Colombia - Nỗ lực vì một nền hòa bình...

Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã đạt được thỏa thuận hòa bình sửa đổi
Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã đạt được thỏa thuận hòa bình sửa đổi
(PLO) - Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã đạt được thỏa thuận hòa bình sửa đổi. Động thái này tiếp tục khẳng định nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ Colombia cũng như FARC nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 52 năm ở quốc gia Nam Mỹ này.

Ngày 24/11, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono đã ký thỏa thuận hòa bình sửa đổi tại thủ đô Bogota, với sự tham gia của khoảng 800 khách mời. 

Hòa giải

Ký kết thỏa thuận hòa bình sửa đổi Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Santos khẳng định ý nghĩa lịch sử của thỏa thuận được ký kết, mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình ở quốc gia Nam Mỹ này, và thừa nhận thỏa thuận sửa đổi hoàn thiện hơn văn bản đã ký trước đó vào ngày 26/9 tại thành phố Cartagena. Ông tuyên bố nền dân chủ Colombia sẽ được củng cố với sự tham gia của FARC vào các hoạt động chính trị của đất nước và các bên cần phải tiếp tục nỗ lực trong tương lai để thực thi thỏa thuận đã đạt được và tái thiết đất nước. 

Tổng thống Santos cảm ơn gia đình các nạn nhân, các bên trung gian hòa giải, Nhà Thờ, cộng đồng quốc tế đã đồng hành cùng Colombia trong quá trình đàm phán và đánh giá cao đóng góp của những người ủng hộ cũng như những người phản đối thỏa thuận đã đạt được hôm 26/9 để có được thỏa thuận mới, thể hiện trách nhiệm của các công dân với nền hòa bình dài lâu của đất nước. Ông kêu gọi người dân Colombia đoàn kết xây dựng hòa bình, phát triển đất nước. 

Theo ông Santos, trong vòng 150 ngày kể từ khi Quốc hội thông qua thỏa thuận hòa bình sửa đổi, FARC sẽ hoàn tất việc giải giáp vũ khí, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Hợp quốc (LHQ). 

Về phần mình, ông Londono đã gửi lời xin lỗi tới tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột bởi những nỗi đau mà FARC đã gây ra trong hơn 5 thập kỷ. Ông khẳng định đối thoại là con đường duy nhất để giải quyết những bất đồng chính trị tại Colombia và cam kết giải giáp vũ khí theo như thỏa thuận đã được ký kết. Ông Londono cũng bày tỏ mong muốn Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đóng góp cho nền hòa bình thế giới và khu vực trong tương lai. 

Thỏa thuận hòa bình vừa được ký kết sẽ phải được Quốc hội Colombia, do phe cầm quyền chiếm đa số, thông qua. Tuy nhiên, khác với thỏa thuận đạt được hồi tháng 9, Tổng thống Colombia Santos quyết định văn bản lần này sẽ không phải thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. 

Dập lửa chiến tranh

Ngay sau khi Tổng thống Colombia Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Londono ký thỏa thuận hòa bình sửa đổi, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã hoan nghênh động thái trên. 

Trong một tuyên bố, ông Ban Ki-moon ca ngợi quyết tâm của các bên nhằm kết thúc cuộc xung đột đã kéo dài hơn nửa thập kỷ, đồng thời chúc mừng tất cả các thành viên tham dự các vòng đàm phán một cách xây dựng để đạt được kết quả. Ông bày tỏ hy vọng người dân Colombia sẽ sát cánh cùng nhau để thực thi tiến trình hòa bình hiệu quả, đồng thời tái khẳng định cam kết LHQ về những hỗ trợ cần thiết ở cả hai phía, thông qua phái bộ LHQ tại Colombia và thông những qua cơ quan liên quan của LHQ. 

FARC là tổ chức vũ trang đối lập lâu năm nhất tại Mỹ Latinh, được thành lập từ năm 1964, với quân số vào thời điểm lớn nhất lên hơn 20.000 người. Hiện tại, FARC còn khoảng 8.000 thành viên. FARC được hình thành từ phong trào đấu tranh phản đối chính sách ruộng đất của chính phủ Colombia và theo thời gian dần leo thang đối kháng và biến dạng thành một cuộc nội chiến thực sự trong suốt thời gian dài.

Cuộc xung đột vũ trang kéo dài hơn 5 thập kỷ qua giữa Chính phủ Colombia và FARC, đã cướp đi sinh mạng của 260.000 người, khiến 60.000 người mất tích và 6,9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, đồng thời khiến cho nền kinh tế Colombia bị ảnh hưởng, bởi hầu hết các mỏ dầu và khoáng sản của Colombia đều nằm trong những vùng có sự hiện diện của FARC.

Nỗ lực và quyết tâm

Thực tế hơn 50 năm qua, việc tìm kiếm giải pháp chính trị giữa Chính phủ Colombia và FARC là rất nan giải, việc xây dựng lòng tin giữa hai bên cũng rất khó khăn. Các cuộc đàm phán hòa bình trước đây đều cứ thế thất bại. Và cứ sau mỗi lần đàm phán thất bại là một chu kỳ bạo lực mới lại bùng phát.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2010, Tổng thống Colombia Santos đã nhiều lần bày tỏ quyết tâm giải quyết cuộc nội chiến kéo dài, gây nhiều thiệt hại về người và của cho quốc gia Nam Mỹ này. Quyết tâm ấy thể hiện bằng hành động cụ thể khi tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Colombia và FARC được chính thức khởi động lại từ tháng 10/2012, đánh dấu mốc mới cho tiến trình đàm phán sau 10 năm “giậm chân” tại chỗ.

Ngoài Chính phủ Colombia và FARC, tiến trình đàm phán này còn có sự tham gia của Cuba và Na Uy trong tư cách là các nước bảo trợ, Venezuela và Chile là hai nước đồng hành. Nội dung đàm phán chủ yếu tập trung vào chính sách cải cách đất đai; giải giáp vũ khí; sự tham gia của FARC vào đời sống chính trị của đất nước; giải quyết các vấn đề liên quan tới buôn bán ma túy và bồi thường cho các nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang.

Việc khởi động lại tiến trình đàm phán vốn bị đình lại sau 10 năm đã mở ra một ngã rẽ mới khi chính phủ Colombia và đặc biệt là FARC đã có những động thái nhượng bộ cụ thể, tỏ rõ thiện chí mong muốn đem lại hòa bình, ổn định cho đất nước. 

Sau một quá trình thương lượng kéo dài gần 4 năm qua với hơn 40 vòng đàm phán tại thủ đô La Habana của Cuba, cuối cùng chính phủ Colombia và FARC đã đạt được một thỏa thuận hòa bình toàn diện vào ngày 24/8/2016. Ngày 26/9, hai bên tiếp tục đạt bước tiến lớn khi Tổng thống Colombia Santos và Chỉ huy lực lượng FARC Timoleon Jimenez chính thức ký thỏa thuận hòa bình toàn diện.

Tuy nhiên thỏa thuận hòa bình này lại bị đa số các cử tri Colombia bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 2/10, buộc Chính phủ Colombia phải đưa những đề xuất của phe đối lập ra thương lượng lại với FARC. Sau cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Santos đã thành lập Ủy ban đối thoại với đảng Trung tâm Dân chủ (CD) của cựu Tổng thống Colombia Álvaro Uribe, người phản đối thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ và FARC, để thảo luận về khả năng sửa đổi một số điều khoản trong thỏa thuận.

Ngày 22/10, đại diện Chính phủ Colombia và FARC đã tái khởi động cuộc đàm phán. Sau nhiều ngày đàm phán liên tục, ngày 12/11, Chính phủ Colombia và FARC đã đạt được một thỏa thuận hòa bình mới bao gồm 56 trong tổng số 57 điểm mà phe đối lập đề nghị. 

Với việc Chính phủ Colombia và FARC ký kết hiệp định hòa bình sửa đổi, người dân Colombia cùng với cộng đồng quốc đều hy vọng rằng trong tương lai, quốc gia Nam Mỹ này sẽ được sống trong hòa bình sau hơn 5 thập kỷ nội chiến đẫm máu. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.