Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức bảo hiểm tiền gửi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc mở rộng phạm vi, đối tượng của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém theo Luật Các TCTD năm 2024, đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Vai trò của BHTGVN trong cơ cấu lại các TCTD

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có vai trò quan trọng và đã tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các TCTD tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tại Việt Nam, vai trò của BHTGVN đã được nhấn mạnh tại Luật BHTG số 06/2012/QH13; Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, trong đó xác định một trong các nguồn lực để cơ cấu lại các TCTD là từ quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTG; đồng thời, vai trò này cũng đã được thể chế hóa theo hướng ngày càng được mở rộng cả về phạm vi và đối tượng tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD (Luật số 17/2017/QH14) và nhất là Luật Các TCTD số 32/2024/QH15.

Luật đã quy định vai trò của BHTG, như: tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, QTDND, tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật về BHTG; mua trái phiếu dài hạn của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại theo quyết định của NHNN; tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt, phối hợp với TCTD để chi trả BHTG cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Trong nhiều năm qua, BHTGVN đã tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. BHTGVN đã ban hành Quy chế về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt kèm theo Quyết định 593/QĐ-BHTG ngày 7/9/2018; Hướng dẫn thực hiện Quy chế về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt số 1327/HD-BHTG ngày 29/10/2019; Hướng dẫn tạm thời về việc BHTGVN tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với QTDND; Quy định tạm thời về Tổ xử lý đột biến đối với QTDND có vấn đề; ban hành Hướng dẫn tạm thời đánh giá tính khả thi phương án phục hồi QTDND và tổ chức tài chính vi mô được kiểm soát đặc biệt...

BHTGVN đã tham gia thực hiện giám sát tình hình hoạt động và thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND, đặc biệt là giám sát số liệu chi tiết, biến động tài sản của QTDND, số dư tiền gửi, tiền gửi được bảo hiểm, tình hình phân loại nợ, khả năng thu hồi nợ của QTDND để đánh giá khả năng chi trả tiền gửi đến hạn thanh toán; xử lý các tình huống phát sinh, tham gia ý kiến đối với phương án xử lý QTDND được kiểm soát đặc biệt; thực hiện đối chiếu, xác minh, lập danh sách người gửi tiền, tham gia tuyên truyền, hỗ trợ đối với các QTDND…

Hàng năm, BHTGVN đã xây dựng mức vốn dự phòng cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt để chủ động nguồn lực tài chính, sẵn sàng cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt đủ điều kiện vay vốn. Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi khi được yêu cầu, đề xuất phương án xử lý phù hợp với quy định của Luật Các TCTD.

Hàng năm, BHTGVN đã xây dựng mức vốn dự phòng cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt để chủ động nguồn lực tài chính

Hàng năm, BHTGVN đã xây dựng mức vốn dự phòng cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt để chủ động nguồn lực tài chính

Thực trạng năng lực tài chính của BHTGVN

Phí BHTG là nguồn thu chủ yếu của quỹ dự phòng nghiệp vụ. Hiện nay, mức phí BHTG là 0,15%/năm tính trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân, áp dụng đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG.

Để chủ động về nguồn lực tài chính bảo vệ cho tiền gửi tại 1.278 tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN đã chủ động đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức tham gia BHTG gửi bảng kê số dư tiền gửi được bảo hiểm để tính và nộp phí BHTG, thực hiện tính và thu phí BHTG theo quy định; kịp thời giải đáp, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc nộp muộn, thừa, thiếu phí BHTG.

Tổng số phí BHTG thu được trong năm 2023 là 10.614 tỷ đồng, vượt 10,3% so với Kế hoạch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao; thực hiện miễn nộp phí BHTG cho một số tổ chức tham gia BHTG được kiểm soát đặc biệt theo quy định với tổng số tiền là 755,8 tỷ đồng.

Đến hết tháng 6/2024, tổng nguồn vốn của BHTGVN đạt hơn 117 nghìn tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng hơn 7% so với thời điểm ngày 31/12/2023. Đây là nguồn lực để sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.

Trong các năm qua, hoạt động đầu tư của BHTGVN được thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, phát triển vốn. Số tiền đầu tư lũy kế hằng năm giai đoạn 2015-2022 tăng với tốc độ trung bình khoảng 21%. Tỷ trọng số tiền đầu tư lũy kế/tổng nguồn vốn ổn định với mức 93-96%.

Tổng doanh thu của BHTGVN gồm doanh thu từ hoạt động đầu tư và doanh thu khác (thu cho thuê trụ sở, thu tư vấn đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia BHTG…), trong đó doanh thu từ hoạt động đầu tư chiếm trên 99%, còn doanh thu khác chỉ chiếm dưới 1%; bình quân tốc độ tăng doanh thu đầu tư giai đoạn 2015-2022 là khoảng 11%, qua đó giúp tích lũy và gia tăng vốn, góp phần nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN, cải thiện vị thế và đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính sách công về BHTG.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của BHTGVN đã bộc lộ những hạn chế nhất định khi danh mục đầu tư của BHTGVN là trái phiếu Chính phủ (chiếm trên 99% danh mục đầu tư), tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN.

Trong bối cảnh lãi suất gửi tiền tại NHNN thấp, tín phiếu NHNN khó tìm được đối tác giao dịch, trong khi nguyên tắc đầu tư trái phiếu Chính phủ của BHTGVN là “mua - nắm giữ đến ngày đáo hạn” và chỉ được bán trong trường hợp Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả BHTG có thể hạn chế tính linh hoạt trong điều phối dòng tiền, phần nào ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản phục vụ chi trả nếu BHTGVN phát sinh nghĩa vụ này.

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để tham gia hiệu quả hơn vào cơ cấu lại các TCTD

Về phí BHTG

Luật Các TCTD năm 2024 quy định BHTGVN xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần vay đặc biệt NHNN trong trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN không đủ để chi trả cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được phê duyệt. Đây là nội dung mới, cần được nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG liên quan đến xây dựng phương án tăng phí BHTG tại Luật BHTG.

Ngoài ra, để BHTGVN có cơ sở triển khai, cần có quy định cụ thể về trường hợp, điều kiện tăng phí BHTG; thẩm quyền, quy trình, thủ tục tăng phí BHTG và các vấn đề khác có liên quan. Những nội dung này cần thiết đưa vào nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và các văn bản hướng dẫn Luật.

BHTGVN có vai trò quan trọng và đã tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các TCTD tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

BHTGVN có vai trò quan trọng và đã tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các TCTD tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Cơ chế vay đặc biệt từ NHNN

Luật Các TCTD năm 2024 quy định BHTGVN được: (i) Vay đặc biệt NHNN trong trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN không đủ để chi trả cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được phê duyệt; (ii) Sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của TCTD, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do BHTGVN nắm giữ, từ thanh lý tài sản của TCTD vay đặc biệt, phí BHTG để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho NHNN.

Đây là nội dung mới, để có cơ sở triển khai cần có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của tổ chức BHTG liên quan đến vay đặc biệt NHNN để đảm bảo đồng bộ với Luật Các TCTD năm 2024, đồng thời quy định rõ trường hợp, điều kiện, trình tự, thủ tục vay đặc biệt NHNN; nguồn tiền trả nợ vay đặc biệt NHNN

Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách Nhà nước

Cơ chế BHTGVN được tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 12 Điều 13 của Luật BHTG. Mục tiêu của phương án này là nhằm tạo vốn từ tiếp nhận hỗ trợ để thực hiện chi trả và tham gia cơ cấu lại thông qua mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ.

Do vậy, có thể nghiên cứu để áp dụng mức lãi suất tiếp nhận hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước để bổ sung thêm nguồn lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG và tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu.

Phương án vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ

Cơ chế BHTGVN vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ cũng được quy định tại khoản 12 Điều 13 của Luật BHTG. Cần nghiên cứu quy định cụ thể tỷ lệ khoản vay của BHTGVN vay của TCTD, tổ chức khác có sự bảo lãnh của Chính phủ. Đồng thời, BHTGVN có trách nhiệm theo dõi việc sử dụng khoản vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ và báo cáo NHNN tình hình thực hiện. Khi đến hạn hoàn trả, BHTGVN thực hiện phương án hoàn trả nợ vay có bảo lãnh của Chính phủ theo quy định.

Đọc thêm

Tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại lễ tổng kết.
(PLVN) - Ngày 06/11, tại Hà Nội, NHCSXH và Quỹ Châu Á tổ chức lễ tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ của dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” giai đoạn II.

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ông Hồ Vân Long thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã VIB-HOSE). Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'
(PLVN) - Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 04/11/2024 tại TP Hà Nội.

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank
(PLVN) - Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank, không chỉ đem tới cho khách hàng vô vàn tiện ích ngân hàng trong kỷ nguyên số mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Đại diện lãnh đạo Agribank - VNPAY chính thức bấm nút ra mắt Giải pháp OSB.
(PLVN) -  Chiều ngày 01/11/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm – công cụ tối ưu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Hạn mức BHTG tại Việt Nam qua các thời kỳ
(PLVN) - Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hướng tới mục tiêu bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ, là các cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, không có điều kiện tham gia sản xuất - kinh doanh, có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Một trong những nội dung chính sách BHTG mà người dân quan tâm khi gửi tiền tại các TCTD là hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Công tác chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng

Công tác chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng
(PLVN) - Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về chương trình chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia và ngành Ngân hàng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến 2025, định hướng 2030 và chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến 2030, NHCSXH đã đặt CĐS là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại hệ thống NHCSXH.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
(PLVN) -  Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất kinh doanh sau bão số 3
(PLVN) -  Ngày 30/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức buổi làm việc với đoàn công tác Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Chương trình làm việc theo đề nghị của tỉnh Quảng Ninh để cùng bàn các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục thiệt hại sau bão số 3.