Châu Âu: Loay hoay giải “bài toán” khủng hoảng nhập cư

Ngăn chặn dòng người nhập cư- bài toán khó của châu Âu
Ngăn chặn dòng người nhập cư- bài toán khó của châu Âu
(PLO) - Làn sóng di dân đến châu Âu chưa bao giờ ngừng nghỉ và Liên minh Châu Âu (EU) chưa bao giờ ngừng đối mặt với cuộc khủng hoảng nhập cư. Thế nhưng cho đến nay, EU vẫn chưa tìm ra được những giải pháp cụ thể và triệt để cho vấn đề này.

Theo giới quan sát, trong ba năm liên tiếp gần đây, mùa Xuân luôn đi kèm với những cảnh báo gia tăng về làn sóng di dân đến châu Âu qua biển Địa Trung Hải. 

“Viễn cảnh nguy hiểm”

Theo thống kê, số người đang chờ để vượt biển vào Italy hiện rơi vào con số từ khoảng 300.000 người đến 1 triệu người. Và như vậy, châu Âu tiếp tục đối mặt với “một viễn cảnh nguy hiểm” của cuộc khủng hoảng người nhập cư dù đã không ít các giải pháp đã được đưa ra.

Năm 2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các đối tác châu Âu đã quyết định “đóng cửa” con đường Balkan, và sau đó đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc phong tỏa đường dẫn đến biển Aegean để ngăn dòng người tị nạn chiến tranh, chủ yếu là từ Syria. Hơn 1 triệu người đã vượt qua đây.

Trong năm 2016, 28 nước thành viên EU đã nỗ lực chặn điểm trung chuyển chính của các ngả đường di cư từ châu Phi đến phương Tây (từ Senegal, Bờ Biển Ngà, Guinea, Nigeria) và vùng Sừng châu Phi. “Quả bom” di cư từ châu Phi cho đến giờ vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng dường như “mồi lửa” đã bắt đầu bùng phát. Trái bom có thể nổ bất cứ lúc nào do thảm họa đói nghèo và các hậu quả chính trị. 

Tình hình tại Libya cũng vô cùng ảm đạm. EU đã lập một hội đồng với mục tiêu “ngăn chặn dòng người” di cư từ Libya trong mùa Hè năm nay nhưng đã thất bại. Trong 3 năm qua, lực lượng hải quân của Italy và châu Âu đã tăng cường tuần tra trên biển, giáp ranh với các đường lãnh hải Libya. Với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các lực lượng này đã cứu sống 36.000 người di cư bị đắm tàu, góp phần làm giảm vấn nạn “buôn người” của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các lực lượng này không thể vượt qua ranh giới cũng như không thể “tuyên chiến” trực tiếp với bọn buôn lậu, cũng như không thể tấn công trang thiết bị hoặc căn cứ của bọn buôn người. 

Khủng hoảng nhập cư tại Đan Mạch và Thụy Điển cũng không sáng sủa hơn. Hai quốc gia này, kết nối trực tiếp với nhau thông qua cầu Öresunds, là một trong những biểu tượng của sự hội nhập trong châu Âu. Sau khi Thụy Điển áp dụng việc kiểm tra thông tin đối với tất cả các du khách đến từ Đan Mạch thì Đan Mạch cũng tăng cường ngay việc kiểm soát biên giới với Đức nhằm tránh tình trạng người nhập cư ồ ạt đổ vào nước này sau khi bị Thụy Điển từ chối nhập cảnh. Chính sách của Thụy Điển và Đan Mạch là nhằm mục đích hạn chế dòng người nhập cư nhưng lại gây lo ngại sâu sắc đối với các cam kết của châu Âu về việc tự do đi lại của người dân.

Sau khi bị ngăn chặn đổ dồn về các nước châu Âu qua đường bộ, những người di cư tìm cách đến châu Âu qua Địa Trung Hải bằng những con tàu “may rủi”, biến chuyến đi thành lựa chọn mạo hiểm giữa sự sống và cái chết. Các số liệu thống kê cho thấy, với hơn 5.000 người di cư bị thiệt mạng trên Địa Trung Hải, năm 2016 là năm có nhiều người thiệt mạng nhất - vượt 1.300 người so với năm 2015. Kể từ đầu năm 2017 đến nay đã có khoảng 1.800 người di cư thiệt mạng trên biển. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2017, số người di cư chết và mất tích trên biển lên tới 1.622 người. 

Hành động không hiệu quả

Đáng chú ý nhất trong cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu là cuộc tranh luận chính trị giữa các nước thành viên EU để tìm ra cách xử lý tốt nhất. Nhóm Visegrad (còn gọi là V4) - bao gồm Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech - đã phản đối hệ thống hạn ngạch của EU về việc chấp nhận người tị nạn từ các khu vực bị chiến tranh tàn phá. Có ba vấn đề nổi lên từ cuộc tranh luận giữa EU và V4: 

Thứ nhất, không có gì đảm bảo rằng tất cả người di cư tìm kiếm nơi trú ẩn ở châu Âu thực sự đến từ các khu vực bị chiến tranh tàn phá ở Syria và Iraq. Các quốc gia có thể xây dựng hệ thống kiểm tra nhưng hiệu quả sẽ không cao do người nhập cư không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng bị giả mạo. Rõ ràng là không quốc gia nào muốn tiếp nhận dòng người không xác định được danh tính. 

Thứ hai và quan trọng nhất là các nước V4 đã đúng khi quyết định dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân của họ. Cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu có liên quan đến một làn sóng tội phạm lớn. Đức là quốc gia đã chấp nhận số lượng người di cư lớn nhất (con số này đã tăng hơn 50% so với năm 2016) và trong vụ tấn công vào đêm giao thừa năm 2015 ở Cologne, hầu hết các thủ phạm đều là người di cư.

Song song với đó, châu Âu đã phải hứng chịu những vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Hầu hết các vụ tấn công này được thực hiện bởi chính công dân châu Âu hoặc những người đã từng gia nhập hoặc hỗ trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, ngoài ra một số cuộc tấn công khác có sự tham gia của người nước ngoài bằng cách lợi dụng cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu. 

Thứ ba, cuộc tranh luận kéo dài giữa EU và V4 nhấn mạnh lập luận rằng nếu các nước EU như Ba Lan được hưởng lợi từ các thành viên khác của EU thì họ cũng phải tuân thủ hệ thống hạn ngạch. Lập luận này không tính đến việc những quốc gia này sẵn sàng chung tay để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng theo những cách khác như hỗ trợ tài chính. Không đồng tình với các quan điểm của nhóm V4, EU vẫn tiếp tục nhắc nhở nhóm này vì họ không tham gia vào việc chấp nhận người tị nạn và EU vẫn không thừa nhận thực tế là những nỗ lực hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng đã không giúp ích gì và dường như về lâu dài cũng không đem lại kết quả gì. 

Riêng tháng 6/2017, số người di cư chết và mất tích trên biển lên tới 1.622 người
Riêng tháng 6/2017, số người di cư chết và mất tích trên biển lên tới 1.622 người

Giải pháp nào?

Đặc điểm địa lý của châu Âu khiến việc kiểm soát nhập cư trở nên khó khăn. Khu vực Schengen miễn hộ chiếu của EU có một biên giới đất liền bên ngoài dài 4970 dặm và một biên giới biển rộng lớn. Thông qua các chính sách hạn chế thị thực, xây dựng hàng rào trên một số đoạn của biên giới bên ngoài của EU cũng như dàn xếp với các nước quá cảnh, các quốc gia châu Âu đã cố gắng kiểm soát lượng người nhập cư. Tuy nhiên, các mối quan hệ kinh tế gần gũi, sự mất cân bằng lớn về nhân khẩu và thu nhập với các khu vực lân cận trong bối cảnh ngành công nghiệp buôn người ngày càng gia tăng đã ngăn cản châu Âu có được một mức độ kiểm soát hiệu quả dòng người di cư. 

Các nhà phân tích cho rằng, thay vì đổ lỗi cho các nước V4 vì không chấp nhận người tị nạn, EU nên liên kết với họ để xây dựng kế hoạch tài chính và tài trợ có hiệu quả để ngăn chặn cuộc xung đột ở Syria và giúp tạo ra một môi trường ổn định và an toàn cho người Syria và người Iraq ở quê nhà. Bên cạnh đấy cũng cần phải có thêm sự hỗ trợ tài chính để “khóa” các đường biên giới, từ đó ngăn chặn dòng người nhập cư. Ở phía Bắc, EU bắt đầu huấn luyện, đào tạo và trang bị cho hàng chục đơn vị tuần tra của Libya để đảm đương nhiệm vụ chặn dòng người di cư. Ở phía Nam, EU đang đàm phán với 5 quốc gia được cho là xuất phát điểm của dòng người di cư hoặc quá cảnh (đó là Ethiopia, Mali, Nigeria, Senegal và đặc biệt là Niger) về các “thỏa thuận di cư” theo mô hình đã đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong khi đó, có nhiều ý kiến khác đề xuất thiết lập các trại tị nạn trên lãnh thổ châu Phi, thậm chí ủy thác cho các tổ chức nhân đạo thực hiện. Giống như ở Thổ Nhĩ Kỳ, các trại này sẽ phân loại những người tị nạn và di dân kinh tế và như vậy, số đông người di cư sẽ phải trở về nhà. Châu Âu cần hoạch định những chính sách thông minh hơn nhưng mang tính nhân đạo hơn, với những đường biên giới mở và linh hoạt để giải quyết triệt để những thách thức từ cuộc khủng hoảng nhập cư. 

Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015-2016 đã cho thấy các dàn xếp của EU mong manh đến mức nào. Dưới sức ép của cuộc khủng hoảng, một số nước thành viên đã phải đối phó với thách thức này thông qua các hành động như áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới và xây dựng hàng rào. Kết quả là phải đình chỉ một phần hệ thống Schengen. Sau khi vượt qua những chia rẽ ban đầu, EU cuối cùng cũng nhất trí về một ưu tiên cấp bách là giảm số người nhập cư. Điều này đã dẫn tới việc đóng cửa tuyến di cư Tây Balkan, thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ giảm dòng người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp vào tháng 3/2016, và một số bước đi khác để tăng cường kiểm soát biên giới bên ngoài của EU. 

Tuy nhiên, ngoài một số tiến bộ trong việc trao đổi dữ liệu và tăng cường chính sách đưa người nhập cư trở lại quê hương, EU đạt được rất ít tiến bộ trong nghị trình nội khối chủ chốt, đặc biệt liên quan đến việc chia sẻ gánh nặng và một cách tiếp cận tổng hợp hơn đối vấn đề di cư. Cố gắng giải quyết việc di cư chỉ thông qua các biện pháp quốc gia sẽ dẫn đến những chính sách phân mảnh và rời rạc mà có thể sẽ khiến các nước thành viên EU chống lại nhau...

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.