Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch

Vẫn còn cảnh rồng rắn xếp hàng chờ làm thủ tục hành chính
Vẫn còn cảnh rồng rắn xếp hàng chờ làm thủ tục hành chính
(PLO) - Đổi mới trình tự, thủ tục, phương thức đăng ký hộ tịch với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đem lại những tiện ích tối ưu cho người dân. Ngoài hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp, yếu tố con người cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 
Dự án Luật Hộ tịch đã quy định nhiều vấn đề mới về công chức tư pháp - hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng hơn.
Gần 9 ngàn công chức chuyên trách hộ tịch ở cấp xã
Theo báo cáo tổng kết công tác hộ tịch của Bộ Tư pháp, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác hộ tịch hiện nay ở cấp Sở (Phòng Hành chính tư pháp) có trung bình từ 03 đến 04 công chức (2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có số công chức nhiều hơn). 
Tại UBND cấp huyện hiện không có công chức chuyên trách về hộ tịch mà công tác hộ tịch do công chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện kiêm nhiệm. Biên chế bình quân hiện nay của các Phòng Tư pháp (ngoại trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có từ 3-4 công chức.  
Tại UBND cấp xã, hiện tại trong cả nước có 16.820 cán bộ làm công tác hộ tịch trên tổng số 11.118 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 15.249 công chức tư pháp - hộ tịch và 1.571 cán bộ hợp đồng). 
Mặc dù theo Bộ Tư pháp, hiện tại chưa có văn bản nào quy định chức danh Hộ tịch chuyên trách mà chỉ có chức danh công chức tư pháp - hộ tịch, nhưng trên thực tế, do sự quá tải về công tác tư pháp và công tác hộ tịch nên nhiều địa phương đã vận dụng bố trí 2 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó một công chức chuyên làm công tác tư pháp, một công chức chuyên làm công tác hộ tịch (có 8.683 công chức chuyên trách làm công tác hộ tịch, chiếm 57% trên tổng số công chức tư pháp - hộ tịch); 6.566 công chức kiêm nhiệm công tác tư pháp và hộ tịch (chiếm 43% trong tổng số công chức tư pháp - hộ tịch) và 1.571 cán bộ hợp đồng.  
Trong số công chức tư pháp - hộ tịch nói trên có 27%  có trình độ Đại học Luật, 50% có trình độ Trung cấp Luật, còn lại là chuyên môn khác . Số công chức tư pháp - hộ tịch có thời gian làm công tác tư pháp - hộ tịch trên 5 năm là 54%, số còn lại đảm nhiệm công việc này dưới 5 năm .
Tại các cơ quan đại diện, mỗi cơ quan đại diện có ít nhất 01 cán bộ làm công tác lãnh sự trong đó có công tác hộ tịch, cá biệt có những nơi công tác lãnh sự nhiều và đa dạng, đông bà con Việt Nam làm ăn, sinh sống còn bố trí tới 2 hoặc nhiều cán bộ làm công tác lãnh sự.
Phải có trình độ trung cấp luật trở lên
Như vậy, với thống kê nói trên, tính bình quân hiện nay mỗi xã, phường, thị trấn trong cả nước có 1,5 cán bộ làm công tác hộ tịch. Như vậy, ngoài những xã, phường, thị trấn có 02 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó có 01 công chức chuyên trách về hộ tịch, thì với những nơi chưa bố trí được công chức chuyên trách về hộ tịch, họ sẽ phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau.  
Vấn đề này, Báo cáo tổng kết công tác hộ tịch của Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ: Hiện nay, ở các xã, phường, thị trấn, công chức tư pháp - hộ tịch ngoài việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn còn phải đảm nhiệm 12 đầu việc, trong đó có việc đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong khi đó trên thực tế, tính chất chuyên môn của công tác hộ tịch và các công tác tư pháp khác (công tác văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải…) rất khác nhau, không phù hợp với việc ghép chung một cách cơ học hai loại nhiệm vụ này trong cùng một chức danh tư pháp - hộ tịch. 
Cũng chính vì phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên công chức tư pháp - hộ tịch không có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cập nhật kịp thời những văn bản mới. Cũng từ nguyên nhân này mà đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch không được chuyên nghiệp. 
Mặt khác, công chức tư pháp - hộ tịch là vị trí dễ bị thay đổi theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân nên chuyên môn bị hạn chế do không được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch. 
Cũng như công chức tư pháp - hộ tịch, các cán bộ lãnh sự làm công tác hộ tịch tại các cơ quan đại diện cũng không ổn định (do được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ) nên phần nào hạn chế đến công tác chuyên môn, trong khi nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch đòi hỏi phải chuyên sâu, điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch hiện nay, Dự thảo Luật luật hóa các quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chuẩn của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp và tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này, đồng thời quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và những điều công chức tư pháp - hộ tịch không được làm.
Cụ thể, công chức tư pháp - hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có các tiêu chuẩn: Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Giải quyết khó khăn về cán bộ cho địa phương
So với nhiều năm trước, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch đã được củng cố, kiện toàn về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đối với nhiều địa bàn, tình trạng thiếu cán bộ hộ tịch còn rất phổ biến. Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử cho biết, ở cấp huyện của Lai Châu  hiện nay 8 phòng tư pháp có 31 cán bộ. 108 xã, phường, thị trấn đã có 158 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó có 44 xã, phường, thị trấn đã bố trí được 2 công chức tư pháp - hộ tịch. 
Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh thì: “Do khối lượng công việc lớn và không ngừng được bổ sung nhiều lĩnh vực mới, trong khi đó thể chế, cơ chế chính sách, pháp luật để bảo đảm thực thi ban hành không kịp thời, khó khả thi; biên chế, kinh phí không được bổ sung tương xứng; đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tư pháp, thi hành án dân sự từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu về số lượng, đặc biệt là công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã còn hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Tại Điện Biên, mặc dù có 67/130 xã đã bố trí được 2 công chức tư pháp - hộ tịch, song theo Giám đốc Sở Tư pháp Lê Đình Thu thì: “Tư pháp được giao thêm nhiệm vụ nhưng không được giao thêm biên chế nên cũng gặp khó khăn”. Ông Thu đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện, ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 01 Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã vì hiện công tác tư pháp đã được bổ sung nhiều nhiệm vụ; đặc biệt bổ sung biên chế cho tư pháp, trong đó có Điện Biên, nhất là tư pháp các huyện, xã mới chia tách, thành lập. Đây cũng là kiến nghị của UBND tỉnh Điện Biên và của nhiều địa phương khác.
Bên cạnh việc bổ sung biên chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hộ tịch cơ sở cũng được đặt ra trong giai đoạn mới, khi mà Luật Hộ tịch được ban hành đòi hỏi sự chuẩn hóa về trình độ cán bộ ngay từ đầu vào cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ để phục vụ người dân tốt hơn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Hải Ninh gửi tặng 100 suất quà Tết cho công nhân, lao động nghèo huyện Khánh Vĩnh

Đoàn viên, người lao động huyện Khánh Vĩnh nhận quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi tặng.
(PLVN) - Ngày 19/1, thừa ủy quyền của ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức trao 100 suất quà Tết, mỗi suất trị giá 1,3 triệu đồng (bao gồm 1 triệu đồng tiền mặt và túi quà Tết giá trị 300.000 đồng) cho công nhân, lao động nghèo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Công bố các Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự sau sắp xếp

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Sáng 20/1, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nghị quyết của Hội đồng Trường và Quyết định của Hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của Trường. Đây là đơn vị đầu tiên trong Bộ Tư pháp đã hoàn thành công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Bộ Tư pháp.

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ yêu cầu “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”. Tuy nhiên, thế nào là doanh nghiệp dân tộc hiện cũng còn nhiều cách hiểu khác nhau. TS Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, đã có bài viết nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng trở thành tân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng (trái) trao quyết định của Bộ Chính trị điều động, chỉ định Thứ trưởng Tư pháp Trần Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, nhiệm kỳ 2020-2025.
(PLVN) -  Chiều 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, điều động, chỉ định Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, điều động, chỉ định ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn
(PLVN) - Thực hiện chủ trương chung của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Bộ Tư pháp về việc chăm lo tết cho đoàn viên, nhằm động viên đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp mới tổ chức Chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” Gặp mặt đoàn viên công đoàn và công chức, viên chức khó khăn.

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024
(PLVN) - Cục Trợ giúp pháp lý vừa công bố danh sách 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng (đã kết thúc) năm 2024 (thực hiện theo Công văn số 236/BTP-TGPL ngày 12/01/2024 của Bộ Tư pháp về việc ban hành chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2024).

Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025

Cảnh Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025 của Đảng ủy Tổng cục THADS.
(PLVN) - Ngày 17/1, Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp, Bí thư Đảng ủy Tổng cục, Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái và Phó bí thư Đảng ủy Tổng cục, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa đồng chủ trì Hội nghị.

Đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước sau sắp xếp

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 17/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì có Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy, Tổ phó Tổ biên tập.

Đầu tư cho pháp luật phải là nguồn lực đầu tư công trung hạn, hàng năm

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ tham gia một hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Để thực sự tạo đột phá trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, PGS. TS Đinh Dũng Sỹ, Chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ kiến nghị, cần đầu tư nguồn lực tài chính thỏa đáng cho xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật, coi đây là một nguồn lực đầu tư công trung hạn và hằng năm của Nhà nước.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà Tết tại tỉnh Lào Cai nhân dịp tết nguyên đán 2025

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025 của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, vừa qua, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, Tỉnh đoàn Lào Cai và các đơn vị có liên quan tổ chức chương trình thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.