Chợ nô lệ thời hiện đại ở Libya?

Số người nhập cư vào Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay đã lên tới gần 50.000 người, trong đó có 1.309 người tử vong
Số người nhập cư vào Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay đã lên tới gần 50.000 người, trong đó có 1.309 người tử vong
(PLO) - Trang tin Allafrica số ra mới đây có đăng bài cho biết, hàng trăm người di cư dọc theo các tuyến đường di cư ở Bắc Phi đang bị mua và bán công khai tại các thị trường nô lệ hiện đại ở Libya. 

Những người thoát được ra ngoài đã thông báo với Cơ quan di trú của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề này. Hiện Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang xem xét và tiến hành điều tra tình trạng “buôn người” này. 

Lời khai “sốc”

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã nhận được thông tin trên sau khi các nhân viên ở Niger và Libya mới đây ghi lại lời khai gây sốc của các nạn nhân buôn người từ một số quốc gia châu Phi, bao gồm Nigeria, Ghana và Gambia. Họ miêu tả “thị trường nô lệ” đang hành hạ hàng trăm người châu Phi trẻ tuổi tại Libya. 

Các nhân viên điều hành của Văn phòng IOM tại Niger báo cáo về việc giải cứu một người di dân Senegal. Ngày 11/4, IOM báo cáo người này đã trở về nhà sau khi bị bắt giữ nhiều tháng. Cơ quan LHQ này cho biết theo lời khai của người thanh niên trẻ tuổi này, trong khi cố gắng vượt qua sa mạc phía Bắc, anh ta đến Agadez của Niger, tại đây anh phải trả khoảng 320 USD mới có thể tiếp tục đi về phía Bắc, hướng tới Libya.

Một kẻ buôn người cung cấp cho anh ta chỗ ở cho đến ngày khởi hành, anh được đưa lên xe khách. Tuy nhiên, khi xe khách của ông này đến Sabha ở phía Tây Libya, người lái xe khẳng định rằng mình không hề được kẻ buôn người trả tiền và  ông ta phải bán hành khách, đưa những người di cư đến một bãi đỗ xe. Tại đây, người thanh niên này đã chứng kiến một thị trường nô lệ đang diễn ra trong thời hiện đại. 

Người di cư đến Libya bị mua đi bán lại với giá từ 200 - 500USD
Người di cư đến Libya bị mua đi bán lại với giá từ 200 - 500USD

Nô lệ và cưỡng ép

Theo báo cáo của IOM tại Niger, những người nhập cư ở vùng hạ Sahara đã được người Libya bán và mua lại với sự hỗ trợ của người Ghana và người Nigeria. Ông Mohammed Abdiker, người đứng đầu IOM về hoạt động khẩn cấp, cho biết: “Các báo cáo mới nhất về thị trường nô lệ người di cư có thể đi kèm một danh sách dài các vụ cưỡng ép và hành hạ ở Libya, tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Đây là nơi hội tụ quá nhiều người di cư”. 

Ông Leonard Doyle, người phát ngôn của IOM tại Geneva, nói: “Những người di cư đến Libya với hy vọng tiếp tục hành trình sang châu Âu mà không hề biết nguy hiểm đang chờ họ phía trước. Ở đó (Libya), họ trở thành hàng hóa bị mua bán và vứt đi khi không còn giá trị nữa.

Để đưa thông điệp về những nguy hiểm này đến khắp châu Phi, chúng tôi ghi âm lời khai của những người nhập cư đã bị hành hạ và đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội và trên đài FM địa phương”. Những nhân chứng đáng tin cậy nhất là những người di cư trở về nhà với sự trợ giúp của IOM. Ông Doyle cho biết họ bị đánh đập, đối xử tàn bạo và bị lạm dụng, thường là lạm dụng tình dục”. 

Theo báo cáo của Cơ quan di trú của LHQ, số người nhập cư vào Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay đã lên tới gần 50.000 người, trong đó có 1.309 người tử vong. Theo các báo cáo này, Công tố viên của ICC Fatou Bensouda ngày 8/5 đã thông báo với Hội đồng Bảo an LHQ rằng ICC đang xem xét tiến hành một cuộc điều tra về các tội phạm liên quan đến người di cư ở Libya, trong đó có tệ nạn buôn người. 

Mới đây, người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi nói: “Tôi rất buồn khi có nguồn tin đáng tin cậy cho thấy Libya đã trở thành thị trường buôn bán người. Việc cứu mạng con người là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Trước sự gia tăng gần đây về số lượng người di cư đến đây, tôi kêu gọi những nỗ lực hơn nữa để giải cứu người trên con đường nguy hiểm này. Địa Trung Hải - nơi hoành hành của bọn buôn người từ bờ biển Libya đến Italy - là nơi đặc biệt nguy hiểm. Trên biển khơi, có khoảng 1.150 người đã mất tích hoặc mất mạng trong năm nay. Đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng buôn bán người như nô lệ và việc sử dụng bạo lực của những kẻ buôn người ở Libya”. 

Theo báo cáo của UNHCR, “tuyến đường biển Địa Trung Hải tiếp tục đặc biệt nguy hiểm trong năm nay, cũng như năm 2016, LHQ đã ghi nhận nhiều trường hợp thiệt mạng trên biển hơn những năm trước mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những vụ đắm tàu thuyền thương tâm là do bọn buôn người chở quá nhiều hành khách, chất lượng tàu thuyền tồi tàn và việc gia tăng sử dụng thuyền cao su nhỏ thay cho thuyền gỗ…”. 

Tin cùng chuyên mục

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.