Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam 'hiến kế' giảm ùn tắc lưu thông vận tải hàng hóa

Ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lưu thông vận tải hàng hóa được ví như dòng chảy mạch máu để nuôi dưỡng và duy trì nền kinh tế, đặc biệt thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vận tải hàng hóa sẽ đáp ứng nhiệm vụ “kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế “mạch máu” này có thật sự được lưu thông thuận lợi như kỳ vọng? Ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) trao đổi liên quan vấn đề này.

Nhiều lái xe mệt mỏi, không muốn làm việc

Ông đánh giá thế nào về việc lưu thông vận tải hàng hóa khi 19 tỉnh thành phía Nam và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ?

TP HCM và nhiều tỉnh phía Nam bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 9/7/2021. Khi đó, hàng hóa thiết yếu vẫn được tạo điều kiện lưu thông bình thường. Nhưng thực tế, tại nhiều khu vực, nhất là những cửa ngõ TP HCM liên tục xảy ra ùn tắc. Đến sáng 24/7/2021, Hà Nội cũng thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Lúc này, nhiều khu vực cửa ngõ Thủ đô cũng xảy ra ách tắc, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải cũng như nhiều DN lĩnh vực khác gặp khó khăn.

Mới đây, từ ngày 30/7/2021, Chính phủ yêu cầu không kiểm tra xe chở hàng hóa khi đã có giấy nhận diện QR code. Nếu không có giấy này thì lái xe chỉ cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 thì được lưu thông bình thường. Có thể nói, trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các Bộ có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Công thương, hoạt động vận tải ô tô phục vụ lưu thông hàng hóa đã được duy trì. Tuy nhiên, đến nay, thực tế vẫn xảy ra tình trạng nhiều nơi ách tắc kéo dài.

Ông có thể nêu rõ cụ thể hơn những khó khăn ùn tắc xảy ra hiện nay?

Đường tại khu vực nội đô hay cửa ngõ các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM đã thông thoáng, thuận lợi hơn. Nhưng hiện nay, đường đi tại nhiều cửa khẩu, cảng biển và một số khu vực khác vẫn bị gián đoạn. Lưu thông trên đường rất chậm, thời gian vận tải kéo dài do có nhiều trạm kiểm soát trên đường, có những trạm xe chờ kiểm tra qua trạm kéo dài từ 5 - 10 tiếng đồng hồ, cụ thể ở đây là ở khu vực Hải Phòng. Đến sáng 4/8/2021, nhiều xe chở hàng phải xếp hàng dài hơn 10km.

Điều này ngoài việc ảnh hưởng lưu thông hàng hóa còn vi phạm thời gian làm việc của lái xe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe lái xe, tác động tiêu cực đến công tác đảm bảo an toàn giao thông. Việc xét nghiệm cho lái xe cũng là vấn đề gây tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho vận tải. Chúng tôi nhận được phản ánh của một số đơn vị vận tải, hiện nay trong lực lượng lái xe đã có nhiều biểu hiện mệt mỏi, không muốn nhận nhiệm vụ. Nếu tình hình trên không sớm được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu vừa đảm bảo hoạt động chống dịch vừa phát triển kinh tế của đất nước.

Quốc lộ 5 vào cửa ngõ Hải Phòng ùn tắc kéo dài nhiều km ngày 3/8/2021 (Ảnh: VOV)

Quốc lộ 5 vào cửa ngõ Hải Phòng ùn tắc kéo dài nhiều km ngày 3/8/2021 (Ảnh: VOV)

Không nên kiểm tra nhiều lần

Để hạn chế tình trạng trên, theo ông cần phải thay đổi những gì?

Theo tôi, khi một tỉnh, thành phố công bố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng hoặc các biện pháp phòng chống dịch cao hơn cần phải đảm bảo lưu thông phương tiện vận tải hàng hóa trên các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn bằng các biện pháp phân luồng phương tiện từ xa. Đối với các đô thị đã có đường vành đai thì cho xe đi theo đường vành đai và địa phương có biện pháp kiểm soát phù hợp. Việc điều chỉnh luồng xe cần phải thông báo trước ít nhất 24 giờ trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân, DN không bị động và có phương án di chuyển hợp lí.

Hơn nữa, việc kiểm soát phương tiện trên đường cần phải có những nguyên tắc, sự phối hợp giữa các địa phương và áp dụng công nghệ để giảm thiểu tới mức thấp nhất số lượt phương tiện phải dừng và thời gian một lần dừng. Theo đó, phương tiện đi ra từ vùng dịch thì kiểm tra tại gốc hoặc qua trạm của các tỉnh nơi phương tiện xuất phát. Khi đã kiểm tra xong, nhập dữ liệu vào hệ thống “luồng xanh” thì các trạm khác không kiểm tra nữa. Ngoài ra, tại các trạm kiểm soát cũng cần phải tổ chức sao cho khoa học, hợp lý để không cần tất cả các phương tiện phải dừng, chờ đợi quá lâu chỉ vì một vài phương tiện không đảm bảo điều kiện lưu thông.

Vậy ông đánh giá thế này về sự phối hợp, thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc điều hành vận tải hàng hóa?

Hiện nay có tình trạng ở mỗi địa phương lại có những quy định, thực hiện không thống nhất các quy định của các Bộ, ngành. Ví dụ như hiện nay, Bộ Y tế đã có quy định đối với lái xe thì giấy chứng nhận kết quả test nhanh hay PCR đều được chấp nhận, nhưng có một số địa phương vẫn chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm PCR. Do đó đề nghị Thủ tướng có chỉ đạo những nội dung nào các Bộ chuyên ngành đã có chỉ đạo, hướng dẫn thì cần thực hiện thống nhất. Việc xe đi được địa phương này nhưng ở địa phương khác lại không đi được khiến rất nhiều DN mệt mỏi.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

“Luồng xanh” đã thật sự “xanh”?

“Việc thực hiện quy trình quản lý vận tải hàng hóa theo mô hình “luồng xanh” đã thực hiện được gần 1 tháng. Việc quản lý theo mô hình này đối với các tỉnh hoặc khu vực thực hiện Chỉ thị 16 là cần thiết nhưng đối với phạm vi toàn quốc thì có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị không cần quản theo mô hình luồng xanh mà chỉ cần có giấy xét nghiệm âm tính đối với lái xe là được. có ý kiến là nếu thực hiện thì phải hoàn thiện lại để sao cho “xanh” thực sự chứ như hiện nay thì không phải là “xanh” vì xe vẫn bị kiểm tra quá nhiều mặc dù đã có mã QR có xét nghiệm âm tính. Có ý kiến nêu hiện nay mới có tỷ lệ nhất định, tùy theo từng địa phương, từng thời điểm được cấp mã QR, như vậy đồng nghĩa còn 1 lượng hàng hóa đáng kể chưa được lưu thông kịp thời, nếu thực hiện kéo dài có thể sẽ nảy sinh cơ chế xin - cho...”, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch VATA nói và cho biết, những nội dung cơ bản trên sẽ được ông kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...