Nâng cao nhận thức, phát triển nhân lực
Để triển khai kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ- TTg phê duyệt đề án “nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sư chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và các bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số trong tương lai.
Theo kế hoạch, trong Đề án mục tiêu đến năm 2025, thì lãnh đạo các cấp ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, mọi người dân phải cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Theo đó, mục tiêu đên năm 2025 thì 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được đào tạo về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 100% cá bộ phụ trách chuyển đổi số công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo về công nghệ số.
Đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị và phát triển bền vững |
Đối với người dân trong độ tuổi lao động phải biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ trực tuyến và dịch vụ một số loại hình thiết yếu trong đời sống: các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, ngân hàng… Về lĩnh vực giáo dục hoàn thiện mô hình “ Giáo dục số” sau đó triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học.
Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia mô hình này để nhân rộng trên toàn quốc. Về cơ sở giáo dục các cấp tiểu học, trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động STEM và kỹ năng số. Để được những mục tiêu trên thì việc đào tạo nguồn nhân lực vô cùng quan trọng thì đội ngũ kỹ sư, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng phải có thế mạnh về chuyển đổi số.
Con người là trung tâm
Thực hiện chuyển đổi số sẽ có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương, do đó, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Cho nên, cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp, nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm.
Để thực hiện việc chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc theo Đề án của Chính phủ. Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều động thái mạnh mẽ trong năm 2021 và đặc biệt triển khai quyết liệt hơn mục tiêu đề ra năm 2022 và tầm nhìn 2030.
Lĩnh vực giáo dục nhiều tỉnh, thành hoàn thiện mô hình “ Giáo dục số” sau đó triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. |
Theo đó, tại Sóc Trăng Bí thư Tỉnh ủy, Lâm Văn Mẫn đã kiến nghị đến Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm hỗ trợ cho tỉnh về công tác đào tạo, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho cán bộ công chức trẻ, đoàn viên thanh niên, hỗ trợ nguồn nhân lực nhằm thực hiện việc chuyển đổi số nhanh ở các ngành thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; sớm phối hợp, hỗ trợ triển khai mô hình “Làng số” nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin, công nghệ số và kích cầu các dịch vụ số… phục vụ đời sống người dân, nhất là người dân đang sinh sống tại các vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng cũng đã tổ chức, phổ biến, nâng cao nhận thức đến người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Còn tại Đồng Tháp, để thực hiện việc chuyển đổi số theo Đề án của Chính phủ, tỉnh lấy ngày 10/10 làm ngày chuyển đổi số. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, nằm trong nhóm 25, đến năm 2030 nằm trong nhóm 20 tỉnh, TP có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất cả nước và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long xứng đáng trở thành Trung tâm kinh tế trong tương lai với nền tảng chuyển đổi số đứng đầu khu vực. |
Theo đó, mục tiêu chuyển đổi số là “lấy người dân làm trung tâm” trong chuyển đổi số. Ngoài ra, quan điểm của tỉnh xem chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trong thúc đẩy tăng truởng, làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của nguời dân, là con đuờng ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh.
Trong năm 2022, TP Cần Thơ phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu về chuyển đổi số, đặt nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Trao đổi với PLVN, Phó Chủ tịch UBND TP ông Dương Tấn Hiển nhận định: Xu thế chuyển đổi số là tất yếu của thời đại, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, yêu cầu phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và đặc biệt chuyển đổi nhận thúc sâu sắc trong toàn xã hội mới có thể bức phá chuyển đổi toàn diện.
Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, TP có nhiều tiềm năng khác biệt, vị thế của đất chính rồng , luôn được lãnh đạo Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo với nhiều chủ trương, chính sách. Trong đó, việc chuyển đổi số là điều mà được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để đồng bằng sông Cửu Long xứng đáng trở thành Trung tâm kinh tế trong tương lai như lời của Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng chia sẻ “Cần thiết phải ra nghị quyết khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của khu vực kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Những tiềm năng lợi thế quá trình đấu tranh cách mạng truyền thống anh hùng. Những triển vọng tiềm năng còn rất nhiều và sắp tới làm sao phải phát triển khu vực này mạnh hơn nữa, giàu hơn nữa không chỉ cho quê hương mà đóng góp chung cho cả đất nước để tạo không khí mới, 10 năm nữa phải khác,15 năm nữa thì Nam bộ phải khác”.