Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con em mình được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường đầy đủ và phát triển nhất. Vì vậy họ không ngại bỏ ra thời gian và công sức để đưa con cái mình ra nước ngoài, thực hiện ước mơ thay đổi cuộc sống.
Với suy nghĩ “Dạy con từ thủa còn thơ”, các bậc phụ huynh luôn mong muốn xây dựng cho con cái mình một môi trường sống đầy đủ và hoàn hảo nhất. Vì vậy họ không ngần ngại chọn những quốc gia có nền kinh tế và giáo dục phát triển hơn để con cái họ được sinh sống và học tập. Lứa tuổi đi du học cũng ngày càng trẻ hóa.
Các bậc phụ huynh cho rằng, cho con đi du học ngay từ nhỏ như vậy con sẽ dễ tiếp xúc và hòa nhập hơn với cuộc sống mới. Nếu để con lớn mới đi du học, khi ấy tâm lý và thói quen đã hình thành rất khó để theo kịp và thích nghi với môi trường mới.
Quan điểm này liệu có đúng và có gây ra hệ quả không mong muốn. Dưới đây là lý do để các bậc làm cha mẹ suy nghĩ khi đưa ra quyết định có ý nghĩa quan trọng với tương lai của con cái mình.
Những thay đổi của tâm sinh lý tuổi mới lớn
Trong cuộc đời của mỗi con người có những mốc thời gian phát triển đặc thù theo quy luật. Đối với một đứa trẻ thì tuổi dậy thì chính là một mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và thay đổi về cả tâm sinh lý. Đây là giai đoạn phát triển rất nhạy cảm. Sự thay đổi tâm sinh lý khiến cho các em dễ thay đổi cách nhìn của mình về cuộc sống xung quanh.
Tâm lý tuổi dậy thì thường thích thể hiện, muốn chứng tỏ bản thân, vì vậy các em dễ bị cuốn vào những thú vui ngông cuồng tuổi mới lớn. Cũng ở lứa tuổi này các em chưa có đủ kiến thức cũng như tâm sinh lý ổn định để tiếp thu thế giới quan một cách có chọn lọc.
Do suy nghĩ còn non nớt mà các em dễ hư hỏng, bị tác động bởi các mặt xấu của xã hội. Cũng ở tuổi này, do sự thay đổi về tâm sinh lý khiến một số trẻ chưa kịp thích nghi, làm quen dẫn đến xu hướng không ít trẻ rơi vào tình trạng ít nói, ngại chia sẻ.
Tuổi dậy thì là bước chuyển quan trọng của con ngưởi. Hơn lúc nào hết, tuổi mới lớn chính là lúc cần nhất là có gia đình ở bên. Gia đình lúc này đóng vai trò cốt lõi giúp hoàn thiện tâm sinh lý của trẻ theo hướng tích cực nhất, giúp trẻ loại bỏ những ảnh hưởng xấu tác động từ xã hội bên ngoài.
Vì vậy, với những bạn trẻ không có gia đình ở bên trong gia đoạn này là cả một sự thiếu sót. Như đã phân tích ở trên, ở lứa tuổi dễ bắt chước, thích thể hiện và chưa biết cách chọn lọc như tuổi dậy thì, sống xa gia đình, đi du học ở một đất nước khác khiến trẻ rất dễ bị ảnh hưởng xấu từ xã hội bên ngoài.
Không làm chủ được tư duy làm cho những cám dỗ của cuộc sống xa gia đình khiến các em không đủ bản lĩnh để vượt qua, lại không nhận được sự định hướng từ phía gia đình khiến các em ngày càng lún sâu vào cám dỗ.
Không thể khẳng định có gia đình ở bên sẽ làm cho các em phát triển tốt hơn, nhưng nếu có gia đình ở bên cạnh các em sẽ được định hướng và xác lập được những đức tính cũng như kỹ năng sống tốt hơn. Ở lứa tuổi phát triển nhạy cảm này việc các em sống xa gia đình là một thiệt thòi lớn. Trong giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển rất khó để các em vượt qua nếu sống xa gia đình.
Áp lực của sự kỳ vọng là gánh nặng
Con cái luôn là niềm tự hào lớn của ông bà cha mẹ, vì vậy, ai cũng mong cho con cái mình được học hành tử tế, cuộc sống thành đạt để được tự hào với xã hội. Các bậc phụ huynh không tiếc thời gian, của cải để đầu tư cho tương lai của con cái, cũng chỉ mong muốn con cái mình có được cuộc sống tốt đẹp.
Cũng chính vì thế mà không ít gia đình định hướng cho con cái đi du học từ khi còn nhỏ. Họ mong muốn con cái mình có cơ hội rèn luyện và học tập trong một môi trường tốt hơn để mang lại niềm tự hào cho gia đình. Chính sự kỳ vọng quá lớn vào con cái đôi khi đã trở thành gánh nặng tâm lý, khiến cho con cái họ luôn sống trong sự hoang mang và lo sợ.
Thực tế cho thấy rất ít trẻ sau khi đi du học có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới, do sự thay đổi môi trường sống, môi trường giáo dục, cùng với vốn ngoại ngữ chưa tốt dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Điều này gây ra trở ngại tâm lý lớn cho các em vì gánh nặng của sự kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình đặt lên vai các em. Cản trở tâm lý này ảnh hưởng rất lớn đến thái độ sống và học tập của các em. Có em lấy đó là động lực phát triển, nhưng đa số các em rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến các chứng bệnh tâm lý.
Phải gánh chịu tổn thương về tinh thần
Các chuyên gia tâm lý giáo dục cảnh báo một nguy cơ lớn có thể xảy ra khi phụ huynh cho con đi du học quá sớm, đó là du học sinh rất dễ bị tổn thương tâm lý. Các em trở nên cục tính, thiếu tự tin, trầm cảm do không thể hòa nhập với cuộc sống mới vì trường học không thể quan tâm đến toàn bộ cuộc sống ngoài giảng đường của du học sinh.
Việc thay đổi môi trường sống và học tập dẫn đến sự thay đổi về suy nghĩ lối sống, cộng thêm áp lực học tập và sự kỳ vọng từ phía gia đình gây trở trở lại tâm lý thử thách các em phải vượt qua. Rất khó để các em tự hoàn thiện bản thân mình ở một xã hội mới mà không bị chấn động tâm lý.
Những chấn động tâm lý, cùng với những gì các em phải một mình đối mặt trong những năm tháng sinh sống ở nước ngoài gây ra những tổn thương tinh thần nhất định. Các em có thể vượt qua theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
Những tổn thương về tinh thần có thể là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tâm lý, khiến các em trở nên mạnh mẽ, sẵn sàng đối mặt với thử thách, vượt qua khoảng thời gian du học nước ngoài. Ngược lại có những em do tổn thương tâm lý và dẫn đến tâm lý bất cần, sa ngã vào tệ nạn xã hội, trầm cảm.
Thực tế cho thấy cho con đi du học từ nhỏ chưa phải là một xu hướng hợp lý hiện nay. Các bậc phụ huynh hãy cân nhắc khi quyết định cho tương lai của con cái mình, hãy đưa ra những quyết định đúng đắn nhất và tốt nhất cho con bạn.