* Chữa bệnh bằng Đông y - (Bài 1): Cội nguồn của nền y học cổ truyền Việt Nam
* Chữa bệnh bằng Đông y - (Bài 2): Quy luật âm dương và cách vận dụng trong y học cổ truyền
Tạng phủ là gì?
Tạng là những tổ chức, cơ quan ở trong cơ thể. Học thuyết Tạng tượng phản ảnh sự thống nhất trong nội bộ cơ thể với môi trường bên ngoài. Tượng là chỉ vào các hiện tượng biểu hiện ra ngoài. Vì thế, hai chữ “Tạng - Tượng”, nói đơn giản cũng là chỉ vào các hiện tượng mà các tạng khí bên trong biểu hiện ra ngoài cơ thể.
Công năng sinh lý có sự quan hệ lẫn nhau của ngũ tạng, lục phủ, phủ kỳ hằng và dinh, vệ, khí, huyết, tinh, thần, tân, dịch. Ngũ tạng tức là tâm, can, tỳ, phế, thận; lục phủ tức là đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang và tam tiêu, phủ kỳ hằng tức là não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào.
Ngoài ngũ tạng còn có tâm bảo lạc là ngoại vệ của tâm, quan hệ với tâm tạng rất mật thiết, vì thế thường thảo luận nó cùng với ngũ tạng. Dinh, vệ, khí, huyết, tinh, thần, tân dịch, tuy không phải là tạng khí nhưng cũng là một bộ phận trọng yếu trong phạm vi sinh lý.
Tạng và phù thủy đều là nội tạng của thân thể con người, nhưng có sự phân biệt nhất định, ngũ tạng là tàng trữ tinh khí mà không tả ra, cho nên đầy mà không chắc, lục phủ là truyền tống những vật đã hóa đi mà không giữ lại, cho nên chắc mà không đầy. Nói một cách cụ thể, phàm các khí quan có công năng xuất nạp chuyền thâu, chuyển hóa đồ ăn, thì tùy vào loại phủ, những khí quan có có công năng tàng trữ tinh khí thì quy vào loại tạng.
Sự phân chia và quy nạp của tạng phủ là thể hiện mối quan hệ mật thiết không thể chia cắt được. Sự quan hệ ấy chẳng những biểu hiện ở giữa tạng với tạng, phủ với phủ, mà còn ở phương diện tạng phủ với chi thể, thất khiếu, ngũ chí, ngũ sắc, ngũ vị, cũng có liên hệ với sự chuyển hóa của khí hậu bốn mùa trong tự nhiên. Dưới đây là mối quan hệ giữa tạng với các yếu tố khác trong cơ thể con người.
Sơ đồ lục phủ ngũ tạng trong Đông y. |
Mối quan hệ giữa tạng và các bộ phận trong cơ thể
1. Quan hệ giữa tạng với tạng: Là quan hệ sinh chế lẫn nhau, ví như can sinh cân, cân sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ, tỳ sinh nhục, nhục sinh phế, phế sinh bì mao, bì mao sinh thận, thận sinh cốt tủy, cốt tủy sinh can. Có thể thấy giữa tạng với tạng có sự quan hệ chế ước, nuôi dưỡng lẫn nhau, cho nên mới có thể giữ gìn được trạng thái thăng bằng và điều hòa.
2. Quan hệ giữa phủ với phủ là quan hệ truyền hóa. Tỳ, vị, đại trường, tiểu trường, tam tiêu, bàng quang là căn bản của kho tàng, là chỗ sinh ra dinh khí, gọi là đồ chứa đựng. Nó có thể hóa được cặn bã chuyển vận ngũ vị đi vào đi ra.
Sách Linh Khu dạy: “Dạ dày đầy thì ruột trống không, ruột đầy thì dạ dày trống không, trống rồi đầy, đầy rồi trống, cho nên khí mới lên xuống được”. Vì lục phủ là nơi chứa đựng đồ ăn, tinh khí của đồ ăn uống từ đó mà chuyển đi khắp các nơi, cặn bã cũng do đó mà biến hóa để bài tiết ra ngoài. Chỗ khác nhau của ngũ tạng với lục phủ là lục phủ có khi vào có khi ra, có khi đầy có khi trống, là tổ chức xuất nạp, tiêu hóa, chuyền thâu, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho toàn thân.
3. Quan hệ giữa tạng với phủ là quan hệ biểu lý. Như sách Tố Vấn đã chỉ ra, Túc thái dương bàng quang là biểu lý với Thiếu âm thận; Túc thiếu dương đởm là biểu lý với quyết âm can; Túc dương minh vị là biểu lý với Thái âm tỳ; Thủ thái dương tiểu trường là biểu lý với Thiếu âm tâm; Thủ tiếu dương tam tiêu là biểu lý với tâm chủ tâm bảo lạc; Thủ dương minh đại trường là biểu lý với Thái âm phế. Lý luận phối hợp biểu lý, chủ yếu là thông qua sự liên hệ của 12 kinh mạch để nói rõ sự quan hệ lẫn nhau về sinh lý và bệnh lý.
4. Quan hệ giữa nội tạng với tay chân: Sách Linh Khu từng dạy, phế, tâm có tà khí lưu ở hai khuỷu tay; Can có tà khí lưu ở hai nách; Tỳ có tà khí lưu ở hai háng; thận có tà khí lưu ở hai khoeo chân. Phàm 8 chỗ ấy đều là nơi hội tụ chân khí, huyết là cũng đi qua đó.
Ngoài ra, tay chân còn có quan hệ với vị mà phải thông qua tác dụng của tỳ. Tỳ bị bệnh mà tay chân không hoạt động được như thường là do tay chân không tiếp nhận được khí ở dạ dày, khí này phải nhờ tác dụng của tỳ thì mới đến tứ chi được.
5. Quan hệ của ngũ tạng với ngũ thể và thất khiếu: Người xưa cho rằng, sự hoạt động của sinh mạng con người ở trong có tiêu hóa tuần hoàn, ngoài có trông, nghe, nói, làm.. Cái gì cũng thể hiện ở công năng hoạt động của nội tạng. Cho nên ngừa xưa nói: Tâm hợp với mạch, vinh nhuận ở sắc; Phế hợp với da, vinh nhuận ở lông; Can hợp với gân vinh nhuận ở móng tay chân; Tỳ hợp với thịt, vinh nhuận ở môi; Thận hợp với xương, vinh nhuận ở tóc. Khiếu của can là ở mắt, khiếu của tâm ở lưỡi, khiếu của tỳ ở miệng, khiếu của phế ở mũi, khiếu của thận ở tay. Những điều đó nói rõ sự quan hệ giữa nội tạng với ngũ thể và thất khiếu.
6. Quan hệ giữa ngũ tạng với ngũ chí: Ngũ chí là chỉ vào sự biến động của 5 loại tình cảm: Vui mừng, giận dữ, lo nghĩ, bi thương, sợ hãi. Người ta gặp sự kích thích của sự vật bên ngoài mà sinh ra những thay đổi về tình cảm. Thay đổi đó không thể tách rời được công năng hoạt động của ngũ tạng.
Theo sách cổ ghi chép, con người có năm tạng, hóa ra 5 khí mà sinh ra vui mừng, giận dữ, lo nghĩ, bi thương, sợ hãi. Cho nên về phương diện bệnh lý thì sự thay đổi về tình cảm sẽ thương tổn đến ngũ tạng mà sinh ra bệnh như: Giận dữ thì hại can, vui mừng thì hại tâm, lo nghĩ thì hại tỳ, lo giàu thì hại phổi, sợ hãi thì hãy thận. Đó là bệnh nội thương về tình trí và thường hay nói.
7. Quan hệ giữa nội tạng với ngũ sắc: Ngũ sắc là nói về 5 sắc xanh, đỏ, trắng, đen, vàng. Trong tình trạng bình thường thì tính khí 5 tạng biểu lộ ra khoảng mày, mắt, mặt, mũi… mà biểu hiện ra hiện tượng màu sắc điều hòa, thần khí rạng rỡ. Nếu nội tạng sinh bệnh thì sắc mặt cũng theo đó mà biến đổi như bệnh tâm phần nhiều hiện ra sắc đỏ, bệnh can phận nhiều hiện ra sắc xanh, bệnh tỳ hiện ra sắc vàng, bệnh phế hiện ra sắc trắng, bệnh thận hiện ra sắc đen.
Đó là hiện tượng bệnh lý chung, còn như sự biến hóa của nó thì là sự phối hợp giữa ngũ tạng, ngũ sắc và ngũ hành. Như bệnh can lại thấy sắc trắng (kim khắc mộc) bệnh tâm lại thấy sắc đen (thủy sắc hỏa), đó là nói giữa ngũ tạng có biểu tượng xung khắc thì dự đoán tật bệnh về sau phần nhiều là không tốt.
8. Quan hệ giữa nội tạng với ngũ vị: Ngũ vị là nói về năm vị chua, cay, đắng, ngọt, mặn. Mỗi tạng cần một vị khác nhau, mỗi vị đối lại tương ứng với một tạng khác nhau. Ngũ vị đều đi đến chỗ thích hợp của chúng, như khi ta ăn vị chua thì chạy về can trước, ăn vị đắng chạy về tâm trước, vị cay chạy về phế trước, vị mặn chạy về thận.
Mỗi vị đều thích ứng riêng với một tặng tủ cho nên ngày thường ăn uống cần phải điều hòa ngũ vị để thích ứng với nhu cầu cầu của tạng phủ. Nếu chỉ thích ăn riêng một vị nào thì sẽ có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng điều hòa của cơ năng, giữa các tạng phụ vì thế mà sinh ra bệnh như: vị chua hại gân, vị đắng hại khí, vị ngọt hại thịt, vị cay da lông, vị mặn hại huyết…
(Còn tiếp)