Chống lạm thu đầu năm học - Bài 2: Dư luận, phụ huynh, giáo viên 'lên tiếng'

Chống lạm thu đầu năm học - Bài 2: Dư luận, phụ huynh, giáo viên 'lên tiếng'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuối tháng 10/2023, "danh sách" các trường học để xảy ra lạm thu vẫn xu hướng kéo dài. Dư luận, phụ huynh, giáo viên nhìn nhận hiện tượng này thế nào?

Chống lạm thu đầu năm học - Bài 1: Lùm xùm loạt vụ thu quỹ đến cả tỷ đồng

Dư luận xôn xao

Thời gian qua, các vụ lạm thu liên tục bị 'phanh phui' đã trở thành vấn đề nóng, gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Một độc giả có nick BK bày tỏ quan điểm: "Nên cấm thu ngoài học phí, cấm duy trì quỹ lớp quá 5 triệu đồng. Cơ sở vật chất, chi phí mọi hoạt động phải là trường chi ra từ nguồn thu học phí và ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, để đồng bộ tất cả các lớp chứ không phải mỗi lớp lại tự thu để tự sửa sang lắp đặt, tự hoạt động riêng như vậy. Vậy chẳng khác gì trong nhà trường công lại bao gồm nhiều trường tư thục mini".

Đồng ý quan điểm trên, độc giả G.T.N viết: Nếu cứ "tiền trảm hậu tấu” thì ai làm người đó phải có trách nhiệm. Tất cả khoản chi đều phải xin ý kiến của phụ huynh trước khi triển khai. Ngoài ra các khoản thu đều không được bắt buộc, không có khái niệm “theo số đông” mà phải tôn trọng quyền tự quyết của mỗi phụ huynh, không được “cào bằng".

“Quỹ lớp để dùng chi cho các khoản phục vụ học tập, sinh hoạt, thi đua cho các cháu (đúng mục đích) thì không sao. Tuy nhiên có nhiều đại diện phụ huynh của lớp hay lạm dụng chi tiêu quỹ không hợp lý, mà các bậc cha mẹ học sinh lại rất ngại ý kiến phản đối, nhắc nhở (tế nhị). Thiết nghĩ ai làm đại diện phụ huynh của lớp hãy đặt mình vào hoàn cảnh của các bậc cha mẹ học sinh (mức kinh tế gia đình bình thường) để có khả năng đóng quỹ lớp mà quyết định chi tiêu quỹ cho hợp lý", cư dân mạng M.K.19... nêu ý kiến.

Theo tài khoản B.B, “để lạm thu xảy ra, hiệu trưởng hiển nhiên phải chịu trách nhiệm chính. Nhưng giáo viên chủ nhiệm cũng không phải vô can. Bởi lẽ, nội dung họp phụ huynh là sự thống nhất của nhà trường và ban đại diện. Không thể nói 'không hay, không biết'. Là giáo viên chủ nhiệm, thấy có dấu hiệu lạm thu, phải lên tiếng can ngăn, tố cáo để bảo vệ học trò, bảo vệ cái đúng mới phải. Chưa nói đến việc tiếp tay, ngay cả im lặng cũng coi như đồng lõa. Trước mắt, những trường hợp nào đã xác định là vi phạm thì đề nghị xử lý kỷ luật trước để làm gương cái đã”.

Người dùng mạng khác có nick là L.D cho rằng: “Lạm thu là một vấn đề rất nhức nhối mỗi đầu năm học. Nhưng để xác định là như thế nào là lạm thu lại rất khó. Phú quý thì sinh lễ nghĩa, nó cũng còn phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Nếu các khoản thu đầu năm học theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục thì các con chỉ có một việc đến trường và học tập với cơ sở vật chất hiện có và không có bất cứ một hoạt động chung nào như: thể thao, văn nghệ, thi đua, khuyến khích ...

Ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, có gì dùng nấy phụ huynh gần như không phải đóng góp gì. Ở thành phố, thị xã, thị trấn, điều kiện kinh tế tốt hơn, ai có điều kiện cũng muốn con mình được học ở trường ở lớp khang trang sạch đẹp, nhưng Nhà nước mới chỉ đầu tư được cơ bản; muốn con mình được tham gia các hoạt động tập thể do trường lớp tổ chức ... Như vậy thì phụ huynh phải đóng thêm tiền vào chứ lấy nhà trường lấy tiền đâu ra?. Nhưng khổ nỗi, 1 lớp có 40-50 học sinh, 40-50 gia đình có điều kiện hoàn cảnh khác nhau, có phải cái gì cũng thống nhất được đâu, lúc đó phải lấy theo đa số mới quyết được việc chứ, từ đó sinh ra từ lạm thu. Tất cả các khoản thu ngoài quy định của Bộ giáo dục nhà trường, lớp muốn thu đều phải xin ý kiến phụ huynh hết. Còn phụ huynh không đi họp, hoặc đi họp nhưng ngại không dám ý kiến là do phụ huynh”.

Cần công khai, minh bạch chuyện thu chi

Là người "trong cuộc", nhiều phụ huynh tỏ ra vô cùng bức xúc khi tại một số trường, ban đại diện cha mẹ học sinh đưa ra những khoản thu bất hợp lý vào đầu năm học.

Trên diễn đàn mạng xã hội, một tài khoản đã đăng tải bản liệt kê các khoản thu trái quy định được cho là tại Trường Tiểu học Thượng Quận (thị xã Kinh Môn, Hải Dương), với tổng các khoản phụ huynh phải đóng nhân dịp đầu năm là 1,7 triệu đồng. Người này bày tỏ ý kiến không đồng tình về các khoản kêu gọi ủng hộ của nhà trường và đề nghị cơ quan quản lý "vào cuộc" xử lý. Theo người này, học sinh tiểu học được miễn học phí nhưng các khoản thu kèm theo lên tới con số tiền triệu là bất hợp lý. "Số tiền trên bằng thù lao cả 1 tuần lao động của chúng tôi. Đóng góp trên tinh thần tự nguyện nhưng chúng tôi gần như bị ép buộc. Trong khi đồ dùng học tập nhà trường tự ý mua mà không hỏi ý kiến phụ huynh học sinh", người này bày tỏ.

Theo một phụ huynh có con học lớp 1 tại Trường Tiểu học Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội), phụ huynh "bị ép tự nguyện" tặng điều hòa, máy chiếu. Cụ thể, giáo viên đề nghị cha mẹ học sinh đóng góp lắp điều hòa và máy chiếu phục vụ học tập của các con, kèm theo cam kết tặng lại các tài sản này cho nhà trường sau khi các con tốt nghiệp lớp 5.

"Nếu phụ huynh nào không cam kết tặng lại các tài sản này, nhà trường sẽ không cho lắp mới. Vậy nên thành thông lệ, các khối lớp đều phải làm như thế này. Vì sao các gia đình phải cam kết tặng lại, trong khi những tài sản này có thể để lại học sinh khóa sau sử dụng cho tiết kiệm", người này đặt câu hỏi.

Có con đang theo tại Trường tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (TT Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), một phụ huynh phản ánh phải đóng nhiều khoản thu vô lý trong năm học mới. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, chị được giáo viên chủ nhiệm thông báo nhiều khoản thu, gồm cả các khoản thu nằm ngoài quy định của Bộ GD&ĐT. “Ở một huyện biên giới còn nhiều khó khăn như Sa Thầy thì các khoản thu như vận động tài trợ, quỹ hội phụ huynh trở thành nỗi lo của phụ huynh. Đối với gia đình khá giả thì không vấn đề gì, nhưng đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đây là một gánh nặng”, nữ phụ huynh này nói.

Chị Phạm Thị Ngọc Bích (42 tuổi, trú tại KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội) có 2 con đang học lớp 2 và lớp 10 tại 2 trường trên địa bàn quận Hà Đông cho biết: “Báo chí phản ánh nhiều vụ lạm thu rất vô lý, là một phụ huynh nếu phải nộp những khoản như thế tôi cũng sẽ rất bức xúc và sẽ lên án ngay lập tức. Chi bất cứ khoản gì đều cần công khai, nếu có khoản chi bất hợp lý thì phụ huynh sẽ phải bàn bạc, thống nhất lấy ý kiến cao nhất. Tôi nghĩ nếu trường nào cũng áp dụng được như vậy thì sẽ không có tình trạng lạm thu”.

Cũng theo chị Bích, quỹ phụ huynh là cần thiết vì ngoài học tập các con cần những hoạt động để phong phú hơn đời sống tinh thần, tạo sự công bằng cho tất cả các con. Cũng cần những khoản để khích lệ, động viên nếu các con học tập tốt. "Do đó nên duy trì quỹ phụ huynh. Tuy nhiên, như tôi đã nêu, việc thu, chi quỹ cần công khai, minh bạch và có sự đồng tình của đại đa số các bậc phụ huynh trong lớp, đảm bảo thật hợp lý", chị Bích nói.

Chị Hoàng Thanh Vân cũng có 2 con nhỏ đang theo học tại các trường trên địa bàn Hà Nội. Chị Vân cho rằng, việc giáo dục con trẻ cần có sự kết nối, phối hợp nhuần nhuyễn của phụ huynh, giáo viên, nhà trường. Các khoản thu, chi phải tạo đồng thuận trong tất cả phụ huynh và sự minh bạch từ nhà trường, như thế vấn đề thu chi sẽ không còn là điều trăn trở lớn nhất đầu năm học.

"Hiện tượng lạm thu đầu năm học đã và đang "nóng" tại một số địa bàn. Tôi nghĩ để thu, chi đầu năm không thành vấn đề tiêu cực, tất cả các trường, cơ sở giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh cần xem xét, cân nhắc mức thu, chi sao cho phù hợp với cơ sở và điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn có cơ sở giáo dục đó", chị Vân nói.

Chị Vân đồng quan điểm với chị Ngọc Bích: "Việc, thu chi của nhà trường hay lớp học cần được công khai, thu chi đúng và đủ sao cho phù hợp với điều kiện cha mẹ học sinh, trường lớp. Điều này cũng "nhờ vào" sự công minh, liêm khiết, sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường, cô chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Mục đích là nhằm tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho tất cả các con, không vì vụ lợi để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa các con trong môi trường giáo dục".

Phụ huynh T.M.P cho biết: “Chúng tôi là những phụ huynh phải đóng góp những khoản thu vô lý của nhà trường nhưng thật sự không biết kêu ai. Rất cần một đường dây nóng của Bộ, Sở hay UBND để chúng tôi có nơi phản ánh mong góp phần trong sạch hóa môi trường giáo dục”.

'Giáo viên giảng dạy không liên quan đến thu tiền'

Hiện hầu hết các trường đã tổ chức họp phụ huynh để thông báo tình hình học tập, phương hướng, mục tiêu hoạt động trong năm học. Thời điểm này cũng là lúc giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh gặp gỡ, trao đổi, thống nhất các kế hoạch liên quan đến học sinh trong năm...

Tuy nhiên, câu chuyện thu chi lại là vấn đề được nêu nhiều nhất trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm và cả các các diễn đàn mạng xã hội. Đó là ý kiến về các khoản thu hộ, chi hộ, thu theo thỏa thuận; là vấn đề trang bị cơ sở vật chất, tài trợ cho các hoạt động của lớp...

Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp, áp lực được cho là tăng lên vài lần vì còn bỡ ngỡ với học sinh, phụ huynh, đặc biệt là cơ sở vật chất đầu cấp học. Có những thầy cô cũng có con đi học, cũng là phụ huynh. Vì vậy, giáo viên hiểu đầu năm, phụ huynh phải lo toan nhiều chi phí cho con như sách vở, quần áo... và không phải ai cũng có điều kiện kinh tế.

Hiểu được điều này, khoảng 2 năm trở lại đây, các giáo viên của Trường THPT Tiên Lữ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã không còn chịu trách nhiệm trong câu chuyện thu tiền.

"Khi đọc tin tức về một số trường phản ánh việc thu chi đầu năm, tôi không quá lo lắng, vì khoảng 2 năm lại đây, giáo viên trường chúng tôi, trong đó, có các giáo viên chủ nhiệm không còn thực hiện việc thu tiền từ các học sinh, mà nhà trường triển khai theo hình thức nộp tiền qua tài khoản. Do đó, Trường THPT Tiên Lữ chưa từng xảy ra câu chuyện lạm thu hoặc có phản ánh về việc lạm thu đầu năm. Chúng tôi chỉ tập trung hoàn thiện tốt công việc giảng dạy của mình. Theo tôi, nhà trường nên minh bạch trong câu chuyện thu chi", thầy Nguyễn Chiến Thắng, giáo viên Trường THPT Tiên Lữ chia sẻ.

Thầy Lê Thái Bình, giáo viên Trường THPT Nho Quan A, Ninh Bình cho biết, tại Trường THPT Nho Quan A, quỹ phụ huynh do phụ huynh đứng ra chịu trách nhiệm thu chi, giáo viên không tham dự.

Thầy Bình bày tỏ quan điểm, quỹ phụ huynh nếu hoạt động thu chi đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch thì rất tốt vì sẽ tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh như khen thưởng, vui chơi… "Hiện nay lạm thu diễn ra tại một số trường nhưng không phải tất cả. Theo tôi, nếu tại những trường, lớp, quỹ phụ huynh không hoạt động đúng nguyên tắc, thu chi không công khai gây bức xúc trong phụ huynh thì cần bỏ. Còn đối với những trường có quỹ hoạt động đúng thì cần duy trì, vì bản chất của ban đại diện phụ huynh không xấu chỉ là hoạt động sai nên gây nhiều bức xúc, tranh cãi", thầy Bình nói.

* Mời Quý độc giả đón đọc: Chống lạm thu đầu năm học - Bài 3: Trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu, chi thế nào?

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.