Chuyện tình không biên giới của những cặp vợ chồng Việt Lào

Chị Lương Thị Xôm cùng con đến làm thủ tục nhập quốc tịch
Chị Lương Thị Xôm cùng con đến làm thủ tục nhập quốc tịch
(PLVN) - Vượt qua những ranh giới về biên giới lãnh thổ, tình yêu đã đưa những cặp chồng Việt -Lào ở vùng biên giới xứ Nghệ đến với nhau, sinh con đẻ cái. Sau nhiều năm sinh sống, giờ đây họ sắp được cầm trên tay quyết định nhập quốc tịch Việt Nam và giấy đăng ký kết hôn công nhận là vợ chồng

Những ngày vừa qua, các cặp vợ chồng người Việt – Lào sinh sống rải rác ở các xã vùng biên giới huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hết sức vui mừng, phấn khởi khi Đoàn công tác của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) cùng với Sở Tư pháp Nghệ An, BĐBP Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An và chính quyền các cấp đến tận nơi hướng dẫn làm các thủ tục nhập quốc tịch, đăng ký kết hôn cho những người kết hôn không giá thú, di dân tự do sinh sống tại địa phương.

Sau hơn 2 ngày nỗ lực, cùng với sụ vận động, tuyên truyền trong một thời gian dài của BĐBP Nghệ An thì đã có 70 trường hợp đã được làm thủ tục nhập quốc tịch. 

Chị Lương Thị Xôm (SN 1989, quê tại bản Huồi Khoong, huyện Noọng Hét, Xiêng Khoảng, Lào) bén duyên với chồng từ những ngày anh qua đó làm ăn. Sau vài lần gặp gỡ, họ phải lòng nhau rồi xin gia đình hai bên đi lại và làm đám cưới về sinh sống tại bản Kèo Cơn, xã Keng Đu (huyện Kỳ Sơn). Dù hai quốc gia nhưng họ cùng một dân tộc Khơ Mú, tiếng nói giống nhau nên không gặp nhiều khó khăn tron giao tiếp với gia đình nhà chồng và hàng xóm.

Vợ chồng Kha Văn U và Lô Thị Ly cùng hai người con.
Vợ chồng Kha Văn U và Lô Thị Ly cùng hai người con.

Về sống với nhau được 10 năm, đã có 3 đứa con ra đời, đứa lớn 10 tuổi, đứa bé nhất mới hơn một tuổi. Hôm đoàn công tác lên làm thủ tục nhập tịch, một mình chị Xôm tay địu, lưng cõng và dắt con lên làm thủ tục do chồng đang đi làm rẫy. “Cũng may có đoàn cán bộ lên làm thủ tục chứ để chúng tôi tự làm thì không biết chi”, chị cười chia sẻ. "Điểm chỉ để làm thủ tục cũng thấy rạo rực, tự hào".

Để trao đổi với những cô dâu “ngoại quốc” này, phóng viên phải nhờ đến các thông dịch viên là cán bộ xã, BĐBP.

Một cặp vợ chồng hóm hỉnh kể lại chuyện tình của mình
Một cặp vợ chồng hóm hỉnh kể lại chuyện tình của mình 

Cặp vợ chồng anh Xeo Văn Xuân (SN 1986, trú tại bản Huồi Lê, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn) và chị Xeo Mẹ Dung (SN 1986, quê tại bản Cò Sạn, huyện Noọng Hét, Xiêng Khoảng, Lào) là một trong những người vui nhất. Hai anh chị quen nhau trong một lần anh Xuân sang Lào làm ăn, rồi tình yêu chớm nở, hai người yêu nhau trong một thời gian dài. Mỗi lần anh Xuân sang Lào làm ăn chị Dung lại bỏ hết công việc trốn gia đình gặp nhau.

Rồi họ không thể sống thiếu nhau, nhưng khi anh đến xin nhà gái cưới chị thì bị phản đối vì lấy chồng “nước ngoài” xa quá nên không ai mong muốn. Mãi thuyết phục, cuối cùng hai anh chị đã được về sống với nhau một nhà với một một đám cưới nho nhỏ giữa hai họ nội ngoại.

Nụ cười một người đàn ông là rể Việt Nam
Nụ cười một người đàn ông là rể Việt Nam

Từ 2004 đến nay, hai vợ chồng anh chị đã “sản xuất” được 5 đứa trẻ mang hai dòng máu Việt Lào. Hai vợ chồng làm rẫy kiếm sống, nuôi các con ăn học, nay được làm thủ tục nhập quốc tịch cho vợ anh Xuân dậy sớm nấu cơm để hai vợ chồng đi cho kịp giờ. Hai vợ chồng làm luôn đăng ký kết hôn. Sau khi lăn tay điểm chỉ vào giấy đăng ký kết hôn, anh Xuân hớn hở cười: “Ở với nhau 15 năm rồi mới có vợ thật đây, lâu nay vẫn là trai chưa vợ, tối nay về lại mời họ hàng làm mâm rượu cưới vợ thôi…”. 

Tại xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) hai anh em ruột người Lào là Lô May Khăm (SN 1987) và en gái Lô Thị Ly (SN 1993, cùng quê tại bản Loòng Cắng, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Lào) cùng đi làm thủ tục nhập quốc tịch. Anh trai Lô May Khăm lấy vợ người Việt và ở rể lại Mỹ Lý sinh sống với nhà vợ từ năm 2003 đến nay.

Vợ chồng anh Xeo Văn Xuân chị Xeo Mẹ Dung
Vợ chồng anh Xeo Văn Xuân chị Xeo Mẹ Dung

Một lần sang thăm anh trai, Lô Thị Ly đã bị anh trai bản Kha Văn U (SN 1991) “hớp hồn” rồi không chịu về nước với bố mẹ đẻ. Sau vài lần sang thăm anh trai, Ly quyết định ở lại làm dâu xứ Nghệ luôn. Dịp này, hai vợ chồng đưa nhau làm thủ tục đăng ký kết hôn ai cũng vui mừng, phấn khởi lắm. Sau khi hướng dẫn làm xong thủ tục, hai vợ chồng và hai đứa con dắt nhau ra về chuyện trò rôm rả. 

Chuyện tình của ông Lô Văn Thọ (SN 1955, trú tại bản Xốp Tụ, Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) và bà Lô Thị Chắn (SN 1963, quê tại Mường Quắn, Hủa Phăn, Lào) cũng được nhiều người biết đến. Ông Thọ sau khi lấy vợ sinh con, người vợ đầu đau ốm qua đời để lại ông và người con, sau khi con lớn lên lập gia đình ông sống một mình nên cũng hay qua Lào để làm ăn cũng là để khuây khỏa.

Chuyện tình của ông Lô Văn Thọ và bà Lô Thị Chắn cũng được nhiều người nhắc đến.
Chuyện tình của ông Lô Văn Thọ và bà Lô Thị Chắn cũng được nhiều người nhắc đến.

Trong nhiều lần tình cờ, bà Chắn và ông Thọ gặp nhau và phải lòng nhau từ lúc nào không hay biết. Hai ông bà dắt tay nhau qua núi, từ Lào về Việt Nam chung sống từ năm 2005, nhưng chưa được làm thủ tục nhập quốc tịch. Hai ông bà ngồi bên nhau tình tứ lắm, ông hướng dẫn cho bà làm các thủ tục rồi đưa bà về nhà trong tiếng cười râm ran…

Những đứa trẻ mang hai dòng máu Việt Lào được ra đời, những cặp vợ chồng đến với nhau vượt qua mọi giới hạn. Giờ đây, họ còn tự hào hơn khi thời gian không xa nữa, họ sẽ trở thành công dân Việt Nam. 

Đọc thêm

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.