Chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ trọng tâm, được các cấp chính quyền thực hiện có vai trò rất quan trọng, là cơ sở thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, bên cạch đó chính sách tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cũng là một chính sách quan trọng góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đến với mọi người dân. Đặc biệt là chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào DTTS của tỉnh Bạc Liêu.

Đưa các vùng đồng bào phát triển

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 24 dân tộc thiểu số, trong đó các dân tộc Khmer và Hoa có số dân chiếm phần lớn, họ là cầu nối giữa Đảng với dân, vừa là động lực phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt

chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều năm qua, Công an tỉnh Bạc Liêu chung tay cùng cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác dân sinh cho đồng bào dân tộc Khmer.

Nhiều năm qua, Công an tỉnh Bạc Liêu chung tay cùng cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác dân sinh cho đồng bào dân tộc Khmer.

Thời gian qua, các Ban, Ngành, Đoàn thể tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nêu cao tinh thần cảnh giác chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Bằng uy tín của mình, họ đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt

chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, vận động đồng bào dân tộc, không theo đạo trái quy định, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đồng thời, tiếp tục phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao, đưa các vùng đồng bào DTTS phát triển.

Mọi người dân trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm thực hiện việc bình xét, đánh giá lựa chọn hàng năm từ cơ sở; gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự của địa phương; đi đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Người Đảng viên vì cộng đồng

Ông Trương Thành (Síl, bìa trái) là người Hoa trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai.

Ông Trương Thành (Síl, bìa trái) là người Hoa trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai.

Trước đây, hẻm 19, đường Phan Đình Giót, khóm 1, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, dài hơn 70m này thường xuyên chịu cảnh ngập nước do mưa lớn hoặc triều cường, khiến sinh hoạt của người dân nơi đây gặp nhiều bất tiện. Chính vì vậy, UBND phường Hộ Phòng tiến hành nâng cấp hẻm 19 cao lên 7 tấc, rộng 1,5m theo phương thức Nhà nước 7 phần, còn lại hộ dân nơi đây đóng góp. Song, bà con còn nhiều khó khăn, không đủ tiền đóng góp 30%, nên chính quyền đã nhờ ông Trương Thành – 70 tuổi (Síl) ở khóm 2, vận động gần 20 triệu đồng và đường được xây dựng lại cao ráo, rộng hơn.

Từ nhiều năm qua, ông Thành được người dân tại phường Hộ Phòng tín nhiệm bởi Người Đảng viên này luôn sống vì mọi người. Bằng uy tín cá nhân cũng như có thời gian dài làm Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hộ Phòng (nay là phường Hộ Phòng), ông Thành huy động nhiều nguồn lực, kể cả bỏ tiền túi ra để giúp đỡ bà con trong và ngoài địa bàn. Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, ông đã đóng góp, vận động hơn 1 tỷ đồng cất nhà tình thương, trao lương thực - thực phẩm, hỗ trợ áo quan… cho bà con, tặng máy lọc nước chạy thận cho Trung tâm Y tế thị xã.

“Cố gắng sang năm 2024, sẽ nối lại chương trình trợ cấp hằng tháng cho các hộ này”. Từ năm 2012, ông vận động bạn học cũ giúp đỡ 36 người già neo đơn 900 nghìn đồng/tháng/người. Hoạt động này duy trì liên tục trong giai đoạn 2012 - 2016, 2018 - 2021, và hy vọng sang năm mới các bên sẽ khởi động lại chương trình thiết thực này” - ông Thành chia sẻ.

Ông Nguyễn Hùng Lũy - Trưởng phòng Dân tộc và Tôn giáo thị xã Giá Rai, cho biết: “ Ngoài chính sách phát triển kinh tế - xã hội thì Chính sách tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào DTTS trong thời gian qua các cấp chính quyền đã làm tốt cầu nối giữa chính quyền thị xã, nhất là xã, phường với Nhân dân về thực hiện tốt các

chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số;

Họ chuyển tải chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con. Ở chiều ngược lại, họ cũng nói lên nguyện vọng, mong muốn của người dân để chính quyền biết, có biện pháp giải quyết"

Phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an thăm và tặng quà Câu lạc bộ 3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer.

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an thăm và tặng quà Câu lạc bộ 3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer.

Biết được, tại Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi có gần 70% dân số là dân tộc Khmer, đời sống đồng bào còn khó khăn. Trước tình hình đó, giữa tháng 10/2014, chính quyền ra mắt "Câu lạc bộ 3 tích cực" trong đồng bào dân tộc Khmer, ông Thạch Cưng - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ 3 tích cực trong đồng bào Khmer.

Gần 10 năm qua, ông Thạch Cưng cùng Ban Chủ nhiệm CLB tích cực tuyên truyền, kết nạp thêm thành viên, từ 24 người ban đầu, nay lên 54 người để chung tay cải thiện, nâng chất hoạt động CLB ở cả 3 mục tiêu. Các thành viên CLB phối hợp 126 lượt với công an xã, lực lượng an ninh cơ sở tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự trước trong và sau các ngày lễ, Tết, các sự kiện trọng đại của đất nước, của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, giải tán 6 tụ điểm lắc bầu cua, 5 điểm đánh bài, 13 điểm ăn nhậu về khuya...

Đồng thời, CLB còn tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và văn hóa cộng đồng. Ông Thạch Cưng còn kêu gọi Ban quản trị chùa Soryaram và chùa Buppharam (cùng ấp Cái Giá, xã Hưng Hội) đóng mới 4 chiếc ghe ngo nhỏ trị giá trên 200 triệu đồng; Thành lập một đội nhạc ngũ âm, hai đội múa sa-dăm, quảng bá sản phẩm bánh gừng, bánh ớt… Nhằm tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ, Tết của đồng bào dân tộc. Ngoài ra, ông Thạch Cưng còn nêu gương thi đua lao động sản xuất để nâng cao đời sống, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế.

Thành viên Tổ tuyên truyền pháp luật chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (trái) tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer (Ảnh: Báo Bạc Liêu).

Thành viên Tổ tuyên truyền pháp luật chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (trái) tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer (Ảnh: Báo Bạc Liêu).

Mới đây, tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp mặt chức sắc, trong đồng bào dân tộc Khmer, ông Lữ Văn Hùng - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định: “Có được thành quả trên là nhờ sự chung sức, chung lòng của toàn Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh, trong đó có đóng góp quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là các vị chức sắc, chức việc, Các vị đã tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước, của tỉnh. Không những thế, các vị còn đồng tình ủng hộ việc triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh trong vùng đồng bào DTTS; đoàn kết, gắn bó với các dân tộc khác, tích cực sản xuất, tham gia vào các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương”.

Thành ủy, UBND thành phố Bạc Liêu chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer năm 2023.

Thành ủy, UBND thành phố Bạc Liêu chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer năm 2023.

Có thể khẳng định rằng, Chính sách tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào DTTS là một trong những chính sách được ưu tiên bên cạch chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền; là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân và có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước và vận động quần chúng, đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là thực hiện tốt chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc, vận động, hướng dẫn đồng bào DTTS tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình, hộ nghèo sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.