Chùa Bà Đanh- nổi tiếng vì… vắng người?

Chùa Bà Đanh ở 199B Thụy Khuê - Hà Nội.
Chùa Bà Đanh ở 199B Thụy Khuê - Hà Nội.
(PLVN) - Dân gian xưa có câu “Vắng như chùa Bà Đanh” hay là “Vắng tanh như chùa Bà Đanh”. Vậy chùa Bà Đanh được nói đến trong câu thành ngữ có thật ở ngoài đời hay chỉ là biểu tượng được ví von? Và nếu chùa Bà Đanh có thật thì ở đâu? Chùa có vắng như lời đồn của người dân hay không? Và thực tế, có hai ngôi chùa cùng tên, một Bà Đanh ở Hà Nam và một Bà Đanh ở Hà Nội…

Chùa Đức Bà làng Đanh: trông coi bão lũ

Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo - cụ Bá Kiến” và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam và miền Bắc.

Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

 Người dân địa phương thường kể lại rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Có lẽ vì thế khách hành hương ngày càng ít ghé thăm ngôi chùa này, nhằm tránh những tai họa ập xuống do nhũng câu vạ miệng mà ra. 

Chùa Bà Đanh ở Kim Bảng - Hà Nam.
 Chùa Bà Đanh ở Kim Bảng - Hà Nam.

Bên cạnh phần linh thiêng, nhiều người cũng truyền tai nhau xung quanh chùa bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ, hay tấn công con người, cộng thêm con đường đi lại khó khăn bất tiện (thường phải đi đường sông dể tránh thú dữ) nên càng ngày càng vắng vẻ, ít người lui tới.

Thực tế, còn rất nhiều giai thoại được dân gian truyền miệng nhưng hầu hết đều bị thời gian làm phôi pha. Ngày nay, các sự tích đều mang tính tham khảo, tương đối do có nhiều dị bản khác nhau, khó chính xác hoàn toàn. 

Chùa Bà Đanh là một trong ít chùa đại diện cho sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa. Câu chuyện về gốc tổ Tứ pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương ra đời ở vùng Bắc Ninh sau đó lan truyền khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và cũng được lưu hành ở đây.

Nhiều cụ già ở Ngọc Sơn kể lại rằng: Khi thấy vùng Bắc Ninh vì thờ Tứ pháp mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu, dân làng vùng Ngọc Sơn bèn họp nhau lên xứ Bắc để xin chân nhang về thờ bởi ở vùng Ngọc Sơn trước đây luôn gặp mưa to, gió lớn, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát gây ra cảnh đói kém triền miên.

Nhưng chưa kịp đi thì xảy ra một câu chuyện lạ với dân làng: Có một cụ già cao tuổi trong làng nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, phúc hậu, vầng trán và đôi mắt thông minh hiện ra nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ bảo dân làng làm ăn. Thấy vậy, dân làng bèn lập chùa thờ bà. Các bô lão đã chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa.

Gần đây có một số người cho rằng trước đây chùa Bà Đanh thờ một vị thần gì đó của người Chăm Pa nhưng hình dáng tượng “thô tục” và tên chùa cũng mô phỏng theo dáng ngồi của pho tượng đó mà sau chuyển hóa thành Bà Đanh cho giảm bớt sự thô thiển ấy đi. Bởi Hà Nam là vùng đất phên giậu, cửa ngõ phía Nam kinh đô Thăng Long nên hầu hết các cuộc phát binh đi chinh phạt Chăm Pa và chiến thắng trở về đều đi qua Hà Nam, nên lập chùa ở vùng đất non nước hữu tình này...

Bà Đanh quê ở đâu?

Chùa Bà Đanh ở Thăng Long xưa (Hà Nội nay) thì đã có nhiều khảo cứu khẳng định đây là nơi những người Chăm xưa kia khi về Đại Việt từng sinh sống và mang theo tín ngưỡng của mình lập nên. Dựa cả trên giai thoại của Trạng Quỳnh thì có thể tượng Pô Yan Dari của người Chăm Pa đã được thờ tự tại đây.

Chùa Bà Đanh còn được biết đến với cái tên chùa Châu Lâm hay chùa Phúc Châu, một trong số ít những ngôi chùa ở Hà Nội còn giữ được nét đặc trưng của chùa làng thuở xưa, được xem như một điểm hẹn văn hóa, tinh thần cho những ai muốn tìm về chốn thanh tịnh.

Chùa Bà Đanh nằm sâu trong ngõ 199 làng Thụy Chương nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Chùa được xây dựng năm 1497 và được tu sửa lần đầu vào năm 1889.Việc xây chùa Châu Lâm còn ẩn chứa ý khác là để những tù binh theo đạo khác có thể cải đạo. Tuy nhiên việc cải đạo là chuyện không dễ dàng.

Mặt khác, chùa dành riêng cho người Chiêm Thành nên người Việt không vào đây. Vì những lẽ đó, chùa Châu Lâm quanh năm vắng vẻ. Theo thời gian, xã hội phong kiến thay đổi, một số người Chiêm Thành được trở về quê, số khác lấy vợ, lấy chồng người Việt chuyển đi nơi khác sinh sống khiến chùa Châu Lâm đã vắng lại càng thêm vắng. Tấm bia Chính Hòa 20 (1699) có ghi: “Châu Lâm tự hiệu là chùa Bà Ðanh”.

Sở dĩ có tên nôm là Bà Ðanh vì Bà Ðanh là người trông coi chùa một thời gian dài. Vì vắng người đến chùa lễ bái nên thấy nơi nào vắng vẻ, người ta nói “vắng như chùa Bà Ðanh” và câu này đã trở thành thành ngữ. Trong Tụng phú Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng sáng tác năm 1801 có câu: “Cảnh Bà Ðanh hoa khép cửa chùa”, câu thơ nói lên thực trạng ngôi chùa thời kỳ nhà thơ sống.

Tương truyền, sau khi Vua Lê Thánh Tông đi dẹp quân Chiêm Thành, có đưa về rất nhiều tù binh. Thời điểm đó nhà vua cho xây dựng Châu Lâm Viện (viện tu dưỡng Châu Lâm) để phục vụ cho quá trình cải tạo của các tù nhân. Cùng với đó, ông cũng cho xây một ngôi chùa lấy tên trùng với tên Viện tu dưỡng để các tù nhân có thể thờ tự cho tâm thực sự thanh tịnh.

Năm 1907, phần do xuống cấp, phần vì địa phận của chùa được lấy để xây dựng trường Chu Văn An nên chùa được dời về chùa Phúc Lâm ở Thụy Khuê. Từ đó, tên chùa được lấy chữ “Phúc” trong “Phúc Lâm” và chữ “Châu” trong “Châu Lâm” ghép thành “Phúc Châu”, đây chính là tên thật của ngôi chùa ở vị trí hiện tại.

Còn về phần tên gọi Bà Đanh, thì đây là tên Nôm của chùa được đặt dựa theo tên của một người phụ nữ có công xây dựng chùa. Chùa thờ Phật và thờ Mẫu, Sư Tổ của các dòng sư môn để cầu phúc cho dân làng.

Chùa được lợp mái ngói đỏ và trần làm bằng gỗ, trên các mảng tường mặc dù đã cũ, vẫn còn những họa tiết trang trí như “long, ly, quy, phượng”. Số lượng tượng Phật trong chùa gồm tượng Phật, tượng Tổ, tượng Mẫu, hiện còn được bảo quản khá tốt. Ngoài ra, chùa còn có chuông đồng, khánh đồng, hoành phi, câu đối. Nhìn chung, kiến trúc chùa Bà Đanh không quá đặc sắc nhưng vẫn thể hiện được đặc trưng, mang vẻ đẹp riêng và tinh tế của một ngôi chùa cổ.

Khuôn viên chùa Bà Đanh hiện tại có tổng diện tích khoảng hơn 4000 m2, tiêu biểu cho kiến trúc cổ với chất liệu gỗ truyền thống. Nếu đi thẳng từ ngõ 199 Thụy Khuê vào trong khoảng 50m sẽ thấy cổng chính của chùa, tuy đã cũ nhưng vẫn còn chắc chắn. Màu sơn vàng trên trụ cổng đã nhạt đi nhiều, nhưng biển đề “Chùa Châu Lâm” màu vàng đậm nổi bật trên nền đỏ vẫn còn rất rõ.

Giữa lòng Thủ đô náo nhiệt, chùa Bà Đanh nằm lặng lẽ trong con ngõ nhỏ của phố Thụy Khuê. Không ồn ào, không tấp nập chư khách thập phương đến hành lễ. Trong khuôn viên chùa có vườn cây, ao cá, hàng gạch đỏ, có cả đất trồng rau… những chi tiết gợi về những ký ức xa xưa của rất nhiều người.

Trông coi và quản lý ngôi chùa hiện tại có sư thầy Thích Đàm Chỉnh, nay đã cao niên, mắt nhìn không còn tinh, tai nghe cũng không còn rõ, nhưng thầy vẫn tự tay làm nhiều việc ở chùa. Khi thì xới đất trồng rau, khi thì quét sân quét nhà, thay lễ, mở đóng cổng chùa…

Cũng bởi vị trí của chùa nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ít người biết đến. Phần nữa, theo một số người dân sống ở gần chùa thì do sư thầy trụ trì tuổi đã cao, việc quản lý tài sản, hiện vật và trông coi khá vất vả nên thường hay khóa cổng chùa để tránh trộm cắp. Đây cũng là lý do mà chùa ngày một trở nên vắng vẻ… 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.