Chống lạm thu đầu năm học - Bài 4: Hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh các nước

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung Quốc, Malaysia, Nhật, Mỹ, Scotland... đều có tổ chức tương tự ban đại diện cha mẹ học sinh, tuy nhiên, chức năng của tổ chức này sẽ khác nhau tùy theo mỗi nước, thậm chí mỗi trường.

Chống lạm thu đầu năm học - Bài 3: Trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu, chi thế nào?

Chống lạm thu đầu năm học - Bài 2: Dư luận, phụ huynh, giáo viên 'lên tiếng'

Chống lạm thu đầu năm học - Bài 1: Lùm xùm loạt vụ thu quỹ đến cả tỷ đồng

Mô hình phổ biến ở nhiều nước là hiệp hội phụ huynh và giáo viên (Parent Teacher Association - PTA). Mục đích chính của các tổ chức đại diện cha mẹ học sinh ở các nước là tạo diễn đàn trao đổi những vấn đề bức thiết, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Các hội phụ huynh sẽ phân bổ cụ thể các đầu việc cần thực hiện cũng như quy định rõ ràng về các khoản phí phải đóng.

Trung Quốc

Ban đại diện cha mẹ học sinh tại các trường ở Trung Quốc hoạt động nhằm khuyến khích sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động nhà trường, hỗ trợ giáo viên và tổ chức các sự kiện để kết nối gia đình học sinh với nhà trường.

Hàng năm, ban đại diện cha mẹ học sinh các trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như hội thảo, các cuộc thi, các chuyến dã ngoại...

Singapore và Thái Lan

Ở Singapore, Thái Lan, nhà trường thường liên lạc với cha mẹ học sinh bằng email hoặc điện thoại. Phụ huynh muốn biết về tình hình học tập, rèn luyện của con sẽ được bộ phận hành chính của nhà trường tiếp đón rất chu đáo. Nếu cần, phụ huynh có thể gặp thẳng hiệu trưởng.

Ở Singapore, các khoản phí cần nộp được nhà trường gửi thông báo, phụ huynh sẽ chuyển khoản hoặc thanh toán tự động.

Malaysia

Vào năm 1973, chính phủ Malaysia ban hành chính sách mới yêu cầu tất cả các trường thành lập PTA (còn gọi là PIBG), nhằm kết nối, tạo tương tác giữa phụ huynh và giáo viên.

PTA sẽ tiếp nhận tiền hoặc hiện vật từ các "mạnh thường quân" đóng góp hỗ trợ học sinh và nhà trường.

Mỗi năm, PTA sẽ tổ chức một cuộc họp để bầu các thành viên Ban Chấp hành. Chủ tịch PTA thường được chọn trong số các phụ huynh, còn hiệu trưởng đóng vai trò cố vấn và giáo viên đóng vai trò thư ký.

PTA đóng góp đáng kể cho sự phát triển của trường. PTA có thể hỗ trợ xử lý hành vi sai trái của học sinh, hỗ trợ các hoạt động từ thiện, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và hỗ trợ tài chính cho các nhà trường. PTA có thể cung cấp học bổng hoặc các khoản trợ cấp cho học sinh.

Trong trường hợp phụ huynh và giáo viên, nhà trường không tìm được tiếng nói chung, PTA sẽ đóng vai trò hòa giải, đưa ra biện pháp giải quyết. PTA sẽ tổ chức và đóng một vai trò quan trọng trong Ngày hội mở, hay còn gọi là Hari permuafakatan, sự kiện mà phụ huynh và giáo viên gặp và trao đổi trực tiếp những vấn đề liên quan đến học sinh...

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, giáo viên và phụ huynh các trường bầu chọn ban điều hành của PTA, có nhiệm kỳ 2 năm, hoạt động dưới sự giám sát và cố vấn của chính quyền địa phương. Các ban điều hành sẽ họp thường kỳ mỗi tuần một lần.

Hàng tháng, các phụ huynh đóng góp một khoản phí nhỏ khoảng 350 yen (khoảng 2,34 USD) để làm kinh phí cho hội, cũng như sẽ tham gia một số hoạt động thường kỳ và một cuộc họp chính hằng năm. Đây là cơ hội giúp các phụ huynh có dịp tiếp xúc và làm quen với nhau.

Nhiệm vụ chính của PTA là sắp xếp các buổi gặp mặt phụ huynh, sản xuất các bản tin trong các trường, tạo các bảng phân công giám sát an toàn trên đường học sinh tới trường, vệ sinh trong các lễ hội thể thao...

Mỹ

PTA quốc gia của Mỹ được thành lập vào năm 1897, hiện có trụ sở ở Alexandria, bang Virginia. PTA đóng vai trò thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh trong cộng đồng trường học. PTA cũng là tổ chức vận động hành lang có sức nặng trong các cơ quan lập pháp tiểu bang, đại diện cho lợi ích của học sinh và các trường.

Hội phụ huynh của các trường tham gia vào PTA phải đóng phí cho bang và nhà nước Mỹ. Đổi lại, họ nhận được lợi ích khi là thành viên, đồng thời có tiếng nói trong các hoạt động của tổ chức lớn.

Các trường học không có hội phụ huynh liên kết với PTA thường có “câu lạc bộ gia đình và trường học” hoặc “câu lạc bộ hỗ trợ”. Các câu lạc bộ này chức năng giống PTA nhưng hoạt động như các tổ chức độc lập, không liên kết với bang hay quốc gia, thường được gọi chung là PTO (Parent Teacher Organization).

Các PTA địa phương được xem là PTO nổi tiếng nhất trong khu vực. Đơn vị này tuyển dụng và điều phối tình nguyện viên, tổ chức các lễ trao giải, sự kiện giáo dục, lên kế hoạch cho các hoạt động đề cao vai trò của giáo viên.

PTA đôi khi được coi là một nhóm gây quỹ, nhưng đây không phải là trách nhiệm chính. Ở những bang mà trường học hạn chế về ngân sách, phụ huynh tham gia PTA địa phương có thể gây quỹ để hỗ trợ trang thiết bị tạo sân chơi cho học sinh đến tiền lương cho giáo viên âm nhạc ở tiểu học.

Tại các trường học quyên góp được số tiền lớn, PTA có quyền quyết định đầu tư vào các chương trình, hạng mục. PTA sẽ làm việc với hiệu trưởng và hội đồng trường học để đưa ra quyết định cuối cùng.

Các cuộc họp PTA ở Mỹ thường thảo luận nhiều vấn đề về giáo dục. Qua các cuộc họp, giáo viên có thể phổ biến với cộng đồng phụ huynh về những chương trình như đọc sách hoặc kỷ luật học sinh... Nhiều chuyên gia sẽ góp ý cách xây dựng mối quan hệ với thanh thiếu niên hoặc chia sẻ sáng kiến cải cách trường học. Phụ huynh có thể nêu những lo ngại liên quan đến bài tập về nhà, đề xuất thay đổi chương trình giảng dạy...

Ở cấp trung học phổ thông, PTA có thể mở rộng thành PTSA (Hội phụ huynh – giáo viên – học sinh), nơi người lớn khuyến khích học sinh nêu quan điểm và tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Trong các trường ở cấp này, hội nhóm khác hoạt động song song cũng hỗ trợ mọi thứ từ đội thể thao, dàn nhạc của trường, câu lạc bộ ngoại ngữ, các buổi trình diễn trên sân khấu của học sinh… Kế hoạch cho đêm tiệc cuối năm hay lễ tốt nghiệp được lên kế hoạch và gây quỹ từ sớm.

Anh

Tất cả phụ huynh và giáo viên đều tự động trở thành viên của PTA ở Anh.

Mỗi năm, PTA sẽ tổ chức một cuộc họp lớn vào đầu năm học. Tại cuộc họp này sẽ bầu các thành viên Ban Chấp hành – thường bao gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thủ quỹ, một thư ký và các ủy viên thường trực.

Ủy viên thường trực gồm ít nhất một hoặc hai phụ huynh từ mỗi lớp, được xem là đại diện phụ huynh của lớp đó. Công việc của họ là chuyển thông tin từ PTA cho các phụ huynh khác trong lớp của con mình.

Gây quỹ là một phần chính trong các hoạt động của PTA. PTA tách biệt với trường học và chịu trách nhiệm quản lý số tiền mà họ gây quỹ. Số tiền gây quỹ thường được dành cho các dự án đặc biệt hoặc phục vụ cho việc tổ chức lễ hội, mua các vật dụng bổ sung mà các trường không cung cấp như máy tính, thiết bị sân chơi.

Scotland

Ở Scotland, các trường đều có hội đồng phụ huynh được lựa chọn bởi tất cả các phụ huynh trong trường đại diện cho quan điểm của họ.

Hội đồng không chịu sự quản lý của nhà trường hay chính quyền địa phương, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguyện vọng, ý kiến của phụ huynh luôn được xem xét.

Nhiệm vụ chính của hội đồng này là hợp tác với các trường học để xác định các ưu tiên cần thực hiện để hai bên lắng nghe ý kiến của nhau....

Để giúp tổ chức này hoạt động hiệu quả, Scotland quy định chính quyền địa phương phải hỗ trợ hội đồng phụ huynh về một số mặt như tài chính cũng như đưa ra các tư vấn về các vấn đề liên quan.

Từ năm 2006, Scotland ban hành Đạo luật trường học Scotland hay còn gọi là Đạo luật Phụ huynh tham gia. Luật này yêu cầu các trường học và hội đồng phụ huynh hỗ trợ các phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường học cũng như việc học tập của con mình. Đạo luật cũng cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin họ cần để hỗ trợ con cái và bày tỏ quan điểm cá nhân.

Nhiều năm qua, chính phủ Scotland vẫn luôn cập nhật ý kiến của các phụ huynh cũng như nhà trường để đưa ra các hướng dẫn mới đối với đạo luật này nhằm bắt kịp các xu hướng giảng dạy mới.

* Mời Quý độc giả đón đọc: Chống lạm thu đầu năm học - Bài 5: Có nên loại bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh?

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)

Chuyện của những người thầy đặc biệt

(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Đọc thêm

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.