Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu về khủng hoảng Nga - Ukraine

Kết quả bỏ phiếu được chiếu trên màn hình tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ hôm 2/3 tại New York. Ảnh: Getty Images
Kết quả bỏ phiếu được chiếu trên màn hình tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ hôm 2/3 tại New York. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu để khiển trách Nga về các hoạt động quân sự ở Ukraine và yêu cầu các lực lượng của Moscow rời khỏi nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ngay lập tức.

Nghị quyết được thông qua sau khi hơn 100 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã lên tiếng phát biểu quan điểm của mình trong 3 ngày diễn ra phiên họp đặc biệt.

Nghị quyết không ràng buộc đã được thông qua vào thứ Tư, với 141 quốc gia bỏ phiếu tán thành, 35 quốc gia bỏ phiếu trắng và 5 quốc gia phản đối biện pháp này. Các lá phiếu phản đối nghị quyết duy nhất thuộc về Belarus, Syria, Triều Tiên, Eritrea và chính Nga. Ấn Độ, Nam Phi và Iraq nằm trong số các thành viên bỏ phiếu trắng, cũng như các đồng minh của Nga như Iran, Cuba và Kazakhstan.

Kết quả hôm thứ Tư sau một cuộc bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần trước của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó Nga thực hiện quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn một dự thảo nghị quyết chống lại Nga. Với việc tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an khác đã bỏ phiếu tán thành hoặc bỏ phiếu trắng, dự thảo nghị quyết đã được phép đưa ra trong phiên họp khẩn cấp đầu tiên của Đại hội đồng kể từ năm 1997.

Nghị quyết, vốn cần 2/3 Đại hội đồng bỏ phiếu để thông qua, cũng kêu gọi Nga hủy bỏ quyết định công nhận hai nước Cộng hòa nhân dân ly khai Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) là các quốc gia có chủ quyền chứ không phải lãnh thổ Ukraine.

Các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine diễn vào tuần trước, sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chính thức công nhận LPR và DRP, sau đó kêu gọi một chiến dịch để “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa” tại quốc gia láng giềng.

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc không mang tính ràng buộc thực thi, song có sức mạnh mang tính biểu tượng, thể hiện sự nhất trí của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các vấn đề xung đột.

Đây là phiên họp đặc biệt lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong 77 năm thành lập và phát triển. Phiên họp được tổ chức theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an sau khi cơ quan này họp khẩn lần thứ tư hôm 27/2 vừa qua.

Nga và Ukraine dự kiến sẽ tiến hành vòng hòa đàm thứ hai ở Belovezhskaya Pushcha trên biên giới Belarus-Ba Lan vào ngày 3/3.

Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời ông Vladimir Medinsky - Cố vấn Tổng thống Vladimir Putin kiêm trưởng đoàn đàm phán Nga, ngày 2/3 cho biết các vấn đề liên quan đến lệnh ngừng bắn và nhu cầu mở hành lang nhân đạo sẽ được thảo luận tại vòng đàm phán này./.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.