Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Tỉnh đã thực hiện Kế hoạch số 45/KH-BDT ngày 28/7/2023 của Ban Dân tộc về việc thực hiện chính sách: “Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc, truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình” trên địa bàn tỉnh năm 2023
Công tác tuyên truyền đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức về các chính sách của đảng Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, UBND tỉnh thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp cho từng đối tượng, địa bàn, nhất là những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân đặc biệt là đồng bào DTTS, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS tại tỉnh Cà Mau luôn được chính quyền các cấp chú trọng. |
Bên cạnh đó tỉnh đã phối hợp với các bộ ngành tổ chức nhiều Hội nghị đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Các Hội nghị là cơ hội để các đại biểu trao đổi thông tin với nhau; cán bộ làm công tác dân tộc các cấp có điều kiện trao đổi trực tiếp với báo cáo viên những thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mới ban hành mà mình chưa nắm rõ nhằm truyền đạt thông tin xuống cở sở nơi có đồng bào DTTS sinh sống, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghiên cứu, nắm vững nhiều nội dung mới trong lĩnh vực pháp luật. Song song đó, vận động đồng bào tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trên địa bàn sao cho hiệu quả, đúng pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật và đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền thù địch của các thế lực phản động trong vùng đồng bào DTTS; Kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật đối với đồng bào DTTS; Thực hiện chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật vùng DTTS; Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở khi giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp của đồng bào vùng DTTS; Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động cộng đồng vùng đồng bào DTTS; Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động truyền thông cơ sở.
Tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền “Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số”, các đại biểu được tiếp thu 4 chuyên đề quan trọng do báo viên Ban Dân tộc và Vụ công tác Dân tộc địa phương của Uỷ ban Dân tộc triển khai, cập nhật thông tin mới về các lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện chính sách dân tộc, để đại biểu nghiên cứu tiếp thu thực hiện tại cơ quan đơn vị; tại địa phương, địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần công tác tuyên truyền, vân động trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả thiết thực.
Công an tỉnh Cà Mau chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh, trong Hội nghị PBGDPL cho đồng bào DTTS. |
Những hạn chế còn gặp phải
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho vùng đồng bào DTTS ở tỉnh trong thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế. Các phương pháp tuyên truyền qua các ẩn phẩm báo chí chuyên đề tập trung tuyên truyền về dân tộc phân bố vùng, miền không đều, chưa phát huy được tác dụng; việc tiếp cận và nắm bắt kịp thời thông tin còn trễ, trình độ nhận thức của đồng bào chênh lệch nhiều, không đồng đều; nội dung tuyên truyền chưa cụ thể, thiếu tính thực tiễn khi người dân tiếp cận…là những khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.
Xác định tăng trưởng kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội cũng như trước thực trạng số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển hoạt động PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thể chế hóa chủ trương này, Điều 17 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 đã quy định đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng đặc thù trong công tác PBGDPL: “Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số.
Quang cảnh Trung tâm thành phố Cà Màu. |
Định hướng và giải pháp
Theo đó, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân các tỉnh phối hợp với các bộ, ngành trung ương cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức PBGDPL bằng tiếng dân tộc thiểu số; ưu tiên nguồn lực PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, dân tộc thiểu số thông qua gắn việc thực hiện công tác PBGDPL với việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án liên quan . Tăng cường PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số; tham mưu, thực hiện chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL.
Tiếp tục phát huy vai trò, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ các cấp, các ngành và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của tỉnh trong PBGDPL nói chung, PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng gắn với vận động quần chúng Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác PBGDPL; ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động PBGDPL và tuyên truyền, vận động trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; ban hành “chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL”
Đặc biệt, cần có cơ chế huy động mạnh mẽ hơn nữa lực lượng Bộ đội biên phòng tham gia công tác PBGDPL ở vùng sâu, vùng xa gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL gắn với vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành pháp luật, hướng hoạt động PBGDPL về cơ sở, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trong công tác PBGDPL cho Nhân dân nói chung, cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trước hết là xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng thông qua các đơn vị báo chí về PBGDPL dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.