Chính phủ hành động thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả?

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

Chương trình hành động này sẽ xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện mà các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính

Để nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết nêu rõ cần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là Chính phủ kiến tạo. Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cải cách tư pháp, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là nâng cao nhận thức về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển năng lực hội nhập quốc tế. 

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tính kết nối, gia tăng liên kết vùng, khu vực và quốc tế; cung cấp dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa với chất lượng cao. Ưu tiên đầu tư và đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông.

Rà soát kỹ các cam kết quốc tế và trên cơ sở luật pháp Việt Nam, chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật phù hợp (tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ - nguồn gốc, bảo vệ môi trường…) nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế song song với bảo vệ lợi ích của Việt Nam, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, các mặt hàng của Việt Nam.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Chương trình hành động cũng đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cụ thể, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Trọng tâm là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, bảo đảm an toàn nợ công, giảm bội chi ngân sách; giữ vững an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển đồng bộ và thông suốt các loại thị trường. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn; thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động; huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế; tạo động lực cho các thành phần kinh tế tiếp tục sáng tạo, phát huy tiềm năng sẵn có.

Bổ sung và kiện toàn cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp… đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

Khẩn trương điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI theo hướng chú trọng các FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa rộng, kết nối với công nghiệp trong nước. Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Triệt để thực hiện giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều 

Đối với vấn đề lao động và xã hội, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết chế về lao động, việc làm, an sinh xã hội phù hợp với các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tăng cường năng lực thanh tra lao động.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ lao động, quan hệ xã hội, đặc biệt là những hoạt động phát sinh khi hình thành các tổ chức xã hội về quan hệ lao động, bao gồm sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động.

Chủ động và triệt để thực hiện giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội. Chủ động xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng chịu tác động không thuận của quá trình hội nhập.

Bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho con người như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến. Nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh và bác sĩ gia đình. Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.