Các quốc gia phương Tây này, trong đó có Đức và Hà Lan, “muốn tập trung vào việc hỗ trợ thiết thực cho Ukraine và kết thúc xung đột hơn là bắt tay vào một quá trình có thể mất ít nhất một thập kỷ”, Bloomberg đưa tin.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập EU vào tuần trước, khi Tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu “gia nhập ngay lập tức thông qua một thủ tục đặc biệt mới”. Trong một bức thư ngỏ, Tổng thống Ukraine đã yêu cầu “các thể chế của EU tiến hành các bước để ngay lập tức cấp cho Ukraine tư cách là quốc gia ứng cử viên của EU và mở ra quá trình đàm phán”. Yêu cầu của ông được ủng hộ bởi các nhà lãnh đạo của xác nước láng giềng Đông Âu như Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.
Tuy nhiên, một “thủ tục đặc biệt” như vậy không tồn tại và thậm chí việc đạt được quy chế quốc gia ứng cử viên thường yêu cầu một cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu và sự đồng ý nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Khi đã là ứng cử viên, tư cách thành viên có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ để được cấp. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ đã là một quốc gia ứng cử viên kể từ năm 1999.
Mặc dù Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mô tả Ukraine là “một trong số chúng tôi”, nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Josep Borrell, cho biết hôm 7/3 rằng tư cách thành viên có thể mất “rất nhiều năm”. Khi đánh giá điều kiện của một quốc gia để trở thành thành viên, Ủy ban Châu Âu đánh giá mọi thứ từ hoạt động kinh tế đến hệ thống pháp luật của quốc gia đó đến các quy định về môi trường và thực tiễn nông nghiệp.
EU cũng có cái nhìn bất lợi đối với các quốc gia có mức độ tham nhũng cao. Với việc Ukraine thường được coi là quốc gia tham nhũng nhất ở châu Âu và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trên thế giới, Chính phủ của ông Zelensky sẽ phải thực hiện những cải cách quan trọng để được coi là một ứng cử viên của EU trong những trường hợp bình thường.
“Gia nhập EU không phải là điều có thể thực hiện trong vài tháng… mà nó liên quan đến một quá trình chuyển đổi sâu rộng”, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin hôm 7/3.
Một yếu tố khác có thể giải thích sự miễn cưỡng của Đức và Hà Lan trong việc gia nhập nhanh chóng là việc Ukraine là quốc gia nghèo nhất ở châu Âu tính theo nhiều chỉ số. Ở mức 3.727 đô la trên đầu người, GDP của nó chưa bằng một nửa so với quốc gia nghèo nhất của EU là Bulgaria.
Đức và Hà Lan đều đóng góp nhiều hơn những gì họ nhận được từ EU, đồng thời là những nước đóng góp nhiều nhất và lớn thứ sáu cho ngân sách hàng năm của khối. Việc thừa nhận Ukraine sẽ gây căng thẳng hơn cho nền kinh tế của cả hai quốc gia.
Hơn nữa, nếu Ukraine tham gia trong khi vẫn còn xung đột, EU sẽ trở thành một bên trong cuộc xung đột với Nga, như được quy định trong 'Điều khoản phòng vệ lẫn nhau' của Hiệp ước Lisbon.
Bất chấp sự chia rẽ rõ ràng trong khối về tư cách thành viên của Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã thông báo hôm thứ Hai rằng “Chúng tôi sẽ thảo luận về việc đăng ký thành viên của Ukraine trong [những ngày] tới”.