Cần sớm thành lập Hội Thừa phát lại ở các tỉnh, thành

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
(PLO) - Chiều qua (11/7), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại (TPL). Hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên cả nước. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Lê Thành Long, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cùng đại diện nhiều đơn vị liên quan.

Mới thí điểm tại 13 địa phương với 53 văn phòng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ, việc thí điểm chế định TPL tại 13 địa phương với 53 Văn phòng TPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và có ý nghĩa quan trọng giúp giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp. Hoạt động lập vi bằng của TPL đã tạo thêm một công cụ pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng góp phần bổ sung nguồn chứng cứ để bảo vệ kịp thời, thiết thực lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan THADS và TPL, trình độ năng lực của đội ngũ hành nghề TPL còn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến hiệu quả công việc còn hạn chế. 

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến khẳng định việc thực hiện chính thức chế định TPL ở nước ta là cần thiết, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như xu thế chung của các nước có truyền thống luật thành văn như ở nước ta. Nghị quyết cho thực hiện chế định này đã góp phần khắc phục một số tồn tại, hạn chế mà trước đây trong giai đoạn thí điểm gặp phải, góp phần thực hiện tốt hơn chế định này. 

Nhiều giải pháp đưa ra để triển khai hiệu quả chế định thừa phát lại
Nhiều giải pháp đưa ra để triển khai hiệu quả chế định thừa phát lại

Về kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định TPL theo Nghị quyết 36/2012/QH13 của Quốc hội tại Tòa án nhân dân (TAND), đại diện TAND tối cao cho biết, các Tòa án thực hiện thí điểm đã ký kết hợp đồng với các văn phòng TPL, TAND tối cao đã hướng dẫn các Tòa án việc lập dự toán kinh phí tống đạt. Tính đến 31/7/2015, tổng số văn bản mà 13 TAND tỉnh, thành thực hiện thí điểm chế định này đã chuyển giao văn bản cho các Văn phòng TPL tống đạt 661.617 văn bản. Ngoài ra, việc sử dụng vi bằng làm nguồn chứng cứ để giải quyết, xét xử các loại vụ việc tại Tòa án phát sinh chưa nhiều.

Sẽ có Hiệp hội TPL

Một trong những khó khăn cơ bản trong việc thực hiện chế định TPL được các địa phương nêu lên, đó là việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ TPL của người dân, xã hội còn hạn chế. Mặc dù chế định này đã tồn tại ở nước ta trước đây trong nhiều năm, nhưng qua thời gian dài không được thực hiện, nên còn khá mới mẻ với người dân, thậm chí với cả cơ quan nhà nước. 

Một số vướng mắc nổi bật khác là các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của TPL còn chưa đầy đủ, đồng bộ; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ; đội ngũ TPL còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực… Do vậy, nhiều đề xuất đã được đưa ra như: cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về TPL; xây dựng cơ chế phối hợp để các cơ quan hữu quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát có hiệu quả hoạt động của TPL nhằm chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót; nâng cao hiểu biết của người dân, xã hội; sớm thành lập Hội TPL ở các tỉnh, thành phố, Hiệp hội TPL trên cả nước… 

Phát biểu tại Hội nghị, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng việc thực hiện chế định TPL là điều tất yếu của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Tất cả các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ phải vượt qua chính mình, đặt lợi ích của cải cách, của người dân lên trên hết. Đặc biệt, vấn đề về nhận thức cần phải được tháo gỡ và thống nhất trên cả nước.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị quyết để kịp xây dựng Luật theo đúng lộ trình đề ra. Việc xã hội hóa các hoạt động tư pháp là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hiện nay, nhiều kết quả của TPL được khẳng định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Bài toán đặt ra hiện nay là phương thức triển khai hiệu quả, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, trong đó hoàn thiện thể chế và thay đổi nhận thức về TPL là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.