Châu Âu bàn cách đối phó với làn sóng di cư ồ ạt

Những người di cư được giải cứu. Ảnh: AFP
Những người di cư được giải cứu. Ảnh: AFP
(PLO) - Nước Chủ tịch luân phiên của Liên minh Châu Âu (EU) Latvia ngày 20/4 kêu gọi cơ quan điều hành của khối khẩn trương đề xuất các biện pháp mới để tăng cường hoạt động của cơ quan biên giới châu Âu nhằm đối phó với tình trạng di cư cấp bách ở Địa Trung Hải. 
Tuyên bố trên được đưa ra trong lúc các tàu hải quân của Italia và Malta tiếp tục quần thảo ở vùng biển ngoài khơi Libya để tìm kiếm các nạn nhân của thảm họa di cư chết chóc nhất tại Địa Trung Hải. 
Theo AFP, hơn 700 người được cho là đã tử vong sau khi một tàu cá nhồi nhét quá tải người di cư đang tìm cách tới châu Âu bị chìm ở ngoài khơi Libya. Giới chức Italia cho biết, chỉ có 28 người sống sót sau thảm họa. Tuy nhiên, một người sống sót nói với nhà chức trách Italia rằng, có đến khoảng 950 người đã có mặt trên con tàu gặp nạn và một số trong những người này đã bị những kẻ buôn người nhốt dưới boong tàu.
Ngày 20/4, nhóm những người sống sót đầu tiên và 24 thi thể các nạn nhân đã được đưa đến Malta trên tàu tuần tra bờ biển Bruno Gregoracci của Italia. Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã cam kết sẽ nỗ lực hết sức để trục vớt con tàu bị chìm và đảm bảo những người thiệt mạng sẽ được chôn cất tử tế. 
Nếu lo ngại về thảm kịch xảy ra ngày 19/4 được xác nhận, tổng số người di cư thiệt mạng kể từ đầu năm 2015 cho đến nay sẽ thành hơn 1.600 người. Bên cạnh đó, hơn 11.000 người khác cũng đã được giải cứu kể từ giữa tuần trước, dấy lên những dự báo rằng số người tìm cách mạo hiểm di cư trong năm nay sẽ vượt con số 170.000 người của năm ngoái. 
Các vụ việc này đã dấy lên phản ứng giận dữ từ truyền thông phương Tây đối với các nhà chức trách khu vực trong vấn đề xử lý làn sóng di cư. Các cơ quan bảo vệ người tị nạn nói rằng những thảm họa trên là điều hoàn toàn có thể tránh được, và rằng các chính phủ châu Âu cần phải đẩy mạnh các chiến dịch cứu hộ người bị nạn cũng như giải quyết các nguyên nhân sâu xa của làn sóng những người di cư bất chấp tính mạng để tìm đường tới châu Âu.
“Thế giới cần phải hành động mạnh như chiến dịch bài trừ nạn hải tặc ở ngoài khơi Somalia vài năm trước. Tất cả chúng ta, đặc biệt là EU và các cường quốc thế giới, không thể ngồi im để theo dõi những thảm kịch xảy ra như vậy” – ông Wiliam Lacy Swing, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư thế giới nói. 
Thủ tướng Malta Joseph Muscat trong khi đó cho rằng EU cần phải xử lý tình trạng hỗn độn ở Libya, được cho là nguyên nhân dẫn đến việc những kẻ buôn người ngang nhiên hoạt động mà không bị trừng phạt.
Các nhóm nhân quyền bao gồm Ân xá quốc tế cũng đang kêu gọi khôi phục hoạt động tìm kiếm cứu nạn có tên Mare Nostrum của hải quân Italia. Italia đã hủy chiến dịch này sau khi thất bại trong việc thuyết phục các đối tác châu Âu hỗ trợ chi trả chi phí hoạt động của lực lượng này lên đến khoảng 9,7 triệu USD mỗi tháng do có những ý kiến cho rằng hoạt động Mare Nostrum đã vô tình khuyến khích người di cư tìm cách tới châu Âu. Mare Nostrum sau đó được thay thế bằng chiến dịch Triton có quy mô nhỏ hơn nhiều.
Trước các diễn biến trên, các bộ trưởng nội vụ và ngoại giao EU trong ngày 20/4 tiến hành một phiên họp khẩn về cuộc khủng hoảng này ở Luxembourg. Italia cũng đã yêu cầu mở một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU vào cuối tuần này để bàn về thảm họa.
Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Nội vụ Latvia Rihards Kozlovskis thông báo, nước này trên cương vị Chủ tịch EU cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng thông qua các biện pháp khẩn cấp ngắn hạn ngay khi các giải pháp này được đề xuất.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.