Chuyện lạ về “Dị nhân” 20 năm không 1 lần bước chân xuống giường

Ông Báu 23 năm không bước chân khỏi giường
Ông Báu 23 năm không bước chân khỏi giường
(PLO) - Cũng vì ông Báu không bước ra khỏi giường trong suốt thời gian dài nên một số người trong làng, đặc biệt là lớp thanh, thiếu niên cứ nhầm tưởng ông đã chết. Vậy nên mới có nhiều câu chuyện hài khi có hai nhóm thanh niên cá cược nhau xem ông Báu còn sống hay đã qua đời. Sau một hồi lớn tiếng cãi nhau, không bên nào chịu thua, cả nhóm chỉ còn cách kéo nhau đến nhà ông Báu để xác minh sự thật. Cho đến khi được tận mắt nhìn, nói chuyện với cụ ông đặc biệt này, cuộc cá cược mới phân được thắng bại. 

Từ một người hoàn toàn khỏe mạnh, đi lại bình thường, ông Báu bỗng “trở chứng” ngồi một chỗ. Người thân lo sợ định đưa đi khám nhưng ông nhất quyết không chịu. Suốt nhiều năm qua, “dị nhân” ấy chỉ quanh quẩn trên chiếc giường nan cũ kỹ. Đến nay, nguyên nhân khiến ông Báu không bước xuống giường vẫn là một bí ẩn.

“Dị nhân” hơn 23 năm sống trên giường

Cụ ông đặc biệt đó là ông Lê Báu (77 tuổi, ngụ xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Theo lời kể của người thân, thời trai trẻ, ông Báu là người có hoa tay với rất nhiều tài lẻ như vẽ tranh, đục đẽo gỗ, khắc dấu chữ. Vì thế, tên tuổi chàng trai được nhiều người trong và ngoài làng biết đến.

Nhưng đến năm 1970, không hiểu vì nguyên nhân gì mà ông đột nhiên thay đổi tính cách. Từ một người niềm nở, vui vẻ trở nên lầm lì, sợ hãi, nhất là với người lạ. Tính cách kỳ quặc đó càng khó lý giải hơn khi ông hạn chế gặp, nói chuyện với mọi người, thậm chí cả người thân quen. 

Lần đó, gia đình có ý định đưa đi khám, nhưng ông kiên quyết không chịu. Phần tôn trọng ý kiến ông, phần vì kinh tế khó khăn, gia đình chỉ đi lấy thuốc của các “lang vườn” trong làng cho ông uống. Sau thời gian điều trị không có kết quả, họ đâm ra chán nản.

Từ ngày về làm dâu, không những chăm sóc cẩn thận cho bố chồng, chị Mận còn tận tâm lo cơm nước, giặt giũ cho người mẹ liệt giường nhiều năm trời. Đến khi bà mất đi, người phụ nữ tần tảo ấy đã chu toàn mọi công việc lớn nhỏ trong nhà.

Vừa nuôi con, trông cháu, chị Mận tận tình lo cơm nước cho bố chồng ngồi một chỗ. Mong ước lớn nhất của chị là bố khỏe mạnh để vui vầy bên con, cháu, chắt.

Được biết, từ khi “trở chứng”, ông Báu hiếm khi đi thăm anh em họ hàng, bà con lối xóm như trước đây mà chỉ luẩn quẩn trong nhà.

Thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Mỳ (vợ ông) đã lo sợ khi thấy chồng ngày càng khác thường. Bà liền huy động các con đưa bố đi khám sức khỏe, nhưng ông Báu nhất quyết không chịu.

Cuối cùng, họ đành “sống chung với lũ”. Cũng từ đó, công việc đồng áng bị của gia đình bà Mỳ bị ngưng trệ, cuộc sống khó khăn do người đàn ông trụ cột là ông Báu lại không chịu ra khỏi nhà.

Thời gian trôi đi, bà con lối xóm dần quen với hình ảnh người đàn ông suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không bước ra đường. Những khi có công chuyện gì, người khác phải đến nhà tìm kiếm ông Báu, chứ “dị nhân” này không đi gặp mọi người. Lúc đầu, nhiều người cảm thấy khó chịu, về sau vì biết tính cách ông như vậy, đành chấp nhận.

Nhưng đó chưa phải tất cả sự kỳ cục của ông Báu. Đầu năm 1993, từ việc có thể đi lại trong nhà được, ông bỗng không bước xuống giường dù đôi chân còn khỏe mạnh. 

Nhớ lại điều này, cô con dâu thứ hai, cũng là người hiện nay đang chung sống cùng ông Báu, chị Hoàng Thị Mận (45 tuổi) kể chuyện: “Tôi về làm dâu gia đình từ năm 1992. Thời điểm đó, bố chồng tôi dù bước chân ra đường nhưng vẫn quanh quẩn trong nhà. Vậy mà chỉ sau một đêm lạnh, bố tôi không bước xuống giường nữa”. 

“Lúc đó, thấy lạ, vợ chồng tôi liền đến dìu bố xuống khỏi giường, nhưng ông vùng vằng, nhất quyết không chịu. Không muốn làm bố phật lòng, chúng tôi đành để ông làm theo ý mình. Từ đó đến nay, ông chỉ ngồi trên chiếc giường đó”, vừa nói chị Mận vừa chỉ chiếc giường nhỏ đặt nơi góc nhà. 

Người con dâu cũng cho hay, kể từ đó, mọi sinh hoạt cá nhân như ăn uống, vệ sinh đều được ông Báu thực hiện trên chiếc giường nhỏ. Hàng ngày, ngoài công việc đồng áng, chị Mận lại ân cần lo lắng cho bố chồng. Với sự chu đáo của con dâu nên dù ăn ở một chỗ, nhưng căn phòng của ông Báu không hề có mùi khó chịu. 

Hay tin ông Báu không đi lại được, rất nhiều người dân đã tìm đến thăm hỏi, động viên. Đến nơi, họ thấy ông khỏe mạnh, cười nói bình thường, tuy chỉ có việc bước chân xuống giường là nhất quyết không làm. Thấy lạ, một số cụ cao tuổi có đến nắn bóp chân, kiểm tra thì thấy không có dấu hiệu gì bất thường. Họ không hiểu vì lý do gì mà ông Báu lại trở nên khác lạ như vậy.

Do không đi lại, cử động nên thời gian ngắn sau, sức khỏe ông có phần giảm sút, hai chân có dấu hiệu bị teo lại. Lo lắng, vợ chồng chị Mận dành tiền mua cho bố chiếc xe lăn, với mục đích đưa ông ra ngoài hít khí trời cho khuây khỏa. Nhưng vừa được bế lên xe lăn, ông Báu đã vùng vằng, nạt nộ các con. Cuối cùng, chiếc xe lăn đành dẹp ở góc nhà.

Chị Mận cũng không hiểu vì sao bố chồng mình lại kỳ lạ như vậy.
Chị Mận cũng không hiểu vì sao bố chồng mình lại kỳ lạ như vậy.

Ngồi một chỗ vì suýt vướng lao lý?

Hơn 23 năm nằm, ngồi trên chiếc giường nhỏ, ông Báu khiến người thân nhiều lần dở khóc, dở cười. Chị Mận cười tủm tỉm khi nhớ lại sự việc xảy ra vào năm 2010. Thời điểm đó, thấy căn nhà cũ của bố mẹ đã dột nát (vợ chồng chị Mận ở nhà trên, bố mẹ chồng ở nhà dưới - PV), hai vợ chồng quyết định thuê thợ về sửa chữa. 

Dù vợ chồng con trai đã có nhã ý đưa bố đi nơi khác để mọi người làm việc, nhưng ông nhất quyết không cho di chuyển. Khuyên bảo mãi không được, nhóm thợ bèn dỡ bỏ mái nhà khi ông vẫn ngồi trên giường. 

“Lúc người ta dỡ bỏ ngói cũ đến chỗ bố ngồi, ông vẫn không bước xuống giường. Đến khi không chịu đựng được bụi bặm, vữa vôi rơi xuống, bố mới lên tiếng nhờ chúng tôi đưa đến cho cái chăn để trùm lên đầu. Nhìn bố như vậy, tôi vừa thương, vừa giận, không hiểu vì sao lại như vậy”, chị Mận tâm sự.

Cũng vì ông Báu không bước ra khỏi giường trong suốt thời gian dài nên một số người trong làng, đặc biệt là lớp thanh, thiếu niên cứ nhầm tưởng ông đã chết. Vậy nên mới có nhiều câu chuyện hài khi có hai nhóm thanh niên cá cược nhau xem ông Báu còn sống hay đã qua đời.

Sau một hồi lớn tiếng cãi nhau, không bên nào chịu thua, cả nhóm chỉ còn cách kéo nhau đến nhà ông Báu để xác minh sự thật. Cho đến khi được tận mắt nhìn, nói chuyện với cụ ông đặc biệt này, nhóm thanh niên mới phân được thắng bại. 

Câu chuyện khôi hài đã minh chứng cho cuộc sống “ẩn dật” của cụ ông kỳ lạ.

Điều đặc biệt nữa là dù không di chuyển, nhưng ông Báu lại không hề “mù thông tin”. Với chiếc đài cát sét cũ kỹ, ngày nào ông cũng bật nghe các tin tức thời sự. Chiếc đài như người bạn thân thiết với ông trong suốt nhiều năm qua.

Khi được hỏi lý do khiến bản thân không chịu bước xuống giường, ông Báu trả lời do chân bị đau, thần kinh giật nên không đi lại được. Tuy nhiên, người con dâu lại phủ nhận điều này vì thường ngày ông vẫn ngồi lên, nằm xuống trên giường bình thường mà không cần người nâng đỡ. 

Tìm hiểu thêm các cụ cao niên sống gần đó, nhiều người phỏng đoán ông Báu có những biểu hiện khác lạ vậy có thể là do một lần vướng vào lao lý. Lần đó, sau khi bị chính quyền bắt đi mấy ngày vì hành vi làm con dấu giả, ông về nhà rồi trở thành con người khác. Tuy nhiên, nguồn tin này cho đến nay vẫn chưa thực sự chính xác khi nhân vật chính phủ nhận. 

Cộng thêm việc gia đình chưa bao giờ đưa ông đi khám tại bệnh viện nên không hề biết chính xác nguyên nhân của căn bệnh lạ. Cũng có người mê tín cho rằng, ngôi nhà gia đình ông Báu đang sinh sống nằm trên khu nghĩa địa lúc xưa nên ông bị “ma ám”. Nhưng suy luận này bị nhân dân và chính quyền nơi đây phản đối.

Chị Vũ Thị Oanh, hàng xóm sống sát nhà với “dị nhân” xác nhận: “Chuyện ông Báu khỏe mạnh nhưng không rời khỏi giường là điều có thật. Suốt nhiều năm qua, mọi sinh hoạt của ông đều trên chiếc giường nan nhỏ. Cũng vì không đi lại, tiếp xúc với bà con hàng xóm, nên nhiều người ở xa, và lớp thanh niên mới lớn lên cứ lầm tưởng ông đã mất rồi. Là hàng xóm, nhưng chúng tôi chỉ biết ông ở biệt lập trong nhà thôi chứ cũng không rõ nguyên nhân vì sao”. 

Cùng chung ý kiến đó, ông Lê Khanh, trưởng xóm 8 cho biết, đã nhiều lần ông và bà con thắc mắc sang dò hỏi ông Báu nhưng cũng không biết nguyên nhân vì sao.  

Cách đây gần 2 năm, vợ ông Báu qua đời sau trận ốm. Ngày đưa tang vợ, ông Báu cũng chỉ đến thắp nén hương chứ không chịu ngồi xe lăn để con cháu đẩy ra nghĩa trang. 

Người con dâu tâm sự: “Chung sống nhiều năm trời nhưng tôi không hiểu nổi tính cách bố. Phận làm dâu tôi không dám làm bố phật lòng, cứ sống sao để bố thoải mái, vui vẻ bên con cháu là điều hạnh phúc nhất”.

Chị Hoàng Thị Mận (45 tuổi,  con dâu ông Báu) kể chuyện:  “Tôi về làm dâu gia đình từ năm 1992. Thời điểm đó, bố chồng tôi dù bước chân ra đường nhưng vẫn quanh quẩn trong nhà. Vậy mà chỉ sau một đêm lạnh, bố tôi không bước xuống giường nữa.

Lúc đó, thấy lạ, vợ chồng tôi liền đến dìu bố xuống khỏi giường, nhưng ông vùng vằng, nhất quyết không chịu. Không muốn làm bố phật lòng, chúng tôi đành để ông làm theo ý mình. Từ đó đến nay, ông chỉ ngồi trên chiếc giường đó”.

Hơn 23 năm nằm, ngồi trên chiếc giường nhỏ, ông Báu khiến người thân nhiều lần dở khóc, dở cười. Người con dâu cười tủm tỉm khi nhớ lại sự việc xảy ra vào năm 2010. Thời điểm đó, thấy căn nhà cũ của bố mẹ đã dột nát (vợ chồng chị Mận ở nhà trên, bố mẹ chồng ở nhà dưới - PV), hai vợ chồng quyết định thuê thợ về sửa chữa. 

Dù vợ chồng con trai đã có nhã ý đưa bố đi nơi khác để mọi người làm việc, nhưng ông nhất quyết không cho di chuyển. Khuyên bảo mãi không được, nhóm thợ bèn dỡ bỏ mái nhà khi ông vẫn ngồi trên giường. 

“Lúc người ta dỡ bỏ ngói cũ đến chỗ bố ngồi, ông vẫn không bước xuống giường. Đến khi không chịu đựng được bụi bặm, vữa vôi rơi xuống, bố mới lên tiếng nhờ chúng tôi đưa đến cho cái chăn để trùm lên đầu. Nhìn bố như vậy, tôi vừa thương, vừa giận, không hiểu vì sao lại như vậy”, chị tâm sự.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.