Có cách tăng thêm 60.000 tỷ cho người trồng lúa đồng bằng sông Cửu long, sao không làm?

Trình độ cơ giới hóa ở mức thấp khiến đời sống nông dân khu vực ĐBSCL  vẫn còn rất nhiều bấp bênh
Trình độ cơ giới hóa ở mức thấp khiến đời sống nông dân khu vực ĐBSCL vẫn còn rất nhiều bấp bênh
(PLO) -Với 20 triệu tấn lúa làm ra mỗi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nếu quyết liệt cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng. 

Theo kế hoạch, tuần này, Bộ NN&PTNT sẽ có cuộc họp bàn quan trọng nhằm định hình lại chiến lược và các dự án chuyển đổi quy mô lớn nhằm phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Chia sẻ với PV Báo PLVN về giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL, chuyên gia Nguyễn Thế Hà, Cty Cơ khí CNN Bùi Văn Ngọ- doanh nghiệp đang cung cấp thiết bị cho khoảng 50% sản lượng xay xát lúa gạo cả nước, nói rằng: Cơ giới hóa kết hợp với máy tính, tự động hóa, internet of thing, khoa học máy tính, công nghệ robot là giải pháp giúp tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng trong sản xuất qua đó đưa nông dân nơi đây thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Những nông dân tiên phong

Ở huyện Châu Thành tỉnh Long An, nông dân chuyển đổi từ chuyên canh lúa sang trồng thanh long tuy còn gặp nhiều khó khăn do biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh, song qua nhiều năm giống thanh long được cải tiến đã cho năng suất, chất lượng và giá trị cao hơn.

Thống kê cho thấy, mỗi lao động ở đây canh tác khoảng 5.000 m2, được hỗ trợ bởi các dịch vụ nông nghiệp tại địa phương mỗi năm cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi công đất trồng thanh long hàng năm đạt 100 triệu đồng/1000 m2 là phổ biến.

Không chỉ Châu Thành, một số nông dân chuyên canh xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu ở Đồng Tháp nhờ áp dụng chuẩn VIETGAP (trái xoài được bao giấy kỹ thuật từ nhỏ, việc ra hoa, cho trái được điều chỉnh theo thời vụ, giống cây được chọn lựa cẩn thận, thu trái và bảo quản trái xoài được cải tiến theo nhu cầu thị trường) khiến chất lượng xoài đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu cải tiến rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người nông dân ở đây cũng vì thế tăng lên đáng kể, đạt trên 2.000 USD năm.

Kỹ sư Hà, người có nhiều năm theo sát hoạt động sản xuất với nông dân vùng ĐBSCL khẳng định: Đời sống của những nông dân trồng xoài, làm cây giống, trồng hoa khấm khá lên là có thật. Một bộ phận nông dân nghèo đã trở thành trung nông nhờ kỹ thuật canh tác tiên tiến, đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, đa số nông dân khu vực này đời sống vẫn còn nhiều bấp bênh. “Để thoát khỏi bẩy thu nhập trung bình khi GDP bình quân đầu người phải đạt mức 12.000 USD/ người/ năm vào năm 2035 như World Bank tính toán là việc không dễ dàng, khi nông dân chiếm tới 64,9% dân số và khi trình độ cơ giới hóa của Việt Nam đang còn ở mức rất thấp”- Kỹ sư Hà lo ngại.

Con đường cơ giới hóa

Là người trong ngành, kỹ sư Hà khẳng định chất lượng cơ giới hóa đang là vấn đề của nông nghiệp Việt Nam. Dù ĐBSCL  là vùng sản xuất nông nghiệp có trình độ cơ giới hóa trong canh tác lúa gạo đạt ở mức cao so với bình quân cả nước song máy làm đất, cày, kéo chủ yếu là sử dụng máy second hand, với máy động lực có công suất rất nhỏ chỉ từ 20CV đến 70 CV.

Ông Hà nói hiện trình độ cơ giới hóa của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước công nghiệp hóa. Cơ giới hóa trong canh tác mới chỉ đạt ở mức 1,4 CV trên 1 ha, trong khi ở Thái Lan, Hàn Quốc mức độ cơ giới hóa đã đạt tới từ 4 CV đến 6 CV trên 1 ha.

Nói về khả năng sinh lời của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho khu vực được coi “vựa lúa cả nước”, chuyên gia về cơ khí này phân tích: Khi san phẳng ruộng bằng công nghệ laze, tưới tiêu bằng hệ thống tưới tiết kiệm và cấy vùi phân bón thì sản xuất lúa tiết giảm chi phí được 1500 đồng/kg. Và khi thu hoạch bằng máy gặt liên hợp, sấy lúa bằng công nghệ tiên tiến, chế biến gạo bằng công nghệ cao chúng ta làm ra giá trị tăng thêm được 1500 đồng/kg nữa.  

Vị Kỹ sư này tính toán, nếu làm được điều này, riêng khu vực ĐBSCL đã tạo ra giá trị tăng thêm khoảng 3000 đồng/kg lúa. “Như thế với 20 triệu tấn lúa làm ra mỗi năm ở ĐBSCL chúng ta sẽ có được khoảng 60. 000 tỷ đồng. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu quyết liệt cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp”- Ông Hà tin tưởng.

Đại diện doanh nghiệp cơ khí được Bộ NN&PTNT đánh giá rất cao này cho rằng, nông nghiệp nông thôn nông dân là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến 70% dân số. Vì thế, cần có các kế hoạch tổng thể, phát triển cân đối và các chính sách cụ thể cho từng ngành, từng vùng miền và từng đối tượng chủ đạo là hộ nông dân và lao động nông nghiệp.

Ngoài phải luật hóa các chính sách về nông nghiệp, về đất đai, đầu tư, lao động, thuế…cho phù hợp trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, khi nhà nước tham gia vào các hiệp định FTA với các quốc gia, vùng lãnh thổ cho sản xuất theo chuẩn mực quốc tế thì cũng cần phải  tập trung vào các mũi nhọn tạo ra đột phá. Trong đó cần hiện đại hóa ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp và khuyến khích khu vực doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp với các chính sách bảo hiểm có trọng điểm”- Kỹ sư Hà kiến nghị.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.