“Chìa khóa” giải “bài toán” rút bảo hiểm xã hội một lần

Nhận BHXH một lần, NLĐ mất đi quyền hưởng lương hưu khi về già.
Nhận BHXH một lần, NLĐ mất đi quyền hưởng lương hưu khi về già.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc nhận bảo hiểm xã hội một lần đồng nghĩa với việc người lao động tự rời bỏ hệ thống bảo hiểm xã hội, tự tước bỏ quyền được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây là thực trạng đáng báo động trong việc đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, khiến họ không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già.

Hưởng một lần, lo cả đời

Theo số liệu thống kê, số người nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ở nước ta luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Năm 2006 chỉ có 240.191 người nhận BHXH một lần (chiếm 3,82% số người tham gia BHXH) thì đến năm 2016 tăng lên 665.306 người (chiếm 4,7%) và năm 2020 là 897.000 người (chiếm 5,57%). So với số người tham gia mới và quay trở lại tiếp tục tham gia BHXH, trước năm 2016, bình quân cứ 2 người tham gia thì có 1 người ra khỏi hệ thống BHXH bằng việc nhận BHXH một lần; còn những năm gần đây số nhận BHXH một lần gần bằng số tham gia mới.

Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, đời sống khó khăn do dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người lao động (NLĐ) đã đề nghị hưởng BHXH một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống; đồng thời, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có luôn một khoản “tiền tươi”... Thực trạng đó khiến số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần, đặc biệt vào thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng.

Tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có hơn 700.000 người hưởng BHXH một lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động - LĐLĐ Việt Nam) cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc NLĐ chọn nhận BHXH một lần. Trước tiên, phải kể đến điều kiện thu nhập, đời sống của NLĐ hiện nay còn quá khó khăn.

Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, hầu hết NLĐ có thu nhập vừa đủ hoặc phải hết sức tằn tiện, phải làm thêm giờ mới có thể đủ trang trải cuộc sống, “ráo mồ hôi là hết tiền”, chỉ có trên 15% NLĐ làm việc có tích lũy. Cuộc sống quá khó khăn, nên khi phải nghỉ việc hầu hết NLĐ buộc phải lựa chọn nhận BHXH một lần để có khoản tiền lo sinh hoạt trước mắt. Đây là sự lựa chọn mà không phải NLĐ nào cũng mong muốn. Trong lúc đó, tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách sa thải NLĐ trên 35 tuổi để giảm thiểu chi phí, khiến những NLĐ này khó tìm việc ở khu vực kinh tế chính thức.

Bên cạnh đó, phải thẳng thắn thừa nhận, hệ thống chính sách BHXH hiện nay của nước ta chưa linh hoạt, nên chưa thu hút được đông đảo NLĐ gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH. Theo quy định hiện hành, NLĐ muốn hưởng chế độ hưu trí phải có ít nhất 20 năm đóng BHXH và đảm bảo tuổi đời theo quy định; trong khi tuổi đời của số đông NLĐ khi nghỉ việc còn trẻ, nên họ không thể chờ đợi đóng đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

“Một nguyên nhân là do NLĐ không nắm rõ quy định và lợi ích của các chế độ BHXH. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách về BHXH còn những hạn chế nhất định. Thời gian qua, không ít cơ quan truyền thông, với mục đích vận động cho chính sách nâng tuổi nghỉ hưu, đã thông tin không chính xác về khả năng “mất cân đối quỹ BHXH” làm cho NLĐ không yên tâm, nên khi có cơ hội là muốn “hưởng trước cho chắc”. Ngoài ra, cũng phải kể đến các quy định pháp luật về BHXH một lần khá dễ dàng cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng số NLĐ nhận BHXH một lần” – ông Quảng cho biết.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách BHXH theo hướng đồng bộ, toàn diện

Trước thực trạng trên, ông Lê Đình Quảng cho rằng, để đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục những tồn tại của chính sách BHXH, qua đó tăng tính hấp dẫn để NLĐ chủ động tham gia và gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, trước hết cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH theo hướng đồng bộ, toàn diện. Bởi chế độ BHXH một lần có liên quan chặt chẽ đến các chế độ BHXH khác, nhất là chế độ hưu trí.

Vì vậy, hệ thống BHXH cũng phải được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác; hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH.

Bên cạnh đó, cần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ. Về tổng thể, việc này được coi là giải pháp căn cơ và mang tính bền vững nhất đúng theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương.

Cùng với đó, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm. Cụ thể, cần chú trọng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua hỗ trợ NLĐ và doanh nghiệp duy trì việc làm; tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLĐ về chính sách BHXH; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHXH.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.