Chế định Thừa phát lại ngày càng được người dân, xã hội đón nhận

Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ Thừa phát lại tại Văn phòng TPL Thủ đô.
Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ Thừa phát lại tại Văn phòng TPL Thủ đô.
(PLO) - Từ những thành công của việc thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL), Quốc hội đã cho phép thực hiện chính thức bắt đầu từ 01/01/2016. Nhìn lại thời gian qua cho thấy, TPL đã đi vào cuộc sống, được người dân, xã hội đón nhận.

Năm 2010, chế định TPL được thực hiện thí điểm tại TP HCM. Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm tại TP HCM, năm 2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL, trong đó giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định TPL tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết ngày 31/12/2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chế định TPL đã được thí điểm tại 13 địa phương với 53 Văn phòng TPL được thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015 tại 13 địa phương và 6 tháng đầu năm 2016 tại Hà Nội và TP HCM, các Văn phòng TPL đã tống đạt được hơn 1 triệu văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, lập gần 67 ngàn vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án gần 1 ngàn việc, trực tiếp tổ chức thi hành án hơn 500 vụ việc, đạt tổng doanh thu là  gần 190 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Đỗ Hoàng Yến, hoạt động TPL đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, trong quan hệ với cơ quan nhà nước và trong hoạt động tố tụng, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. TPL cũng góp phần giảm tải công việc cho cơ quan nhà nước.

Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định TPL, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định TPL, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Tư pháp cho biết đã tiến hành nhiều công việc như quán triệt sâu rộng tinh thần Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành về TPL; xây dựng đội ngũ TPL; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chế định TPL; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhằm kịp thời xử lý, chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm trong tổ chức và hoạt động của TPL; xây dựng Luật TPL.

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, qua thời gian thực hiện thí điểm cho thấy, hoạt động TPL còn gặp những khó khăn nhất định. Với mục tiêu bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của Văn phòng TPL, Bộ Tư pháp đề nghị UBND tỉnh, thành phố cân nhắc kỹ việc đăng ký thực hiện hoặc mở rộng thực hiện chế định TPL tại địa phương hướng tới và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của chế định này.

Đề án phát triển nghề TPL cần phải đánh giá sâu sắc cơ sở thực tiễn của địa phương như đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội; thói quen, nhu cầu và khả năng sử dụng các dịch vụ pháp lý nói chung và dịch vụ lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án nói riêng, có sự đánh giá một cách toàn diện hoạt động tống đạt các loại văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự và Tòa án. Bộ Tư pháp cho biết cũng sẽ nghiên cứu, cân nhắc sửa đổi, bổ sung phù hợp, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động TPL thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi cho TPL hoạt động. 

Tính đến nay, Bộ Tư pháp đã thực hiện bổ nhiệm 328 TPL để hành nghề tại 13 tỉnh thực hiện chế định TPL theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm chất lượng đội ngũ TPL, trong đó, riêng từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 đã thực hiện bổ nhiệm 53 trường hợp (chiếm 16%).

Một trong những tồn tại, hạn chế của việc triển khai thí điểm, đó là: đội ngũ TPL, Thư ký nghiệp vụ tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng do tính chất nghề mới nên nhiều người còn hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Do đó, trên cơ sở rà soát lại tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL theo quy định hiện hành, Bộ Tư pháp dự kiến báo cáo Chính phủ theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện của TPL nhằm tăng cường chất lượng, xây dựng đội ngũ TPL có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật; có đạo đức và kỹ năng hành nghề.

* Trưởng Văn phòng TPL Bình Thạnh (TP HCM) Lê Mạnh Hùng: Khuyến khích, thu hút nhiều nguồn lực tham gia vào hoạt động TPL

Văn phòng TPL Bình Thạnh là một trong những văn phòng đầu tiên được thành lập tại TP HCM. Sau hai năm hoạt động, Văn phòng đã tống đạt hơn 79 nghìn văn bản, lập trên 2 nghìn vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án được 58 vụ việc, trực tiếp tổ chức thi hành án được 37 vụ việc.

Để đẩy mạnh hoạt động của các văn phòng TPL trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cần có chính sách phát triển phù hợp để khuyến khích, thu hút nhiều nguồn lực tham gia vào hoạt động TPL. Hơn nữa, TPL được Nhà nước trao quyền để thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt động TPL liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau, do đó chỉ khi ban hành Luật TPL thì hoạt động này mới có thể được thực hiện một cách thuận lợi. 

* Trưởng Văn phòng TPL Uông Bí (Quảng Ninh) Đỗ Văn Huệ: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.

Thời gian qua, tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và cấp ủy, chính quyền địa phương, Văn phòng đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau nên cán bộ và nhân dân trên địa bàn cơ bản đã hiểu và tiếp cận dịch vụ TPL. Nhờ vậy, đến nay Văn phòng đạt được một số kết quả tích cực. 

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS, bên cạnh việc ôn lại truyền thống THADS, ghi nhận những kết quả bước đầu đã đạt được thì việc thực hiện chế định TPL cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải được các cơ quan chức năng khẩn trương tháo gỡ. Văn phòng TPL Uông Bí rất mong các cơ quan chức năng quan tâm thúc đẩy hiệu quả hoạt động TPL trong thời gian tới và đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chế định TPL thay thế các văn bản hiện hành, tiến tới ban hành Luật TPL, đồng thời đẩy mạnh việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho những người làm công tác TPL…


* Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Văn Lạng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế định TPL

Sau thời gian thực hiện thí điểm tại TP HCM và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kể từ ngày 01/01/2016, chế định TPL đã chính thức được công nhận và thực hiện trên phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 107/2016/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội. Như vậy, hệ thống TPL đã dần được hình thành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ đều trên cả nước.

Chúng tôi cho rằng, tới đây cần sớm ban hành văn bản quy định rõ thẩm quyền về THADS của văn phòng TPL, TPL, trách nhiệm phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án… nhằm đảm bảo được sự bình đẳng, hoạt động lâu dài, hiệu quả của các văn phòng TPL; qua đó góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đề ra. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế định TPL sâu rộng trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân. 


* Trưởng Văn phòng TPL Phúc Yên (Vĩnh Phúc) Hoàng Quốc Thuận: Cần ghi nhận chức năng thi hành án của văn phòng TPL

Sau thời gian hoạt động tính đến ngày 30/5/2016, Văn phòng đã đạt được một số kết quả nổi bật như tống đạt được gần 7.500 văn bản theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan THADS; lập và đăng ký tại Sở Tư pháp 77 vi bằng; thực hiện xác minh điều kiện thi hành án 12 vụ việc; tổ chức thi hành án thành công một vụ việc thu được cho khách hàng số tiền 3,1 tỷ đồng mà không phải dùng tới các biện pháp cưỡng chế.

Để thúc đẩy hoạt động của TPL trong thời gian tới theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, cải cách hành chính mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra tại Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, trước hết chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo Nghị định về TPL sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định để lấy ý kiến đóng góp, về lâu dài cần ban hành Luật TPL. Ngoài ra, cần ghi nhận chức năng thi hành án của văn phòng TPL vào trong bản án của Tòa án, giúp người dân nắm bắt được chức năng thi hành án của văn phòng TPL cũng như đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ việc chuyển giao văn bản cho TPL thực hiện tống đạt.

H.Thư (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm
(PLVN) -Chiều ngày 24/7/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm gia đình liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, tọa lạc trên phố Đội Cấn. Chuyến đi không chỉ nhằm tri ân và tưởng nhớ người nữ anh hùng của dân tộc, mà còn là dịp để các đoàn viên trẻ thấm nhuần những bài học quý báu từ cuộc đời và sự nghiệp của chị.

Đoàn Bộ Tư pháp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.
(PLVN) - Sáng 25/7/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ
(PLVN) -Tiếp theo chương trình làm việc tại Cu-ba, trong các ngày làm việc từ 22-24/7/2024, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với một số cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ. Tại các buổi làm việc, đại diện các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ đã gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng ngày 24/7/2024, Đoàn cũng đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc.

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 24/7, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt tri ân đối với các đồng chí công chức, viên chức là thương binh, con liệt sỹ, con thương bệnh binh nặng hạng 1, hạng 2 các đơn vị thuộc Bộ.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật thăm, tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá

Đoàn công tác thăm và tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá.
(PLVN) - Nhân dịp 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), chiều 23/7/2024 vừa qua, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tập đoàn Tâm Sen và Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá tổ chức thăm và tặng quà 8 thương binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn xã Đặng Xá (Gia Lâm, TP Hà Nội).

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Thứ trưởng Mai Lương Khôi giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung. (Ảnh Nghĩa Đức)
(PLVN) - Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
(PLVN) -Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế trực thuộc.

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 22/7, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo yêu cầu của Nghị quyết số 66 /NQ-CP”.

Đội ngũ Luật sư Hà Tĩnh ngày càng giỏi chuyên môn và nhiệt huyết với hoạt động xã hội

Các luật sư bầu Ban chủ nhiệm. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 19/7, Đoàn luật sư Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội toàn thể luật sư lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.

Hải Phòng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho viên chức, người lao động, sinh viên nhà trường

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn khảo sát, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP và Nghị định số 143/2013/NĐ-CP tại trường Đại học Hải Phòng.