Niềm vui của người Lào là công dân Việt Nam trong tương lai

Người dân làm các thủ tục
Người dân làm các thủ tục
(PLVN) - Sau hai ngày Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp Nghệ An, BĐBP Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An và chính quyền huyện Kỳ Sơn và các xã vùng biên đã hướng dẫn làm thủ tục cho 70 người Lào kết hôn không giá thú nhập quốc tịch và đăng ký kết hôn cho 6 cặp vợ chồng.

Gian nan hành trình vận động, tuyên truyền 

Việt Nam có 10 tỉnh có chung đường biên giới với Lào, trong đó tỉnh Nghệ An tỉnh có chung đường biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh nước bạn Lào gồm: Hủa Phăn, Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng. Theo thông báo tại Công văn số 1178/BNG-UBBG ngày 4/4/2019 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, có 202 người Lào kết hôn không giá thú trong vùng biên giới tỉnh Nghệ An (Việt Nam) giáp với các tỉnh (Hủa Phăn, Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng) của Lào được phép ở lại nơi cư trú. Trong đó huyện Kỳ Sơn có 107 trường hợp, còn lại hiện đang sinh sống tại các huyện Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. 


Theo danh sách của Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam đợt này có 83 trường hợp thuộc diện được đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch còn 24 trường hợp (kết hôn sau ngày ký thỏa thuận (ngày 8/7/2013) giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới 2 nước ) nếu có nguyện vọng vẫn được nhập quốc tịch nhưng phải thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Quốc tịch thông thường.

Niềm vui của người Lào là công dân Việt Nam trong tương lai ảnh 1

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch chứng thực - Nguyễn Công Khanh hướng dẫn, chỉ đạo việc làm thủ tục nhập tịch cho các đối tượng người Lào kết hôn không giá thú sinh sống trên địa bàn Nghệ An.

Thực hiện Thỏa thuận giữa hai Chính phủ hai nước, BĐBP Nghệ An đã hết sức nỗ lực trong công tác thu thập tài liệu, điều tra thông tin các cá nhân người Lào sinh sống trên địa bàn để có được con số cụ thể và chính xác nhất. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh Nghệ An, phòng tư pháp huyện Kỳ Sơn và chính quyền địa phương các xã để thực hiện việc lập danh sách những trường hợp người Lào sinh sống trên địa bàn.

Rất đông người dân đến để làm thủ tục
Rất đông người dân đến để làm thủ tục

Thiếu tá Trần Quốc Chung -Ban đối ngoại BĐBP tỉnh Nghệ An một trong những người đã có “thâm niên” trong quá trình thực hiện thỏa thuận giữa hai nước chia sẻ, trong quá trình điều tra đoàn cũng gặp nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười”.

“Khi đoàn đến điều tra thì nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa cũng như chủ trương nên hiểu nhầm là đến điều tra để đẩy đuổi nên thường trốn tránh, sau khi được giải thích thì có người hiểu đã hợp tác với đoàn. Cũng có những trường hợp không hiểu thì né tránh khi đoàn đến thì bảo là đi làm rẫy không có ai ở nhà, có người thì khai báo thông tin không đúng với lý lịch.

Những công dân Việt Nam tương lai đến làm thủ tục
Những công dân Việt Nam tương lai đến làm thủ tục

Bằng nhiều biện pháp khác nhau như nhờ sự hỗ trợ của già làng trưởng bản, người có uy tín đến giải thích cho bà con hiểu, từ đó họ mới hợp tác và khai báo để đoàn có số liệu đầy đủ chính xác nhất để thực hiện quyền công dân của mình”, thiếu tá Chung chia sẻ. Sau khi có số liệu điều tra ban đầu, đoàn công tác song phương giữa hai nước tiếp tục rà soát lại một lần nữa để có số liệu thống nhất. 

70/83 trường hợp làm thủ tục nhập quốc tịch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sinh sống trong vùng biên giới xa xôi, đường xá giao thông còn nhiều khó khăn nên trong hai ngày (13 -14/6) đoàn công tác do ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) và ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An dẫn đầu đã trực tiếp vào tận các cụm xã, làm thủ tục nhập quốc tịch, đăng ký kết hôn cho người Lào đang cư trú tại 10 xã, thị thuộc huyện Kỳ Sơn gồm Keng Đu, Đoọc Mạy, Mỹ Lý, Bắc Lý, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Mường Lống, Tây Sơn, Tà Cạ và thị trấn Mường Xén. 

Phó giám đốc Sở tư pháp Nguyễn Công Hoan hướng dẫn người dân làm thủ tục
Phó giám đốc Sở tư pháp Nguyễn Công Hoan hướng dẫn người dân làm thủ tục

Với danh sách đã được Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt trong đợt này, người dân đã đến đầy đủ để thực hiện quyền công dân của mình. Dưới sự hướng dẫn của các thành viên trong đoàn các thủ tục diễn ra đơn giản, nhanh gọn, người dân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu, khai thông tin cá nhân để cán bộ tư pháp ghi theo mẫu và chụp ảnh để hoàn thiện hồ sơ.

Đặc thù nhiều người không biết tiếng Kinh, các cán bộ địa phương đã thay nhau làm thông dịch viên để giúp người dân khai báo, mọi khó khăn, vướng mắc được giải thích, và trưởng đoàn chỉ đạo tháo gỡ tại chỗ. Kết thúc hai ngày làm việc, đoàn công tác đã hoàn tất hồ sơ nhập quốc tịch cho 70/83 trường hợp, 6 trường hợp đăng ký kết hôn, số ít còn lại do một số đi làm ăn xa không về kịp, một số đã trở về nước cũ (Lào) không có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nên vắng mặt. 

Người dân điểm chỉ để hoàn thành thủ tục
Người dân điểm chỉ để hoàn thành thủ tục 

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch chứng thực – ông Nguyễn Công Khanh đánh giá cao sự vào cuộc của chính quyền lãnh đạo các địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An. Cục trưởng chia sẻ “Việc đoàn công tác của Cục Hộ tịch, quốc tịch chứng thực (Bộ Tư pháp) trực tiếp cùng với Sở tư pháp Nghệ An và BĐBP, Công an tỉnh Nghệ An để làm thủ tục cho bà con có một ý nghĩa rất là lớn. Thể hiện sự quyết tâm vào cuộc và trách nhiệm rất là lớn của các cơ quan chức năng Việt Nam đối với việc nhập quốc tịch và đăng ký kết hôn đối người Lào di cư theo đúng như thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước đã ký kết. Tỉnh Nghệ An gần như là tỉnh cuối cùng xúc tiến hướng dẫn cho bà con làm hồ sơ thì sẽ thúc đẩy quá tỉnh giải quyết thỏa thuận giữa hai nước nhanh hơn.

Hướng dẫn thủ tục nhập quốc tịch cho những phụ nữ Lào lấy chồng người Việt
Hướng dẫn thủ tục nhập quốc tịch cho những phụ nữ Lào lấy chồng người Việt 

Tính đến thời điểm hiện nay thì về cơ bản đã hoàn tất trên 70% công việc, trong đó phần lớn người cư trú tại tỉnh Quảng Trị đã giải quyết được một phần rồi, số còn lại quyết tâm từ nay đến tháng 9 tháng 10 sẽ hoàn tất.  Để có được kết quả như thế này thì chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của các cấp chính quyền 10 tỉnh biên giới giáp Lào, cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo Sở tư pháp 10 tỉnh.

Một phần nữa là sự sẵn sàng, thiện chí cũng như sự háo hức, phấn khởi của bà con đã và đang chờ làm thủ tục nhập quốc tịch…”. Được biết, đến tháng 11/2019 là thời hạn cuối cùng của việc thực hiện thỏa thuân, hiện 9 địa phương khác đã cơ bản hoàn tất việc làm hồ sơ thủ tục cho bà con trong việc nhập quốc tịch. 

Nụ cười người đàn ông Lào lấy vợ Việt Nam được làm thủ tục nhập quốc tịch
Nụ cười người đàn ông Lào lấy vợ Việt Nam được làm thủ tục nhập quốc tịch 

Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cho biết,  sau khi hoàn tất thực hiện thủ tục nhập quốc tịch cho người Lào được phép ở lại cư trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn sẽ gửi ra Bộ để Bộ trình Chủ tịch nước xem xét ký quyết định nhập quốc tịch cho công dân.

Tới đây, Sở Tư pháp Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập quốc tịch cho các đối tượng trong danh sách được phê duyệt tại các huyện còn lại, gồm Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, hoàn thành trong tháng 7 năm 2019. “Việc đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch đợt này cho các trường hợp này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân, nếu như các cấp không cùng vào cuộc thì việc để người dân lên làm thủ tục nhập quốc tịch thì sẽ không triển khai được”, ông Hoan nói.

 Bà Lô Thị Chắn (SN 1965, quê tại bản Loòng Cắng, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Lào) làm vợ ông Lô Văn Thọ (SN 1955, trú tại bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) từ năm 2005, nhưng đến nay mới được làm thủ tục nhập Quốc tịch. Bà Chắn mừng rỡ nói, “Làm dâu Việt Nam mười mấy năm mới được nhập Quốc tịch, tui mừng lắm, cám ơn Nhà nước nhiều lắm”.
Hai vợ chồng cưới năm 10 năm mới được làm thủ tục đăng ký kết hôn
Hai vợ chồng cưới năm 10 năm mới được làm thủ tục đăng ký kết hôn
Hai ông bà đã lấy nhau được 15 năm mới được làm thủ tục nhập tịch
Hai ông bà đã lấy nhau được 15 năm mới được làm thủ tục nhập tịch

Hay như trường hợp chị Lương Thị Thoong (SN 1995, quê tại bản Cò Sạn, xã Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng) lấy anh Lương Văn Môn (trú tại bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn) từ năm 2009 nhưng chưa được đăng ký kết hôn. Anh Môn cười nói “Ở với nhau 10 năm rồi giờ mới được kết hôn, giờ mới có vợ thật sự đây”.

Tâm trạng của bà Chắn hay anh Môn cũng như những người Lào khác, tự hào và háo hức chờ ngày được cầm quyết định công nhận là công dân Việt Nam trong thời gian không xa…

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.