"Chìa khóa" để Hải Dương vươn xa 5 năm tới

"Chìa khóa" để Hải Dương vươn xa 5 năm tới
(PLO) - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 -2020 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, Hải Dương phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. 
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển trao đổi với Pháp Luật Việt Nam về những giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra…
Những năm gần đây, kinh tế Hải Dương đã có bước tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện. Để tiếp tục duy trì và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới, Bí thư có thể cho biết những chỉ tiêu kinh tế nào sẽ là vấn đề trọng tâm?  
- Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh đã có sự tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đời sống nhân dân được nâng lên. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,9%/năm (theo giá cố định năm 2010), cao hơn bình quân cả nước (mục tiêu tăng 11%/năm). Năm 2015, quy mô kinh tế tỉnh (GRDP giá hiện hành) đạt 76.734 tỷ đồng, gấp 1,83 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD. 
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 20,1% - 47,7% - 32,2% năm 2010 sang 15,9% - 52,5% - 31,6% năm 2015. Cơ cấu lao động tương ứng chuyển dịch từ 47,9% - 31,4% - 20,7% năm 2010 sang 36,5% - 35,0% - 28,5% năm 2015. Triển khai và đạt kết quả bước đầu trong tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công; tăng tỷ trọng huy động vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước từ 68,4% năm 2010 lên 72,1% năm 2015. 
Lĩnh vực văn hoá, xã hội có bước phát triển mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng và quân sự địa phương được củng cố và tăng cường; công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến rõ rệt; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng lên.
Giai đoạn 2015 – 2020, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô trong nước đang dần ổn định, nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư. Một số hiệp định thương mại song phương, đa phương đang đàm phán, được ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội cho thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. 
Để tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI đã căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn đan xen nhằm phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, phấn đấu giành được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế như tổng sản phẩn trên địa bàn có mức tăng trưởng bình quân từ 8 – 8,5%/năm, cơ cấu tổng sản phẩm của Hải Dương đến năm 2020 sẽ được dịch chuyển theo hướng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11%; các ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 56%, ngành dịch vụ chiếm 33% cơ cấu nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 3.200 USD. 
Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm đạt 32%/năm, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm. Tỷ lệ các xã được công nhận xã nông thôn mới đạt trên 60%, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt từ 33 – 35%; 67% các trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình trên 1%/năm, 10.000 dân có 30 giường bệnh, 100% hộ dân được sử dụng nước sạch…
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển
Để đạt được các mục tiêu kinh tế trên, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nào? 
- Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, Đảng bộ đã xác định rõ các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm trong từng bối cảnh, điều kiện và thời điểm để đề ra các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với khả năng cân đối và bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã định. Coi trọng phát triển nhanh, bền vững, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng luôn chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. 
Cụ thể, Hải Dương sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Hải Dương như đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Phấn đấu giá trị gia tăng lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,7 – 2%/năm. 
Để thực hiện chiến lược này, Hải Dương tiếp tục quy hoạch, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có năng suất, chất lượng cao; mở rộng quy mô, hiệu quả các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chú trọng phát triển sản xuất theo quy mô công nghiệp, trang trại.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân từ 10,5- 11%/năm. Hải Dương sẽ đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên, phát triển có chọn lọc, tập trung một số sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có giá trị gia tăng cao, công nghiệp phụ trợ; thu hút các dự án chế biến nông sản. Hải Dương chủ động xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề để hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp. 
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, duy trì và giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống, tích cực thâm nhập các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga gắn với cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, mở rộng mạng lưới hỗ trợ tài chính, phát triển các thành phần kinh tế. Hải Dương từng bước hình thành các tuyến, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, gắn du lịch văn hóa với các di tích danh thắng như Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai, An Phụ - Kính Chủ, Văn miếu Mao Điền… 
Thu hút đầu tư, đồng bộ các biện pháp cải thiện căn bản môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa Hải Dương vào nhóm 25 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh là ưu tiên hàng đầu của Hải Dương.     
Có vị trí nằm giữa các TP lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Dương sẽ tận dụng lợi thế này như thế nào?
- Một trong những vấn đề trọng tâm phát triển kinh tế mà tỉnh đã và đang triển khai là tăng cường liên kết vùng, phát huy lợi thế nhằm tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển. Mở rộng hợp tác phát triển, thực hiện liên kết vùng với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hải Dương sẽ tham gia vào chuỗi liên kết với các địa phương này để cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ vận tải kho bãi, dịch vụ tài chính. 
Hợp tác  với các tỉnh, thành trong vùng, tận dụng lợi thế tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy qua, Hải Dương sẽ phát triển chuỗi đô thị vệ tinh, công nghiệp và dịch vụ cho vùng Thủ đô. Để tập trung nguồn lực, tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ cho các TP lớn, Hải Dương sẽ đổi mới công tác bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo Luật Đầu tư công. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư trung hạn. Bố trí vốn để tham gia các dự án hợp tác công - tư và xây dựng nông thôn mới. Không bố trí vốn cho các dự án mà thành phần kinh tế ngoài nhà nước có khả năng tham gia đầu tư. 
Khuyến khích thực hiện đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển các khu đô thị, khu dân cư. Trong nhiệm kỳ này, Hải Dương sẽ huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như Dự án xây dựng đường trục Bắc – Nam của tỉnh, Dự án phát triển khu dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quy mô 300ha tại Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu văn hóa – thể thao, khu hành chính theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Các dự án sản xuất công nghiệp lớn, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng được triển khai, đưa vào khai thác, vận hành sẽ mở rộng không gian giao lưu, hợp tác thương mại và đầu tư giữ Hải Dương với các tỉnh, thành trong vùng và khu vực. 
Xin trân trọng cảm ơn Bí thư!

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.