Hà Nội quyết tâm chặn đứng sốt xuất huyết

Phun hóa chất diệt muỗi khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu dân cư thuộc địa bàn quận Đống Đa.
Phun hóa chất diệt muỗi khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu dân cư thuộc địa bàn quận Đống Đa.
(PLO) - Từ ngày 14/8 đến hết tháng 8/2017, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tổ chức phun hóa chất trên diện rộng tại địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, một số phường thuộc hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. 

Lộ trình phun đi từ vùng lõi trung tâm dịch ra vùng ngoài

Ngay từ sáng sớm qua (14/8), Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Trung tâm Y tế quận Đống Đa đã huy động nhân lực cùng 40 máy phun đeo vai, một máy phun mù nóng, một máy phun công suất lớn đặt trên ô tô tỏa ra các đường, ngõ, hộ dân, cơ quan, trường học…để phun thuốc diệt muỗi. Theo dự kiến ngày 14/8 tiến hành phun thuốc diệt muỗi tại 4.100 hộ dân. 

Trước đó, Hà Nội có 2 máy công suất lớn với “vòi rồng” phun thuốc đã được huy động đến các ổ dịch lớn để phun thuốc vào ban đêm. Mới đây, Hà Nội đã huy động thêm các máy phun hóa diệt muỗi trưởng thành công suất lớn từ 9 tỉnh, thành phố lân cận nhằm phục vụ đợt dập các ổ dịch sốt xuất huyết này.

Ông Hà Tấn Dũng - Trưởng khoa Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng - Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trong đợt phun hóa chất diệt muỗi ở Hà Nội, sẽ chú trọng đến các khu vực trọng điểm như bệnh viện, chợ, trường học, các bãi đất kẹt.Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả trong việc phun hóa chất, các đơn vị y tế sẽ thực hiện ở các khung giờ khác nhau, tùy theo đặc điểm, tình hình dịch bệnh của từng khu vực cụ thể.

Ban ngày các hộ dân trên địa bàn được phun bằng máy phun áp lực nhỏ, máy đeo vai vào từng ngóc ngách trên đại bàn. Ban đêm mới dùng tới máy phun có áp lực lớn để phun những nơi ô tô có thể đi vào. Máy có tầm hoạt động có thể lên tới hơn 2 giờ liên tiếp, “vòi rồng“ có công suất lớn nên có thể phun xa tới cả chục mét. Do vậy, những khu đô thị bỏ hoang, những bãi đất trống tới công trường xây dựng là những nơi “vòi rồng” được phát huy hết khả năng .

“Vòi rồng” có góc nghiêng 45 độ để thuốc có thể vươn tới các mái nhà thấp, những điểm đọng nước trên cao.Việc phun hóa chất sẽ được thực hiện từ vùng lõi trung tâm dịch ra vùng ngoài. Mỗi tổ công tác sẽ gồm các lực lượng như: Nhân viên y tế, Tổ trưởng tổ dân phố, quân đội, dân quân tự vệ, công nhân… Để làm được điều này, phường đã bố trí 1 máy phun công suất lớn trên ô tô, 1 máy phun mù nóng để phun tại các khu đất trống và 40 máy đeo vai để phun tại từng nhà người dân.

Ông Hà Tấn Dũng - Trưởng khoa Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng - Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết: “Trước kia đã tiến hành phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng tuy nhiên khi đó mới chỉ áp dụng hai hình thức phun máy đeo vai, phun ô tô. Các phương tiện huy động vào các chiến  dịch chủ yếu là của trung tâm y tế dự phòng và quận huyện. Vừa qua, có sự hỗ trợ của các tỉnh, thành hỗ trợ cho máy phun ô tô, Bộ y tế hỗ trợ máy phun đeo vai do đó chúng tôi áp dụng hình thức phun mù nóng để có nhiều hình thức phun, phù hợp nhiều vùng địa bàn khác nhau để cho diệt muỗi được bao phủ rộng ra toàn các địa bàn, nơi có nhiều bệnh nhân SXH”.

Trước đó, ngay từ sáng sớm, phường đã thực hiện việc tuyên truyền đến người dân bằng hệ thống loa phát thanh di động để họ hiểu và sẵn sàng mở cửa cho lực lượng chức năng vào phun hóa chất để phòng dịch. Ngoài ra, do nhận thấy chiến dịch lần này có quy mô lớn hơn trước và có sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền nên trong đợt phun lần này người dân cũng rất đồng tình và ủng hộ. Đồng thời, Ban chỉ đạo của phường đã yêu cầu các tổ công tác phải gõ cửa từng nhà dân để thực hiện việc phun hóa chất phòng dịch. Đối với những gia đình không hợp tác yêu cầu báo cáo ngay về ban chỉ đạo của phường để có biện pháp xử lý. 

Ghi nhận tại chợ Láng Thượng cho thấy, các tiểu thương kinh doanh trong chợ rất ủng hộ việc phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng. Đại diện tiểu thương đang buôn bán, kinh doanh tại chợ Láng Thượng (phường Láng Thượng) cho biết, ngay trong chiều ngày 12/8, Ban quản lý chợ đã thông báo lịch phun phòng dịch sốt xuất huyết tới từng tiểu thương. Chính vì đã được thông báo từ trước nên công tác chuẩn bị để cho lực lượng chức năng vào kiểm tra, phun thuốc diễn ra thuận lợi và không gây ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của các tiểu thương.

Toàn thành phố ra quân diệt bọ gậy

PGS. TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Y tế dự phòng cũng cho biết, tất cả hóa chất dùng phòng chống dịch hàng năm đều được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Việt Nam trước khi đưa thuốc vào lưu hành cũng phải thử nghiệm thực địa ở cả 3 miền. Trong quá trình sử dụng thuốc, các viện chức năng phải liên tục kiểm tra đánh giá và thay đổi hóa chất để phòng tình trạng muỗi kháng thuốc.

“Nếu có dịch phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên thực tế nhiều người dân thắc mắc sao vừa phun một tuần lại đầy muỗi trong nhà”- ông Phu nói và cho biết thêm, phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững. 

Theo đó, bắt đầu từ ngày 12/8 toàn thành phố đã bắt đầu ra quân thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi diện rộng, kết hợp tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết và duy trì thường xuyên, liên tục các tuần làm việc cho đến ngày 4/9. Dự kiến đến ngày 17/8, toàn thành phố sẽ thực hiện diệt xong bọ gậy tại các gia đình, sau đó triển khai 2 đợt tiếp theo. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, các đoàn thể và toàn thể người dân tham gia phòng, chống sốt xuất huyết. Kiên quyết xử phạt các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện hoặc không hợp tác, cưỡng chế những căn nhà bỏ hoang để lực lượng y tế phun thuốc diệt muỗi, dỡ bỏ những thiết bị chứa nước mưa lưu cữu lâu ngày, không để bọ gậy có nơi sinh sống và phát triển. 

Ngoài ra, trong thời gian tới sẽ tập trung tuyên truyền đến lực lượng học sinh vì đây sẽ là lực lượng lớn để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tới từng hộ dân. Sau khi được tuyên truyền ở trường, học sinh sẽ ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và áp dụng các phương pháp phòng chống tại chính gia đình của mình.

Cùng với việc huy động tổng lực phun hóa chất diệt muỗi, ngành Y tế khuyến cáo, việc phun thuốc diệt muỗi sẽ không thể dập dịch hoàn toàn nếu vẫn tồn tại ổ lăng quăng trong các hộ dân. Các ổ bọ gậy này sẽ tiếp tục phát triển thành muỗi truyền bệnh và gây dịch trong cộng đồng. Do vậy, điều quan trọng nhất trong phòng chống sốt xuất huyết là người dân phải chủ động diệt lăng quăng bằng cách lật úp hoặc che đậy kín các dụng cụ chứa nước trong gia đình./.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.