Chống lạm thu đầu năm học - Bài 1: Lùm xùm loạt vụ thu quỹ đến cả tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bước vào năm học chưa lâu nhưng liên tiếp có phản ánh về các vụ lạm thu tại nhiều địa phương, gây xôn xao dư luận. Không ít khoản thu trái với quy định, danh nghĩa là đóng góp trên tinh thần tự nguyện song cha mẹ học sinh gần như bị ép buộc...

Loạt vụ lạm thu bị 'phanh phui'

Năm học này tỉnh Hải Dương "nóng" hơn bởi một số vụ lạm thu. Mới đây là vụ việc xảy ra tại Trường Tiểu học Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ), phụ huynh liệt kê 20 khoản thu với tổng số trên lên tới gần 6 triệu đồng, dưới danh nghĩa là đóng góp tự nguyện nhưng nhiều khoản không nằm trong quy định.

Trong đó, có những khoản thu như ủng hộ xã hội hoá (450.000 đồng), điều hoà (480.000 đồng), tivi (296.000 đồng), mạng eNetViet (90.000 đồng)… Các khoản này nhà trường phát động ủng hộ nhưng chưa báo cáo kế hoạch với Phòng GD&ĐT huyện.

Trước đó tại Trường tiểu học Thượng Quận (xã Thượng Quận, TX.Kinh Môn), phụ huynh phản ánh nhà trường lạm thu hơn 1,7 triệu đồng/phụ huynh.

Cụ thể, trong tổng số 14 khoản thu được liệt kê, có 4 khoản thu được cho là không đúng quy định gồm: kêu gọi ủng hộ đầu vào lớp 1 cơ sở vật chất - bàn ghế là 400.000 đồng; kêu gọi ủng hộ đầu vào lớp cơ sở học bán trú là 700.000 đồng; kêu gọi ủng hộ đầu vào lớp 1 cơ sở vật chất là 400.000 đồng; quỹ phụ huynh là 200.000 đồng. Tổng các khoản thu này là 1,7 triệu đồng.

Theo nội dung được phản ánh, khoản thu 1,7 triệu đồng trên quá lớn, bằng cả thù lao 1 tuần lao động đối với phụ huynh là công nhân, thu nhập không ổn định. Phụ huynh này cũng cho rằng đóng góp trên tinh thần tự nguyện nhưng gần như là bị ép buộc. Trong khi đồ dùng học tập nhà trường tự ý mua mà không hỏi ý kiến phụ huynh học sinh.

Bảng kê 16 khoản thu và tố trường THCS Nguyễn Trãi lạm đang thu lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Dân Việt

Bảng kê 16 khoản thu và tố trường THCS Nguyễn Trãi lạm đang thu lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Dân Việt

Cũng xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tại bảng kê 16 khoản thu của Trường THCS Nguyễn Trãi (TP Chí Linh), có 5 khoản thu tổng số tiền lên đến cả trăm triệu đồng gồm: khoản thu vệ sinh trường có tổng số tiền 149.526.000 đồng, phô tô đề kiểm tra 184.600.000 đồng, mua ti vi 276.900.000 đồng, quỹ hội phụ huynh 230.750.000 đồng, hỗ trợ cơ sở vật chất 155.064.000 đồng...

Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh Trường THPT Hoàng Long (quận Ba Đình) tỏ ra bức xúc khi nhà trường thu quỹ chồng quỹ. Cụ thể, phụ huynh lớp 10 phải nộp các loại quỹ, phí bắt buộc như: Quỹ khuyến học (500 nghìn đồng/học sinh/năm); Quỹ hỗ trợ phát triển trường (2,5 triệu đồng/học sinh/năm học); học phẩm (2,5 triệu đồng gồm vở ghi, SGK Việt Nam và quốc tế, bút, thước, giấy kiểm tra, túi đựng bài kiểm tra, ba lô, hộp đựng dụng cụ học tập cá nhân, thẻ học sinh, dép đi trong lớp); nước uống tinh khiết, photo tài liệu học tập (500 nghìn đồng/học sinh/năm học); phí hoạt động học tập ngoại khóa và hoạt động Đoàn thanh niên (2 triệu đồng/học sinh/năm học); đồng phục 1,8 triệu đồng/học sinh (2 quần/váy; 2 sơ mi cộc tay, 2 sơ mi dài tay, 1 cà vạt, 1 áo khoác, 1 bộ thể thao). Tổng các khoản này là 9,8 triệu đồng/học sinh.

Học sinh lớp 11, quỹ hỗ trợ phát triển trường còn 2 triệu đồng/học sinh/năm học; quỹ khuyến học 500 nghìn đồng/học sinh/năm học; nước uống tinh khiết 300 nghìn đồng/học sinh/năm học; hoạt động Đoàn thanh niên 500 nghìn đồng/học sinh/năm học; phí hoạt động học tập ngoại khóa 1,5 triệu đồng/học sinh/năm học; văn phòng phẩm 500 nghìn đồng. Tổng các khoản là 5,3 triệu đồng/học sinh/năm học.

Tượng tự, phụ huynh có con học tại Trường THPT dân lập Văn Lang phản ánh việc nhà trường yêu cầu học sinh nộp 1,5 triệu đồng/tháng tiền học phí và thêm 4,5 triệu đồng/học kì cho các khoản thu như: Phí phát triển trường hàng kỳ (2,5 triệu đồng); quỹ phụ huynh trường (200.000 đồng); tiền điện, nước uống tinh khiết (300.000 đồng); quỹ phụ huynh lớp (1 triệu đồng)…

Phí phát triển trường hàng kỳ được chia nhỏ nhiều mục khác nhau bao gồm: Tiền hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường, hỗ trợ vệ sinh, an ninh khuôn viên trường "xanh - sạch - đẹp" (1,5 triệu đồng/học sinh/học kỳ); phí trông giữ xe học sinh phải nộp nếu đi xe máy là 500.000 đồng/em/học kỳ và 350.000 đồng/học sinh/học kỳ với xe đạp.

Còn tại Hải Phòng, nhiều phụ huynh có con học tại Trường THPT Lê Chân phản ánh việc nhà trường vận động cha mẹ học sinh đóng góp xây trạm biến áp khoảng 1 tỷ đồng phục vụ trực tiếp cho giáo viên, học sinh.

Quỹ phụ huynh dự chi đến nửa tỷ đồng

Cuối tháng 9, dư luận xôn xao về danh sách các khoản thu chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) với hàng chục khoản thu "lạ". Các phụ huynh cho rằng, nhà trường thu nhiều khoản trái quy định, khi tổng dự kiến chi trong năm học lên đến hơn 500 triệu đồng.

Cụ thể, thưởng cho các lớp nộp kế hoạch nhỏ vượt chỉ tiêu (từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng); Tri ân các thầy, cô giáo ngày Tết Nguyên đán (từ 45.000.000 đến 50.000.000 đồng); Kinh phí họp các trưởng ban các lớp, các trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường sơ kết học kì 1, tổng kết năm học (12.000.000 đến 15.000.000 đồng);…

Tại TP HCM, thông tin bảng dự toán thu chi quỹ phụ huynh của lớp 1/2 Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh) khiến nhiều người "choáng váng".

Theo bảng thu chi quỹ phụ huynh lớp này, đầu năm học, quỹ phụ huynh thu vào tổng cộng lên đến 313,3 triệu đồng và phần chi là hơn 260,328 triệu đồng. Lớp này có 32 học sinh, mỗi phụ huynh học sinh đóng vào quỹ 10 triệu đồng.

Trong các phần chi, đáng chú ý là các phần chi liên quan đến sửa chữa lớp học. Như chi ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng học 150 triệu đồng ngày 13.8.2023; chi thanh toán tiền sửa chữa phòng học 50 triệu đồng ngày 19.8.2023; chi tiền sơn bàn ghế (3,5 triệu đồng) + lót gạch bên hông lớp học (2 triệu) là 5,5 triệu đồng; chi trả tiền còn lại chi phí xây dựng lớp cho bên thầu xây dựng 20 triệu đồng… Như vậy, cộng lại, số tiền quỹ phụ huynh chi ra cho việc sửa chữa lớp học là 225,5 triệu đồng.

Xử lý nghiêm Hiệu trưởng nếu xảy ra tình trạng lạm thu

Trước thực trạng nhiều vụ lạm thu bị 'phanh phui', Sở GD&ĐT các tỉnh thành ngay sau đó đã có chỉ đạo dừng thực hiện các khoản thu đang triển khai; rà soát triển khai thực hiện các khoản thu, mức thu theo đúng quy định. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm...

Sở GD&ĐT TP HCM và Sở GD&ĐT Hải Dương nêu quan điểm sẽ xử lý nghiêm hiệu trưởng, người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu vẫn để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.

* Mời Quý độc giả đón đọc: Chống lạm thu đầu năm học - Bài 2: Dư luận, phụ huynh và giáo viên 'lên tiếng'

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...