Buôn người trên... mạng xã hội

Cảnh sát Hà Lan khám xét một đối tượng trong đường dây buôn người tị nạn Syria
Cảnh sát Hà Lan khám xét một đối tượng trong đường dây buôn người tị nạn Syria
(PLO) - Những kẻ buôn người đã được tìm thấy trong các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, “mảnh đất” màu mỡ để thúc đẩy dịch vụ của chúng và tìm kiếm khách hàng...

Xu hướng này đã được khẳng định trong năm 2016 và trở thành một vấn đề nhức nhối với cơ quan cảnh sát châu Âu. 

Ngụy trang tinh vi

Trong báo cáo thường niên của mình, Trung tâm châu Âu chống buôn người di cư (EMSC) thuộc Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã nhận được thông tin về 1.150 tài khoản đáng ngờ trên các mạng xã hội trong năm 2016 so với 148 tài khoản vào năm 2015.

Lara Alegria- chuyên gia của Europol- cho biết hiện tượng những kẻ buôn người sử dụng các mạng xã hội đang là một trong những ưu tiên điều tra của cảnh sát châu Âu trong năm 2017, bao gồm một loạt dịch vụ được quảng bá trên phương tiện truyền thông xã hội, từ nhà ở đến vận chuyển, thông qua việc làm giả các loại giấy tờ tùy thân, thị thực hay những cuộc hôn nhân giả mạo. 

Theo một nguồn tin của Europol, một số tài khoản trên mạng xã hội đang quảng bá chương trình “Trọn gói cho người nhập cư”, trong đó có nhập cảnh vào một nước, cư trú và thậm chí là có cả giấy phép lao động, giấy kết hôn cho người trưởng thành hay chứng nhận giáo dục cho trẻ em. Ông Eugenio Ambrosi, Giám đốc của tổ chức khu vực EU, Na Uy và Thụy Sĩ cho biết, Tổ chức di trú quốc tế (IMO) phát hiện ra rằng một số lượng lớn người di cư đến Italy hay Hy Lạp có phần do tác động từ mạng xã hội, nhất là Facebook. 

Những lời hứa giả dối trên mạng Internet khó bị tìm ra dấu vết vì nó được phát tán thông qua các tài khoản được tạo ra và sau đó biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày. Ông Eugenio Ambrosi nói đây là những hoạt động tạo ra lợi nhuận rất cao và chi phí của những kẻ buôn người bỏ ra thì lại cực thấp. 

Điều tra

Báo cáo của EMSC cũng nhấn mạnh, những tên mafia cũng ngụy trang trên nền tảng giữa các cá nhân như những người thuê nhà hay các trang web thuê xe đi chung. Theo EMSC, hầu hết những kẻ buôn người thực hiện hành vi quảng cáo trên mạng xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên từ năm 2016, Europol cũng tìm thấy một số tài khoản dường như đến từ các nước khác thuộc châu Âu. Chúng cung cấp các giấy tờ, tài liệu giả với chất lượng cao kèm lời hứa vận chuyển người di cư đến châu Âu qua ngả đường bộ, đôi khi đây được coi như điểm dừng chân của họ trước khi sang Bắc Mỹ. Di chuyển bằng tàu du lịch, máy bay, tàu chở hàng với các giấy tờ được làm giả là các dịch vụ mà những kẻ mafia đang tích cực quảng cáo trên mạng Internet. 

Báo cáo của EMSC còn cho thấy phạm vi của những dịch vụ này đã được mở rộng đáng kể và bao gồm cả những vụ việc làm người ta nghi ngờ các nhóm tội phạm đã có thể hối lộ các quan chức của các đại sứ quán hay cơ quan lãnh sự ở châu Âu của các nước không thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Theo một nguồn tin khác, nhiều nước thành viên EU đang điều tra một số nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao của nước thứ ba bị nghi ngờ nhận hối lộ từ mạng lưới buôn người nhập cư để đổi lấy visa vào EU. Cơ quan cảnh sát châu Âu Europpol từ chối bình luận về các thông tin trên để tránh ảnh hưởng đến cuộc điều tra đang diễn ra. 

Giám đốc Eugenio Ambrosi chia sẻ, một trong những khó khăn trong giám sát các hoạt động tội phạm trực tuyến là nó liên quan đến các khu vực địa lý khác nhau nên đòi hỏi những nỗ lực hành động đồng bộ, xuyên biên giới. Việc lần theo các dấu vết trên mạng xã hội để truy tìm những kẻ buôn người đã mang lại hiệu quả.

Điều này cho phép nhà chức trách bắt giữ thành viên của một nhóm tội phạm có tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa người nhập cư trái phép vào Slovenia trên một tàu chở hàng cùng 12 người di cư bất hợp pháp. Một phát ngôn viên của Facebook trấn an rằng “bất kỳ nội dung ấn phẩm nào liên quan đến buôn người là trái với các tiêu chuẩn của cộng đồng Facebook và sẽ bị gỡ bỏ ngay khi quản lý mạng được cảnh báo”... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.