các phúc lợi xã hội, các chính sách và kế hoạch bảo hộ của người dân các nước thành viên được cải thiện, tỉ lệ biết chữ và tuổi thọ của người dân cao hơn, công bằng xã hội được đảm bảo hơn… 
Cho đến nay, tất cả các nước thành viên ASEAN về cơ bản đã hoàn thành công tác chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, nỗ lực triển khai các biện pháp nâng cao nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp các cam kết trong ASEAN… 
Bên cạnh đó, nhận thức được những thách thức đi kèm với cơ hội to lớn mà Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại, các thành viên ASEAN cũng triển khai nhiều biện pháp cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng nước để có thể phát huy được thế mạnh của mình một khi hòa mình vào Cộng đồng lớn hơn. 
Ví dụ, Singapore đề cao vai trò của trung tâm nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp, Mianmar và Philippines chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thái Lan trong khi đó vẫn đang đẩy mạnh cải cách hệ thống hạ tầng cơ sở dịch vụ, thương mại và đầu tư, thực hiện hiệu quả chương trình “Một Cử sổ quốc gia”, “Một Cửa sổ ASEAN”, phát triển mạng lưới an sinh xã hội…  
Tất cả những sự chuẩn bị này hứa hẹn sẽ đảm bảo Cộng đồng ASEAN sẽ ra đời vào  đúng thời hạn, mang lại những lợi ích thiết thực cho cả khối nói chung và từng nước nói riêng cũng như góp phần vào sự phát triển, thịnh vượng toàn cầu./.

Đọc thêm

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.