Chi tiền triệu mua thuốc lá không khói, vẫn mang bệnh

Chi tiền triệu mua thuốc lá không khói, vẫn mang bệnh
(PLO) - Nghĩ rằng thuốc lá điện tử (TLĐT) hay còn gọi là ‘thuốc lá không khói’ có thể giúp cai nghiện thuốc lá thường mà không gây hại sức khỏe, nhiều người đã chịu chi hàng triệu đồng để mua một điếu TLĐT. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy...
Nghĩ rằng thuốc lá điện tử (TLĐT) hay còn gọi là ‘thuốc láh kông khói’ có thể giúp cai nghiện thuốc lá thường mà không gây hại sức khỏe, nhiều người đã chịu chi hàng triệu đồng để mua một điếu TLĐT.
Tuy nhiên, ThS.BS Phạm Thị Hoàng Anh, GĐ Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho rằng, TLĐT vẫn chứa nicotine là chất gây nghiện. Trong nhiều trường hợp, người hút chuyển từ thuốc lá truyền thống sang hút TLĐT mà không cai được thuốc, thậm chí gây hại sức khỏe như thuốc lá thường.
Độc hại như thuốc lá thường
Mặc dù xuất hiện trên thị trường khá muộn (khoảng năm 2003) so với thuốc lá truyền thống nhưng TLĐT đang ngày càng có nhiều người sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, TLĐT được rao bán khá rầm rộ và đặc biệt thu hút giới trẻ. Chúng được quảng cáo như một sản phẩm thay thế thuốc lá thường, có tác dụng giúp cai nghiện thuốc lá hiệu quả nhất mà không hề gây hại sức khỏe (?).
Hiện, không khó để tìm mua một điếu TLĐT trên thị trường, nhất là trên các trang mạng mua bán online. Được coi là loại “thuốc lá không khói”, một điếu TLĐT (E-cigarette hay E-cig) được thiết kế có dáng vẻ bên ngoài giống điếu thuốc lá thường, có cấu tạo bao gồm: 
Đầu đốt, đầu hút, thân buồng đốt, và pin. Tuy nhiên, khác thuốc lá thường, muốn sử dụng được TLĐT phải có tinh dầu dành riêng cho TLĐT. Giá của một sản phẩm TLĐT được rao bán từ hàng bình dân đến cao cấp, dao động khoảng vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm. Chẳng hạn, một loại TLĐT mini được rao bán với giá 2.150.000đ; loại khác có ‘cấu hình siêu khủng’ được rao bán giá 3.200.000đ…
Người ta tìm đến “thuốc lá không khói” một phần vì tò mò về công dụng của nó, một phần muốn thể hiện… đẳng cấp, đa số thì muốn từ bỏ thói quen hút thuốc thông thường. Song trên thực tế, vẫn đang có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề an toàn và hiệu quả sử dụng của sản phẩm TLĐT. 
TLĐT liệu có “thần kỳ” như đồn thổi? ThS.BS Phạm Thị Hoàng Anh cho biết, TLĐT là một thiết bị điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của điếu thuốc lá truyền thống, gồm hai phần: một thiết bị chứa dung dịch có hoặc không chứa nicotine và các chất tạo mùi nối với một thiết bị vi mạch làm nóng dung dịch và tạo sương hoạt động bằng pin giúp tạo hơi khi người sử dụng hít vào. 
Trước đây và phần lớn TLĐT hiện nay được thiết kế có hình dạng giống thuốc lá truyền thống nhưng ngày càng có nhiều sản phẩm có hình dạng giống với những vật dụng thông thường khác như: hình chiếc bút; thẻ nhớ USB…
Theo BS. Hoàng Anh, tuy thời gian từ khi TLĐT xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trên thị trường tính đến nay chưa đủ lâu để có thể đánh giá hết những tác hại mãn tính về mặt sức khỏe, song nghiên cứu thành phần của các dung dịch TLĐT cho thấy chúng có chứa nhiều chất độc hại với sức khỏe.
“TLĐT có chứa một lượng nicotine không ổn định tùy từng nhãn hiệu. Ngay cả ở một số loại TLĐT được tuyên bố không chứa nicotine thì thực tế các xét nghiệm đã tìm thấy nicotine trong đó. Nicotine là chất gây nghiện và có hại với phụ nữ mang thai (tác động xấu lên sự phát triển não của bào thai) cũng như với hệ tim mạch. Nicotine cũng có tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương ở thanh thiếu niên. 
Tuy bản thân nicotine không gây ung thư nhưng có thể là một chất kích thích cho ung thư phát triển. Các báo cáo từ Mỹ và Anh cho thấy số trường hợp nhiễm độc nicotine gia tăng khi việc sử dụng TLĐT gia tăng. Ngoài ra trong khói thuốc của TLĐT cũng có chứa những hạt siêu nhỏ như thuốc lá truyền thống có thể làm tổn thương chức năng hô hấp của phổi người hút và người phơi nhiễm với khói thuốc thụ động”- ThS.BS. Hoàng Anh nhấn mạnh.
Thuốc lá điện tử được rao bán tràn lan
 Thuốc lá điện tử được rao bán tràn lan
Không nên dựa dẫm vào TLĐT để cai thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khoảng 40.000 người tử vong tại Việt Nam hàng năm và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm. Hút thuốc lá tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người là hiển hiện.
Nói về tác dụng giúp cai nghiện thuốc lá thường của TLĐT, ThS.BS. Hoàng Anh cho rằng, các sản phẩm TLĐT có chứa nicotine là chất gây nghiện. Lượng nicotine chứa trong thành phần TLĐT cũng rất dao động giữa các nhãn hiệu. Hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy giá trị của TLĐT trong việc hỗ trợ cai thuốc. Trong nhiều trường hợp, người hút chuyển từ thuốc lá truyền thống sang hút TLĐT mà không cai được thuốc. WHO khuyến cáo những người muốn cai thuốc không nên dựa dẫm vào TLĐT mà nên sử dụng các phương pháp cai nghiện đã được chứng minh là hiệu quả.
Chính vì vậy, chuyên gia này khuyến nghị, TLĐT vẫn là một sản phẩm độc hại nên nhà nước cần quản lí toàn diện từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến phân phối, quảng cáo… Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi và cập nhật về tác hại TLTĐ để thông tin cho cộng đồng. Cần áp dụng các quy định hiện nay đối với thuốc lá truyền thống cho TLĐT như cấm quảng cáo khuyến mại, cấm sử dụng nơi công cộng…
Để giảm tỉ lệ hút thuốc, WHO khuyến cáo cần thực hiện đồng thời nhiều nhóm giải pháp khác nhau gọi tắt là nhóm 6 biện pháp MPOWER, trong đó bao gồm:
1M - Theo dõi tỉ lệ hút thuốc
2P - Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động
3O - Cung cấp, hỗ trợ cai thuốc lá
4W - Cảnh báo và truyền thông về tác hại thuốc lá
5E - Thực thi cấm quảng cáo khuyến mại tài trợ thuốc lá
6R - Tăng thuế thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.