Chuyên gia lý giải thắc mắc về phun hóa chất diệt muỗi

Phun thuốc diệt muỗi phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Phun thuốc diệt muỗi phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
(PLO) - Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội khiến nhiều gia đình lo lắng, đổ xô tìm cách phun thuốc diệt muỗi.

Cùng với tình trạng đó, Trung tâm Y tế Dự phòng các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội liên tục nhận được nhiều cuộc gọi từ người dân đề nghị xử lý ổ dịch, hay cách phòng bệnh, phun thuốc gì, phun như thế nào, phun thuốc diệt muỗi mà muỗi không chết và yêu cầu được phun thuốc diệt muỗi trong khu phố, xóm,… Trong số đó, chủ yếu là những câu hỏi: “Sao nhà tôi chưa được phun thuốc muỗi?”, “Sao nhà tôi chưa được kiểm tra loăng quăng, bọ gậy?”,…

Trả lời về vấn đề này, theo đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội để chủ động phòng chống SXH đầu tiên người dân nên chủ động tham gia diệt bọ gậy, tránh muỗi đốt với những biện pháp đơn giản mà tự chủ động được như các gia đình làm mành, rèm che chắn côn trùng, dùng vợt, bôi thuốc tránh muỗi đốt,… thông báo cho trạm y tế để lập kế hoạch xử lý phun hóa chất nếu khu đó có ổ dịch.

Hiện tại, việc phun hóa chất tập trung vào những nơi có nhiều ổ dịch, nhiều bệnh nhân, theo chỉ đạo chung là tập trung trọng điểm, phun diện rộng và cuốn chiếu. 

 “Trước đây theo quy định của Bộ Y tế thì xử lý theo từng ổ dịch một, quy mô ở cụm dân cư và tổ dân phố theo quy định của Bộ Y tế từ 100m đến 200m khoảng 200 đến 300 hộ gia đình. Hiện nay, trước tình hình dịch diễn biến thất thường nếu khu vưc đã có ổ dịch thì khoanh vùng rộng ra ở quy mô phường, phun trên diện rộng hơn, ở khoảng 2.000 đến 4.000 hộ, không chỉ là là hộ gia đình, khu dân cư mà gồm cả công trình, trường học, cơ quan xí nghiệp, bệnh viện, bãi đất trống, nghĩa trang, khu chợ,…” - TS.BS. Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết. 

Thời gian qua Hà Nội cũng đã thực hiện phun hóa chất bằng máy phun cỡ lớn trên ô tô vào ban đêm. Qua đó, trong dư luận không ít người đặt ra câu hỏi muỗi truyền bệnh chủ yếu hoạt động ban ngày, do đó ban đêm phun thuốc diệt muỗi liệu có đem lại hiệu quả hay chỉ là hoạt động mang tính hình thức?

Làm rõ về vấn đề này, TS. Cảm phân tích: Nhiều khi chúng ta tuyên truyền vẫn không hết, thường vẫn tuyên truyền muỗi đốt ban ngày là chính, hoạt động mạnh nhất vào hai thời điểm sáng sớm và chiều tối, còn trên thực tế nói buổi trưa không đốt là chưa đúng và cũng không có nghĩa ban đêm muỗi không đốt.

Việc diệt muỗi rất khó khăn bởi muỗi không chỉ ở trong nhà mà ở những bãi đất trống, sinh sản khu vực bên ngoài nhà sau đó khi trưởng thành sẽ chui vào nhà tìm người để đốt. Việc phun ô tô vào ban đêm, ô tô chạy ngoài đường nhưng hướng vòi vào trong phòng, trong khu dân cư và những bãi đất trống,… Ngoài ra, nguyên tắc phun cả trong cả ngoài bởi muỗi bay từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, do đó cần thực hiện nhiều biện pháp để diệt được nhiều muỗi nhất. 

Cùng với phun hóa chất, việc tìm, diệt ổ bọ gậy cũng gặp không ít khó khăn hơn. Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết càng ngày càng khôn ngoan hơn, chúng biết tìm nơi con người không nhìn thấy, không ngờ tới được để sinh đẻ như khay chứa nước đọng dưới tủ lạnh. Qua đó, điều quan trọng chính là ở ý thức và sự hiểu biết của người dân.

Ngoài ý thức vệ sinh của người dân, còn phụ thuộc kinh nghiệm phát hiện nơi chứa nước thành ổ bọ gậy của cán bộ y tế dự phòng.Trong khi đó, công tác phun diệt muỗi cũng cần phải lưu ý phun đúng kĩ thuật, pha đúng tỉ lệ hóa chất. Trước khi phun phải thông báo người dân mở hết cửa trong nhà. 

Chiều 21/8, đến thăm, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đơn vị tuyến cuối trong chẩn đoán, điều trị bệnh SXH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, sau nhiều nỗ lực phòng, chống dịch của TP  Hà Nội, các cơ sở y tế và cộng đồng, dịch SXH ở Hà Nội đã có dấu hiệu đi ngang, nhưng không thể vì vậy mà có “tâm lý thở phào”. Phó Thủ tướng cũng đã trực tiếp thăm hỏi và chúc những bệnh nhân SXH đang điều trị nhanh chóng hồi phục, đồng thời chia sẻ với các bệnh nhân đang chờ khám: “Dù bệnh viện đông, nhưng khi có triệu chứng, bà con nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám, tư vấn điều trị, tránh tự ý mua thuốc điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm”.

Đọc thêm

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.