Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng ngân hàng

Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng ngân hàng
(PLO) - Việc Deutsche Bank, ngân hàng tư nhân lớn nhất Đức rơi vào khó khăn làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ xuất hiện một cuộc khủng hoảng tài chính lớn tại châu Âu, trong bối cảnh châu lục này vẫn đang tồn tại một số trọng điểm kinh tế yếu kém...

Châu Âu đang “run rẩy”- chữ của báo Le Monde (Pháp) -  vì các ngân hàng và sự ổn định tài chính của mình. Deutsche Bank, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực này bị suy yếu về các vấn đề có tính chất cơ cấu và bị đe dọa bởi khoản tiền phạt khổng lồ 12,5 tỷ euro (khoảng 14 tỷ USD).

Chính phủ Mỹ quy trách nhiệm cho Deutsche Bank trong vụ bê bối vay nợ thế chấp dưới chuẩn năm 2007, nguồn gốc gây ra vụ khủng hoảng năm 2008, đã khiến cho mối quan ngại về một cú sốc ngân hàng mới nổi lên. 

Trận domino mới

Sự xuống dốc của ngân hàng tư nhân hàng đầu nước Đức này với bản kê tài sản quản lý trên sổ sách tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia, gần 10% GDP của toàn bộ khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), có khả năng sẽ kéo cả hệ thống tài chính vào một thế trận domino mới, kịch bản kinh khủng đặt nền kinh tế khu vực yếu đuối mới đang hồi phục và ngân sách công của nhiều nước trước sức ép rất lớn. 

Kể từ khi nổ ra khủng hoảng đến nay, châu Âu đã làm rất nhiều việc để quản lý và củng cố hệ thống ngân hàng nhưng những rủi ro vẫn còn khá lớn. Căng thẳng tái xuất hiện đẩy Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), thiết chế có thẩm quyền rất lớn chịu trách nhiệm giám sát 129 đại ngân hàng trong Eurozone phải gia tăng cảnh giác. Họ cũng phải hành động để xử lý từng vấn đề một với bản chất rất khác nhau. 

Deutsche Bank – Nỗi lo của Đức

Deutsche Bank thành lập từ năm 1870 để tài trợ cho sự phát triển công nghiệp Đức. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) qua vài thập niên, “đoá hoa” của nền kinh tế Đức này đã vươn lên thành một trong những tổ hợp tài chính nhiều rủi ro nhất thế giới do mối liên hệ chằng chịt với phần còn lại của khu vực ngân hàng toàn cầu. Deutsche Bank còn nắm giữ một bản quyết toán tài sản có độ rủi ro cao, liên quan đến sản phẩm tài chính phái sinh, một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. 

Tình trạng dễ bị bùng nổ này từ lâu không còn là một bí mật của Deutsche Bank trên thị trường tài chính thế giới. Mối đe dọa khoản tiền phạt kỷ lục 12,5 tỷ euro mà Mỹ áp đặt cho Deutsche Bank do vai trò của ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mới được công bố ngày 16/9, chỉ là một tia lửa, đặt ngân hàng này trước sự chú ý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Họ lo sợ rằng Deutsche Bank, cho đến nay có giá trị vốn hóa khá vững chắc, sẽ bị sa vào tình trạng thiếu vốn chủ sở hữu. Ngân hàng và Chính phủ Đức cũng bị đặt vào tình thế buộc phải hành động để trấn an, khoanh vùng “đám cháy” đang đe dọa thị trường chứng khoán. Từ tháng 1/2016 đến nay, giá trị của Deutsche Bank đã vơi một nửa, tức 15 tỷ euro đã bốc hơi.

Jérôme Legras, Giám đốc nghiên cứu của hãng tư vấn Axiom AI nhận định: “Deutsche Bank vẫn vững, các tỷ suất vốn của họ có khả năng chống chọi với khoản tiền phạt 14 tỷ USD, vẫn còn 230 tỷ euro tiền mặt. Tuy vậy, không thể tiếp tục duy trì tình trạng này”. Nhiều khả năng ECB sẽ yêu cầu ngân hàng này phải tái vốn hóa ngay lập tức để tái lập niềm tin. 

Những rủi ro tiềm ẩn

Gần đây, theo sáng kiến của ECB, các nhà lãnh đạo châu Âu đã làm rất nhiều việc để tăng vốn cho các ngân hàng, củng cố khả năng chống đỡ của họ đối với các cú sốc kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điểm yếu trong khu vực đồng tiền chung, là Italia và Bồ Đào Nha, liên quan đến tình hình khủng hoảng kinh tế của cả quốc gia và liên quan đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của những đối tượng vay nợ (hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ...). 

Theo các nhà kinh tế, trường hợp Italia và Bồ Đào Nha trầm trọng hơn và khó xử lý hơn, có nguy cơ bùng nổ cao hơn nếu không được xử lý nhanh chóng. Italia từ năm 2009 đến nay chưa biết đến tăng trưởng, lĩnh vực ngân hàng bị tác động tiêu cực bởi các khoản nợ xấu, phổ biến là nợ không được bảo lãnh.

Ông Patrick Artus, Giám đốc nghiên cứu của Ngân hàng Natixis, Pháp, đánh giá: “Cần phải tái cấp vốn cho các ngân hàng Italia từ 80-100 tỷ euro để họ có thể đối phó với lượng nợ xấu khổng lồ không có bảo lãnh, đồng thời phải làm sạch lĩnh vực này. Đây là một chủ đề chính trị quan trọng không chỉ đối với Italia mà của cả châu Âu”.

Còn Bồ Đào Nha, dù đã tiếp nhận kế hoạch cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF năm 2012, lĩnh vực ngân hàng vẫn gượng dậy một cách khó khăn sau khủng hoảng và có khả năng bùng nổ bởi các khoản nợ khó đòi. Hệ thống ngân hàng nước này lo ngại chi phí đi vay của họ sẽ tăng lên, nếu như mức xếp hạng tín dụng của nước này tiếp tục xấu đi trong đợt xem xét vào tháng mười vì lý do nợ nần. 

Chính sách lãi suất thấp của ECB nhằm kích thích kinh tế ban đầu có lợi cho lĩnh vực ngân hàng do đã kích thích được tín dụng và thị trường trái phiếu. Nhưng giờ thì chiều hướng đã thay đổi bởi chính sách này đã thu hẹp khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng: Do lãi suất ngắn và dài hạn tương đương nhau, ngân hàng không thể tạo lợi nhuận bằng cách tái cấp vốn ngắn hạn (rẻ hơn) để cho vay dài hạn (đắt hơn). Đã đến lúc ECB phải suy nghĩ một cách nghiêm túc tới các hậu quả của chính sách tiền tệ mà họ đang theo đuổi hiện nay... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.