Chuyện hy hữu về 7 thuyền viên 'thả trôi mạng sống' giữa biển cả

Thuyền trưởng Phúc kể về thời gian lênh đênh trên biển
Thuyền trưởng Phúc kể về thời gian lênh đênh trên biển
(PLO) -Thông tin 7 thành viên trên chiếc tàu cá NA 90689 TS sống sót trở về sau một tuần trôi dạt ngoài biển khơi khiến nhiều ngư dân xã Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bất ngờ. Bởi đó là sự việc hy hữu, nhất là khi toàn bộ máy móc trên thuyền đã hư hỏng, lái tàu quyết định thả trôi, phó mặc số phận cho biển cả. 

Chuyến đi bão táp

Anh Trần Văn Phúc (SN 1990, thuyền trưởng) từng có chục năm đi biển vẫn có lúc không ngờ rằng mình được sống sót gặp lại vợ và hai đứa con nhỏ sau tai nạn trên. Anh cho hay, vào khoảng 6h ngày 22/12/2016, chiếc thuyền đánh cá chở 7 thuyền viên (chủ yếu là người cùng làng - PV) bắt đầu rời bến.

Trước đó, để chuẩn bị cho lần ra biển cuối năm, họ đã chuẩn bị rất kỹ càng. Không ngờ, chỉ sau hai ngày ra khơi, tàu đánh cá của nhóm ngư dân này bắt đầu gặp sự cố. Đầu tiên là hư lái, sau đó là hỏng mô tơ.

“Bảy anh em chúng tôi, hầu như ai cũng bám biển lâu rồi, kinh nghiệm đã có, nhưng việc máy móc liên tục hư hỏng ngoài biển khiến ai cũng hoang mang. Đặc biệt, sửa chữa mãi mà vẫn không được, bộ phận liên lạc, cầu cứu gặp vấn đề nên đã có thời khắc chúng tôi nghĩ đến tình huống xấu nhất”, anh Phúc nhớ lại.

Cùng tâm trạng đó, ngư dân Trần Văn Hường (SN 1961), người có gần 40 năm kinh nghiệm đi biển tâm sự: “Nhiều người nghĩ tàu hỏng là chuyện bình thường, nhưng không phải vậy. Bởi nếu hỏng máy, rồi tiếp tục hỏng lái chúng tôi không thể tự xoay xở được, chỉ còn cách cuối cùng là gọi cứu hộ. Chưa kể rủi ro trên còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp cận nhanh hay chậm của cứu hộ”. 

Ông Hường theo bố và chú đi biển từ khi chỉ là cậu thiếu niên 15 tuổi. Bốn thập kỷ bám biển, người đàn ông ấy hiểu rõ sự khó nhọc, vất vả của các ngư dân. Nhưng ông Hường cũng chưa bao giờ rơi vào tình cảnh thuyền bị chết máy giữa biển khơi như vậy. 

Sau mấy ngày sửa chữa nhưng chiếc tàu vẫn không thể chạy được, những thuyền viên quyết định thả trôi tàu, phó mặc cho biển cả. Thời tiết lúc đó rất xấu, trời mưa và gió cấp 6, cấp 7. Thông tin liên lạc cũng bị hỏng nên thuyền trưởng không thể điện báo về nhà. 

Nói rõ hơn về điều này, anh Phúc cho biết, vì lúc đó bộ đàm cũng bị hỏng nên đoàn không có cách nào thông báo địa điểm gặp nạn để nhờ cứu hộ. Một chút may mắn cuối cùng là anh Phúc nhớ được số Icom (một thiết bị thông tin của ngư dân - PV) của ông Trần Văn Thế (chủ tàu NA 90689 TS) ở quê nhà nên đánh điện về thông báo tàu bị nạn. Sau đó, chủ tàu này đã gọi điện cho lực lượng chức năng nhờ giúp đỡ. “Thời gian chỉ một tuần mà chúng tôi tưởng chừng như cả tháng trời”, anh Phúc nói.

Điều may mắn nữa là vào thời điểm tàu gặp sự cố, trên biển không có bão, lương thực dự trữ còn khá nhiều. Do vậy, các thuyền viên không phải quá bận tâm đến chuyện, cơm ăn, nước uống. “Hôm đó, nếu xui xẻo cơn bão nào ập đến, chắc người thân ở đất liền sẽ không bao giờ được gặp 7 anh em chúng tôi nữa. Tình thế lúc đó quả thật nguy hiểm. Mọi người chủ yếu là anh em họ hàng trong nhà nên chỉ biết động viên nhau chờ đợi”, ông Hường bộc bạch. 

Trở về

Sáu ngày kể từ khi tàu bị hỏng, nhưng các thuyền viên vẫn chưa nhận được ứng cứu nào. Điều đó khiến họ đều sống trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm. Đúng lúc này, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An nhận được thông báo của đài thông tin duyên hải Bến Thủy tại tọa độ 18°30´N - 106º40´E cách cửa Sót (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) khoảng 34 hải lý về phía Đông có tàu cá trên gặp nạn. Ngay lập tức, BĐBP Nghệ An đã điều động tàu BP 06-19-01 cùng 15 cán bộ chiến sỹ Hải đội 2 lên đường cứu nạn. 

Thời điểm di chuyển, thời tiết trên biển sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế, tàu bị hỏng không có thông tin liên lạc nên việc tìm kiếm vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần khẩn trương tìm ra phương tiện để cứu nạn và cứu người, sáng ngày 3/1, tàu của tàu của BĐBP đã phát hiện và tiến hành tiếp cận được tàu gặp nạn của huyện Quỳnh Lưu. 

Đêm cùng ngày, chiếc tàu cứu nạn đã lai dắt tàu cá bị hỏng và 7 thuyền viên cập cảng Cửa Hội (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Nhận thấy tình trạng sức khỏe của các thuyền viên ổn định, BĐBP đã bàn giao cho các gia đình và chính quyền địa phương. Cũng trong dịp này, Hải đội 2, BĐBP Nghệ An đã trao tặng các ngư dân mỗi người một chiếc áo phao.

Con tàu không may gặp nạn do anh Trần Văn Thế mua cách đây khoảng một năm, với giá 2,2 tỷ đồng. Nhiều lần vượt khơi, nhưng đây là lần đầu tiên chiếc tàu bị hỏng. Chủ tàu cho biết, mỗi lần ra khơi tàu đánh bắt trung bình được 2 tấn cá, nhưng cũng có những lần chẳng đánh bắt được gì như lần này. 

Mặc dù trải qua phút giây tử thần như vậy, nhưng ngư dân thì vẫn phải bám biển, nên dù chỉ mới ngủ ở nhà một đêm thuyền trưởng Phúc và các thuyền viên vẫn phải tất tả ra cảng để sửa chữa con tàu, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến ra khơi sắp tới. 

“Chuyến đi này của chúng tôi hoàn toàn bị lỗ về kinh tế, nhưng may mắn là tính mạng anh em được bảo toàn. Được trở về nhà khỏe mạnh, an toàn là điều may mắn nhất rồi. Chúng tôi phải sống lạc quan, hăng say ra khơi để vợ con có cái tết no ấm hơn”, đôi mắt anh Phúc rạng ngời khi nhắc đến gia đình. 

Về chi phí sửa chữa tàu, theo các thuyền viên giờ chưa tính được nhưng do con tàu đã mua bảo hiểm nên dự toán cũng hết gần 50 triệu đồng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.