Chuyện tình cảm động của 'ông câm bà còng' phố núi

Hai vợ chồng già bị khuyết tật trong căn nhà nhỏ bé nơi phố núi
Hai vợ chồng già bị khuyết tật trong căn nhà nhỏ bé nơi phố núi
(PLO) - Ở khu thị trấn Đông Khê nhỏ hẹp thuộc huyện Thạch An (Cao Bằng) ai cũng biết đến đôi vợ chồng già ông Âu Văn Sáng (81 tuổi) và bà Lý Thị Siểu (67 tuổi) và được người dân gọi là “ông câm bà còng” vì ông Sáng bị câm bẩm sinh và bướu cổ còn Siểu bị còng lưng do tai nạn từ thuở bé. Hoàn cảnh, duyên số đã gắn kết hai phận người này lại với nhau, yêu thương và nương tựa nhau mưu sinh đến tuổi già. 

Bao nhiêu năm qua, đôi vợ chồng tật nguyền ấy đã cùng dìu nhau bước qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Niềm tin mãnh liệt, không chịu khuất phục trước định mệnh nghiệt ngã của họ không phải người bình thường ai cũng có thể làm được. Chính tình yêu thương đã thắp lên nơi họ hi vọng để vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã.

Cơ duyên của hai phận tật nguyền

Căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp của vợ chồng ông Sáng - bà Siểu sinh sống cùng người con trai và con dâu nằm ngay ven đường sát ngay Khu di tích lịch sử Đông Khê thuộc ở Tổ dân phố 1, thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An (Cao Bằng). Chúng tôi đến nơi trong lúc ông Sáng đang lom khom phơi ngô trước cửa nhà.

Gặp chúng tôi, ông Sáng lập tức mời vào nhà bằng ký hiệu bằng đôi tay cùng nụ cười thân thiện. Nghe tiếng khách lạ đến nhà, bà Siểu từ trong bếp cũng đi ra tiếp chuyện. Lân la bắt chuyện, chúng tôi được bà Siểu và chị Trang (con dâu bà Siểu) kể về cuộc đời của hai vợ chồng già khuyết tật.

Vợ chồng ông bà Sáng - Siểu đều sinh ra trong gia đình nghèo và đông con ở nơi làng quê miền núi huyện Thạch An (Cao Bằng) nên cuộc sống lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc. Năm vừa 8 tuổi, bà Siêu bị tai nạn lao động bị chấn thương nặng vùng lưng khi đi đốn củi thuê về nhà, nhưng vì gia đình không có tiền chữa trị nên phải để ở nhà tự chữa trị bằng những bài thuốc dân gian.

Tuy nhiên, do chấn thương quá nặng nên bà Siểu đã bị lưng gù từ bé, bà phải tập quen dần với cuộc sống cách đi lom khom, chậm chạp và nằm nghiêng để ngủ. “Số phận tôi không may nên mới thành ra như vậy. Tôi cũng không hề than trách bố mẹ mình. Họ nghèo khổ, đến miếng ăn còn phải chạy vạy từng ngày thì lấy gì mà thuốc thang cho tôi. Thay vì buồn tủi, tôi vui vẻ chấp nhận để tiếp tục cuộc sống của mình”, bà Siểu nói.

Bà Siểu sinh ra và lớn lên ở xã Vân Trình, huyện Thạch An và từ nhỏ đã đi làm thuê hoặc lên rừng đào củ mài để mưu sinh. Ở tuổi đôi mươi, trong một lần đi chợ phiên bà Siểu và ông Sáng đã gặp nhau rồi mến thương nhau từ lúc đó một phần cũng do cùng cảnh ngộ khuyết tật. Không lâu sau, họ tiến hành làm đám cưới, lập gia đình cùng chung sống. Khi đó là thời kỳ chiến tranh biên giới, bộ đội đóng cả tiểu đoàn tại khu vực bản Bó Dường.

Cả bản che chở cho bộ đội, sống cùng bộ đội suốt mấy tháng liền. Căn nhà đắp đất trộn cỏ khô của hai vợ chồng nhỏ hẹp, mái rơm lại dột nát mỗi khi trời mưa nhưng vẫn cho bộ đội ở nhờ. Đến năm 1982, vợ chồng bà Siểu chuyển về sống ở xã Thượng Pha (nay là thị trấn Đông Khê), cạnh đồi Đông Khê.

Ngồi cạnh ông Sáng để tiếp chuyện thay chồng, bà Siểu kể: “Lúc mới quen, gặp nhau ở chợ ông ấy không nói gì cứ vung tay ký hiệu mà tôi chẳng hiểu gì cả, vừa buồn cười vừa ngại khi mọi người trong chợ nhìn. Khi tôi đi đâu ông cũng đi theo, ban đầu tôi còn tưởng ông ấy bị điên khùng nên càng lo sợ, trốn tránh. Những chợ phiên sau tôi lại gặp ông, và lần nào ông ấy cũng đến gần tiếp xúc tôi. Lúc đó, tôi mới cảm nhận được ông ấy đã có tình ý với tôi.

Thấy ông bị như thế trong lòng cũng thương lắm, đồng cảm sau rồi cảm mến. Không lâu sau, chúng tôi càng ngày càng thân thiết hơn, tuy không nói chuyện với nhau được nhưng mỗi khi ở cùng nhau thấy cảm giác gần gũi, ngày nào không gặp là cảm thấy như thiếu thiếu cái gì đó. Sau rồi đi đâu làm cứ đi theo nhau như vợ chồng. Đi làm giao tiếp với mọi người thì tôi nói thay ông ấy, còn những lúc tôi không làm được việc nặng hay mệt quá ông ấy lại làm thay, cõng tôi đi đường. Bây giờ già rồi nhưng những kỷ niệm đó chúng tôi vẫn không thể nào quên được”.

Sau một thoáng ngượng ngùng, bà Siểu kể tiếp: “Ông ấy là con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em, mỗi ông ấy bị khuyết tật không nói được từ khi sinh ra. Nhà nghèo lại đông con, nên ai nấy đều coi ông ấy là gánh nặng, đến giờ anh em còn không thèm nhận mặt. Vì vậy, lập gia đình là khác bươn chải kiếm sống, đi xã này xã kia để cày, lấy củi thuê, làm đồng để đổi lấy thức ăn, tiền công. Người thì gù, người lại câm nên làm gì cũng khó.

Chúng tôi sinh được 3 người con nhưng một đứa từ nhỏ bị mắc bệnh không có tiền chữa trị đã mất sớm, lao đao mãi mới nuôi hai đứa còn lại lớn lên. Giờ một đứa đi lấy chồng xa, còn thằng Hải ở nhà lấy vợ sinh con rồi. Nó đi làm phụ hồ nuôi gia đình, bị tai nạn lao động, mắt đã bị hỏng một bên. Còn cái Trang vợ nó trước đi làm thuê bán hàng ở trong thị trấn Đông Khê, nhưng giờ không đi được nữa phải ở nhà chăm con nhỏ”.

Gieo niềm hi vọng vào những mầm cây

Chị Nông Thị Trang, con dâu của bà Siểu cho biết: “Hiện gia đình tôi chỉ dựa vào nguồn thu nhập từ công việc làm phụ hồ của anh Hải và phần tiền chế độ chính sách hộ nghèo, khuyết tật của ông bà, hai người mỗi người được 540 nghìn đồng. Trang trải, chi tiêu sinh hoạt và lo cho con nhỏ nữa nên tháng đủ tháng không vì công việc anh ấy ngày được ngày không, không ổn định. Nhà lại không có đất đai, muốn trồng trọt cây gì phải thuê đất hoặc trồng nhờ trên đất của người ta. May nhờ ông bà còn giúp được việc nhà, trông cháu được không thì còn vất vả hơn nữa”.

Ở thị trấn Đông Khê nhỏ bé này, hiếm có gia đình nào nghèo như gia đình ông bà Siểu. May mắn cho ông bà vì tuổi già còn có cậu con trai Âu Văn Hải (sinh năm 1987) và cô con dâu làm chỗ dựa. Gần 7 năm nay, vợ chồng ông bà Siểu đã phát cỏ dại, trồng cây và nhặt rác trong khu di tích lịch sử Đông Khê nằm ngay sau nhà. Họ làm mà không nhận một đồng tiền lương công vì vừa phát cỏ, làm sạch khu di tích gia đình bà Siểu còn xin trồng nhờ một khóm đất dùng để trồng rau xanh. Còn ngoài ra anh Hải khi không có việc lại tranh thủ cày bừa, cấy hái trên mảnh đất rộng 600m2 thuê lại của hàng xóm. 

Từ sau chiến tranh, khu di tích lịch sử Đông Khê đã có thời gian dài khu bị lãng quên, không ai ngó ngàng để cỏ cao quá đầu người, trông như một khu đồi hoàng tàn. Cho đến năm 2000, Nhà nước mới cho xây dựng thành khu di tích kiên cố, tường đá mới được xây quanh đồi, nhà lưu niệm xây khang trang. Các đoàn thể đã trồng rừng, phủ xanh khu đồi lịch sử. Tuy nhiên, khu di tích Đông Khê không có bảo vệ thường trực trông coi, trong đó mỗi năm, huyện Thạch An hợp đồng với các tổ chức đoàn hội phát cỏ 4 lần nhưng chỉ sau vài trận mưa rào cỏ lại mọc tua tủa. Thấy vậy, bà Siểu đã tình nguyện phát cỏ, làm sạch khu đồi rồi trồng cây rau xanh vào khiến khu di tích xanh, sạch, đẹp hơn. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.