Còn nhiều 'kẽ hở' trong quy định xử phạt vi phạm giao thông mới?

Còn nhiều 'kẽ hở' trong quy định xử phạt vi phạm giao thông mới?
(PLO) - Bên cạnh những quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm giao thông, Nghị định 46 của Chính phủ còn một số quy định được cho là vẫn còn "kẽ hở" gây băn khoăn.

Luật sư Nguyễn Đức Long - Trưởng văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trao đổi xung quanh vấn đề này.

Theo đánh giá của luật sư Long, Nghị định 46 của Chính phủ sửa đổi, mô tả lại 105 hành vi và nhóm hành vi vi phạm, bổ sung quy định xử phạt đối với 33 nhóm hành vi và đưa ra khỏi Nghị định một số hành vi trùng lặp với các quy định khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm có thể khiến lực lượng chức năng và giới chuyên gia băn khoăn.

Ví dụ, quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 5 có ghi: "Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều...". Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra trong trường hợp mới 17h mà trời tối và người điều khiển xe ôtô không bật đèn xe dẫn đến sự cố thì liệu có bị phạt không?.

Luật sư Nguyễn Đức Long cho biết, đây là quy định chưa phù hợp với thực tế. Vì khí hậu ở Việt Nam mỗi vùng, miền và mỗi mùa có sự chênh lệch nhau khá xa. Miền Bắc vào mùa đông thường có sương mù, nếu cứ chờ đến 19h mới bật đèn xe, hay 6 - 7h sáng mà trời vẫn "mù đặc" tắt đèn xe thì sẽ nguy hiểm. Ngoài ra, ở những vùng vào mùa hè, mới 5h trời đã sáng mà người điều khiển ôtô vẫn còn bật đèn xe và gây ra sự cố thì xử lý thế nào thì trong nghị định cũng không quy định rõ.

Hay như quy định một số trường hợp đèn đỏ nhưng người đi bộ, người điều khiển xe môtô, xe máy được phép đi. Tuy nhiên, nếu những người này vẫn dừng lại thì có bị phạt không?. Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hiện hành, thì khi tham gia giao thông mà gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, không được đi.

Theo quan điểm của luật sư Long, dựa vào hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện. Tức là khi có đèn đỏ nhưng người tham gia giao thông được phép rẽ phải khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mà không phải tuân thủ đèn tín hiệu giao thông. Lúc này, tất cả phương tiện chạy theo hướng người điều khiển giao thông chỉ định. Nếu như dựa vào đèn tín hiệu giao thông: Trường hợp này, đèn tín hiệu giao thông là đèn phụ có hình mũi tên xanh (đỏ). Nếu khi đèn tín hiệu giao thông có mũi tên chuyển xanh thì người điều khiển xe hai bánh sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.

"Ngược lại, khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển đỏ thì người điều khiển phải cho xe dừng lại, không được đi theo hướng mũi tên. Còn dựa vào biển báo giao thông. Trong trường hợp này, các phương tiện xe máy sẽ được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo giao thông cho phép rẽ phải, thì người điều khiển phương tiện bật đèn xin đường (xi-nhan) và phải nhường đường cho người đi bộ. Thứ tư là dựa vào vạch kẻ đường" - Luật sư Nguyễn Đức Long cho biết thêm.

Tuy nhiên, thêm vấn đề đặt ra là trong những trường hợp cho phép người điều khiển phương tiện được phép đi thẳng hoặc rẽ trái hay rẽ phải nhưng người đó không thực hiện, mà dừng lại thì xử lý thế nào?. Bởi khi đã cho phép thì người điều khiển phương tiện được quyền thực hiện hoặc không thực hiện, vậy nếu họ dừng lại thì có bị phạt không?.

Một điểm bất cập nữa mà luật sư đề cập đến là tại Điểm I, Khoản 3, Điều 5 quy định: "Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường."

Theo luật sư thì quy định này là không rõ ràng, thiếu cụ thể nên rất khó thực thi. Trong thực tế, mọi người đều biết việc dùng tay để nghe hay nói chuyện điện thoại trong khi đang điều khiển xe ôtô là rất nguy hiểm. Có không ít các vụ tai nạn xảy ra hậu quả nghiêm trong từ hành vi này. Do đó, việc xử phạt đối với hành vi này là rất đúng. Nhưng nếu quy định như trên là sẽ không ổn và lọt hành vi vi phạm.

"Cụ thể là đối với những người dùng tay bấm điện thoại rồi nghe và nói chuyện bằng tai nghe và các loại phụ kiện khi lái ôtô thì có bị phạt không?. Hơn nữa, với điện thoại di động thì việc dùng tay bấm nút nghe chỉ xảy ra trong tích tắc thì rất khó phát hiện. Như vậy, chế tài này vẫn còn kẽ hở quá lớn" - Luật sư Long phân tích.

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ việc.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Đọc thêm

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.