Chưa có gói tín dụng đặc thù tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”.
Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dòng vốn ngân hàng đã và đang trở thành chất xúc tác quan trọng góp phần đưa sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục tháo gỡ, trong đó có việc xem xét một gói tín dụng đặc thù cho các khách hàng triển khai các sản phẩm OCOP…

Ngày 12/07, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”. Tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu, đại diện các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp OCOP và các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Phát biểu tại Tọa đàm, các chuyên gia đánh giá, chương trình OCOP đã tạo ra một đột phá trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tạo ra cơ hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các sản phẩm đặc sản của các địa phương, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội của người dân nông thôn. Từ đây nhiều sản phẩm OCOP đã trở thành niềm tự hào của Việt Nam mà còn là điểm nhấn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP vươn xa. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều cơ chế, chính sách để đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các sản phẩm OCOP.

Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Agribank - ngân hàng chủ lực trong cho vay tam nông - đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, đặc thù cho từng ngành, lĩnh vực của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Dòng vốn ngân hàng đã trở thành chất xúc tác quan trọng, góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

Mặc dù đạt được kết quả bước đầu, nhưng sức vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, tính đồng bộ còn hạn chế

Mặc dù đạt được kết quả bước đầu, nhưng sức vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, tính đồng bộ còn hạn chế

Dù đạt được những kết quả tích cực, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự đảm bảo tính bền vững. Nhiều sản phẩm OCOP vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc ở tại thị trường trong nước, chứ chưa nói gì đến xuất khẩu quốc tế. Sự chủ động vào cuộc ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm, nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng, đặc biệt là gắn với thị hiếu người tiêu dùng.

Theo ông Đào Đức Huấn - Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TW, Bộ NN&PTNT, hiện Bộ NN&PTNT cùng với ngân hàng đã có sự phối hợp và thống nhất xây dựng sản phẩm OCOP. Bộ đã có văn bản gửi về địa phương đề nghị các địa phương rà soát lại cho các chủ thể OCOP có nhu cầu sử dụng vốn và sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

“Về mặt tín dụng, ngành Ngân hàng đã làm rất tốt trên mọi lĩnh vực, nhưng riêng đối với chủ thể OCOP chúng tôi mong muốn cần có sự phối hợp hơn đối với ngành nông nghiệp, mong chúng ta có sự phối hợp tốt hơn để có thông tin và giải pháp cụ thể…” - ông Huấn bày tỏ.

Đồng thời cho rằng, việc phát triển sản phẩm OCOP, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ ngành Ngân hàng vì không chỉ có vấn đề lãi suất mà còn liên quan đến thế chấp, tín chấp.

“Trên góc độ tiếp sức, tôi mong rằng ngân hàng chúng ta nhìn nhận các gói sản phẩm và đánh giá theo cấp độ làm sao để đánh giá chủ thể. Như vậy, đó là động lực tiếp sức rất mạnh mẽ về chính sách…” - Đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TW đề xuất.

Đối với các chủ thể, vì đa số là quy mô nhỏ nên khó khăn trong năng lực, điều kiện, các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến mặt thủ tục, giấy tờ đặt ra rất nhiều thách thức. Vì vậy, Đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TW bày tỏ mong muốn trong quá trình làm việc, các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, cần có sự ưu tiên quan tâm hơn của các chi nhánh để có thể hỗ trợ các chủ thể OCOP giải quyết nhanh hơn về mặt thủ tục, vì các sản phẩm nông nghiệp phải đặt vấn đề thời vụ và yêu cầu về nguồn vốn.

Agribank là ngân hàng chủ lực trong cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói chung, Chương trình OCOP nói riêng.

Agribank là ngân hàng chủ lực trong cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói chung, Chương trình OCOP nói riêng.

Ông Chu Ngọc Quý, Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân, Agribank chia sẻ, trong quá trình triển khai, ngân hàng cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc khi cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP như các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP thường có quy mô nhỏ, việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn hạn chế dẫn tới khách hàng thường ít có nhu cầu vay vốn.

“Hiện tại, hợp tác xã là đối tượng được cấp chứng nhận OCOP, tuy nhiên trong quá trình vay vốn có phát sinh như giấy chứng nhận OCOP được cấp cho các hợp tác xã, do đó các thành viên của hợp tác xã không được cấp giấy chứng nhận OCOP riêng, dẫn tới khó khăn trong việc vay vốn để sản xuất của từng thành viên.

Các đơn vị còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường; thực hiện chế độ thống kê, kế toán còn nhiều hạn chế, ngần ngại trong việc minh bạch tình hình kinh doanh tài chính với ngân hàng, mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn tài chính, không đảm bảo chế độ phát hành hóa đơn của nhà nước, do đó ngân hàng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay…” - Đại diện Agribank chia sẻ.

Ông Phạm Trường Giang - Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết trong phát triển các sản phẩm OCOP tại Phú Thọ cũng phát sinh một số vấn đề như: Mặc dù đạt được kết quả bước đầu, nhưng sức vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, tính đồng bộ còn hạn chế; Năng lực quản trị, tài chính, nhân lực của những cơ sở triển khai chương trình OCOP còn hạn chế, cần nhiều vốn; Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ còn hạn chế, đơn cử như về thuế, đất đai đối với hợp tác xã còn hạn chế để triển khai các dự án về OCOP và chưa đồng bộ.

Đặc biệt, về phía ngành Ngân hàng, việc cấp vốn hay lãi suất, hoặc chương trình cho nông nghiệp không phải là vấn đề nhưng lại chưa có gói tín dụng đặc thù cho các khách hàng triển khai các sản phẩm OCOP. Dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, chưa gắn với từng sản phẩm đặc thù, vùng miền địa phương.

Cùng với đó, công tác tư vấn, hướng dẫn giữa ngân hàng và khách hàng về phương án kinh doanh, quản lý dòng tiền, bảo đảm tiền vay còn có vấn đề. Ngoài ra, phương thức cho vay như theo hạn mức hiện nay chưa phù hợp bởi đặc thù OCOP liên quan đến tính mùa vụ, vùng miền, nơi tiêu thụ…

“Để triển khai các chương trình OCOP hiệu quả hơn, rất cần các cơ chế chính sách đồng bộ, vì vậy cần xem xét, đánh giá, tổng kết để điều chỉnh phù hợp, cũng như nâng cao sự phối hợp của cơ quan quản lý trung ương và địa phương. Riêng với ngành Ngân hàng cũng cần đưa ra các chính sách đồng bộ với các chính sách khác…” - Đại diện NHNN tỉnh Phú Thọ đề nghị.

Sau 5 năm thực hiện, hiện Chương trình OCOP đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước. Tính đến tháng 5/2024, cả nước đã có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật và giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

.

Tin cùng chuyên mục

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Đọc thêm

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước kêu gọi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Ngân hàng nhà nước kêu gọi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dịp Tết nguyên đán 2025; Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc mở rộng phạm vi, đối tượng của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém theo Luật Các TCTD năm 2024, đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin
(PLVN) -  Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Là cơ quan chuyên trách triển khai chính sách BHTG, 25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã không ngừng hoàn thiện, vun đắp niềm tin nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách BHTG.

Tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại lễ tổng kết.
(PLVN) - Ngày 06/11, tại Hà Nội, NHCSXH và Quỹ Châu Á tổ chức lễ tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ của dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” giai đoạn II.

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ông Hồ Vân Long thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã VIB-HOSE). Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'
(PLVN) - Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 04/11/2024 tại TP Hà Nội.

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank
(PLVN) - Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank, không chỉ đem tới cho khách hàng vô vàn tiện ích ngân hàng trong kỷ nguyên số mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Đại diện lãnh đạo Agribank - VNPAY chính thức bấm nút ra mắt Giải pháp OSB.
(PLVN) -  Chiều ngày 01/11/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm – công cụ tối ưu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Hạn mức BHTG tại Việt Nam qua các thời kỳ
(PLVN) - Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hướng tới mục tiêu bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ, là các cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, không có điều kiện tham gia sản xuất - kinh doanh, có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Một trong những nội dung chính sách BHTG mà người dân quan tâm khi gửi tiền tại các TCTD là hạn mức trả tiền bảo hiểm.