Cổ đông nhà nước xin rút lui vì sợ “khủng bố”

“Người đại diện phần vốn nhà nước luôn bị thúc ép, đe dọa… Hiện tại tôi rất lo lắng trước những tình huống xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào...” -  người đại diện phần vốn nhà nước tại Haiphong Shipchanco viết trong đơn kiến nghị “vượt cấp” gửi  UBND TP.Hải Phòng.

“Người đại diện phần vốn nhà nước luôn bị thúc ép, đe dọa… Hiện tại tôi rất lo lắng trước những tình huống xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào...” -  người đại diện phần vốn nhà nước tại Haiphong Shipchanco viết trong đơn kiến nghị “vượt cấp” gửi  UBND TP.Hải Phòng.


Đoạt quyền điều hành doanh nghiệp

Như PLVN đã phản ánh, được sự hậu thuẫn của một số cơ quan truyền thông, nhóm cổ đông đại diện cho 21,23% cổ phần trong Công ty cổ phần cung ứng tàu biển (Haiphong Shipchanco) đã tự bầu ra HĐQT, BKS đoạt quyền điều hành doanh nghiệp.

hp.jpg
 

Trở lại với cuộc họp ĐHĐCĐ, bầu HĐQT, BKS của nhóm cổ đông đại diện cho 21,23% cổ phần của Haiphong Shipchanco diễn ra ngày 04/7, theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nghiệp vụ 2, Chi cục Tài chính doanh nghiệp (Sở Tài chính Hải Phòng), đại diện cho 38,57% phần vốn nhà nước tại công ty  - do một số cổ đông không tuân thủ sự điều hành của chủ tọa, có hành vi cản trở, gây rối trật tự và  bà Đặng Thị Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT, chủ tọa đại hội bị lăng mạ, đe dọa, nên căn cứ vào Điểm b, Khoản 8, Điều 103 Luật Doanh nghiệp, Chủ tọa cùng Trưởng BKS và nhóm cổ đông đại diện cho 78,77% cổ phần đã lập biên bản quyết định hoãn phiên họp trước sự chứng kiến của cơ quan công an.

Biên bản “giấy trắng mực đen” thế nhưng sự việc vẫn bị một số người cố tình “bóp méo” khi tung dư luận cho rằng cổ đông nhà nước và nhóm cổ đông lớn nắm giữ gần 80% cổ phần trong Haiphong Shipchanco tự ý bỏ về “khi cuộc họp vẫn đang diễn ra tốt đẹp”.

Luật Doanh nghiệp quy định, cuộc họp ĐHĐCĐ do Chủ tịch HĐQT quyết định hay BKS triệu tập họp bất thường theo yêu cầu của nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần có được coi là hợp pháp hay không phải thỏa mãn các Khoản 1, 2, Điều 102 của luật này. Cụ thể: cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; cuộc họp ĐHĐCĐ lần 2 được tiến hành khi có ít nhất 51% tổng số cổ phần biểu quyết dự họp. Do vậy, căn cứ vào các điều khoản này, cuộc họp ĐHĐCĐ của nhóm cổ đông chỉ nắm giữ 21,23% cổ phần sẽ không có giá trị pháp lý.

 Cổ đông chiến lược bị “đì”

Năm 2008, Haiphong Shipchanco quyết định bán cổ phần cho Công ty cổ phần Daso. Khi đó, UBND TP.Hải Phòng mặc dù chỉ là một cổ đông trong doanh nghiệp nhưng cũng đã phải triệu tập họp, xin ý kiến của các ngành chức năng để định giá cổ phiếu, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, như việc ký quỹ 7 tỷ đồng, cam kết tìm kiếm nhà tài trợ xây dựng Trung tâm thương mại trị giá 140 tỷ đồng.

Từ thời điểm đó, nhóm cổ đông nhỏ trong doanh nghiệp đã khiếu nại và UBND thành phố cũng trả lời bằng văn bản: việc xác định nhà đầu tư chiến lược, thực hiện các cam kết của nhà đầu tư chiến lược thuộc quyền quyết định của Haiphong Shipchanco. Một trong số các thành viên HĐQT “tự phong” cũng đã từng thừa nhận: Việc giải tỏa 7 tỷ tiền ký quỹ đã thực hiện đúng quy định của HĐQT, không làm ảnh hưởng đến tiến trình của Dự án.

Có một thực tế, “đề bài” tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để xây dựng trung tâm thương mại cũng chỉ đề ra có hai điều kiện: ký quỹ và tài trợ vốn xây dựng. Như vậy, sau khi nhà đầu tư chiến lược tìm kiếm được tổ chức tín dụng xem xét cho vay để xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tại trụ sở công ty, số tiền ký quỹ rõ ràng được giải chấp.

Theo báo cáo của HĐQT, dự kiến sẽ được trình trước ĐHĐCĐ thường niên nhóm họp ngày 04/7 (chưa được thông qua vì ĐHĐCĐ bị hoãn), do trước đó, khu đất chưa có quyết định cho thuê của UBND TP.Hải Phòng nên việc triển khai các bước có sự chậm trễ. Đến nay, thủ tục thuê đất đã hoàn thiện, hợp đồng với tư vấn thiết kế cũng đã được ký, đang tổ chức khoan thăm dò địa chất, báo cáo phương án kiến trúc với cơ quan chuyên môn.

Cổ đông nhà nước bị “khủng bố”

Sau hai cuộc họp ĐHCĐ bất thành, ông Nguyễn Văn Tâm - đã có đơn kiến nghị “vượt cấp”, gửi tới UBND TP.Hải Phòng đề nghị được cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đơn của ông Tâm viết: “Người đại diện phần vốn nhà nước luôn bị thúc ép, đe dọa… Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân, hiện tại tôi rất lo lắng trước những tình huống xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào...”. Trong máy điện thoại của ông Ngô Văn Thẳng, Tổng giám đốc Haiphong Shipchanco cũng hứa đầy tin nhắn với những lời đe dọa “xử tử” ông bất kể lúc nào…


“Haiphong Shipchanco có mâu thuẫn về nội bộ, tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài từ thời kỳ còn là doanh nghiệp nhà nước… Thời kỳ mới thực hiện chuyển đổi, người đại diện phần vốn nhà nước cũng đã bị các cổ đông khiếu nại, khiến cơ quan chủ quản phải điều người khác thay thế” - ông Phạm Thế Nghiêm, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp Hải Phòng cho biết.

Vụ việc cho thấy, mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông Haiphong Shipchanco đã được đẩy lên đỉnh điểm, phán quyết tòa án nếu có cũng chỉ có tác dụng đối với những cổ đông có thái độ tôn trọng pháp luật. Đã đến lúc cơ quan bảo vệ pháp luật cần vào cuộc, vừa phòng ngừa, vừa răn đe, nhằm ổn định trật tự trị an, góp phần bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các cổ đông chân chính.

Thiên Bình                                                                   

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.