Chất cấm trong chăn nuôi đã được khống chế?

Theo Viện Kiểm nghiệm VSATTP, sử dụng thịt có chứa Salbutamol sẽ gây rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sảy thai. Ảnh minh họa
Theo Viện Kiểm nghiệm VSATTP, sử dụng thịt có chứa Salbutamol sẽ gây rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sảy thai. Ảnh minh họa
(PLO) - Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liệu có lạc quan khi khẳng định tình hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến nay đã được ngăn chặn, nguồn cung đã được khống chế?.

Tạm thời lắng xuống

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng quan điểm và đánh giá việc triển khai các đợt cao điểm về kiểm soát chất cấm đã có tác dụng rất tích cực, góp phần giảm thiểu rõ rệt tỷ lệ các mẫu dương tính với chất cấm trong chăn nuôi.

Cục này đưa ra bằng chứng rằng, các tháng đầu năm 2016 chưa phát hiện được cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có chất cấm. Phần lớn các địa phương phía Bắc và miền Trung không phát hiện thêm các mẫu nước tiểu, mẫu thịt dương tính.

Riêng khu vực phía Nam số lượng mẫu nước tiểu dương tính phát hiện tại Đồng Nai chỉ có 2/128 (1,56%); tương tự TP HCM trong tháng 3 cũng chỉ phát hiện được 1,5% số mẫu nước tiểu có dương tính với chất cấm trong các lò mổ.

Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi không quên khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục duy trì hoạt động kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu, từ sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm.

“Trong đó, cần tập trung kiểm tra trọng tâm ở các cơ sở chăn nuôi trong giai đoạn vỗ béo, cơ sở giết mổ và thịt lợn, bò, gia cầm trong các chợ. Ngoài kiểm tra Salbutamol, Vàng ô, cần kiểm tra Ractopamine và mức độ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi”, Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi Chu Đình Khu nói.

Trước đó, để đánh giá tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với C49 kiểm tra lấy 207 mẫu thức ăn chăn nuôi của 32 công ty tại 10 tỉnh, thành để phân tích (59 mẫu phân tích chỉ tiêu Auramine, 148 mẫu phân tích chỉ tiêu Salbutamol).

Kết quả không phát hiện Salbutamol và Auramine trong toàn bộ 207 mẫu. Cục Thú y cũng yêu cầu các chi cục lấy 1.457 mẫu nước tiểu và 385 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ. Kết quả phát hiện 3 mẫu thịt (chiếm 0,77%), 157 mẫu nước tiểu (chiếm 10,7%) dương tính với Salbutamol.

Mở rộng đối tượng giám sát

Thanh tra Bộ NN&PTNT thậm chí còn khẳng định rằng tình hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến thời điểm hiện tại đã được ngăn chặn, tạo sự chuyển biến căn bản so với trước tháng 10/2015.

“Trên thị trường hiện tại không còn hiện tượng bày bán công khai các sản phẩm quảng cáo là “siêu tăng trọng, bông đùi, nở vai” có chứa Salbutamol. Các chủ hộ chăn nuôi, các trang trại và gia trại đều được tuyên truyền và biết về tác hại của chất cấm nên cũng có động thái bài trừ các chất này. Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý rất chặt nguồn nhập khẩu và cung cấp Salbutamol nên việc đưa sang chăn nuôi sử dụng sai mục đích đã bị triệt tiêu”- ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay.

Chánh Thanh tra Việt cảnh báo bất cứ tổ chức, cá nhân sau 1/7/2016 (Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực - PV) nếu buôn bán, sử dụng chất cấm nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị mất tài sản rất lớn, thậm chí sẽ còn bị xử lý hình sự rất nặng.

Từ những dẫn chứng như thế ông Việt tỏ thái độ khá lạc quan khi cho rằng hiện tại, hầu hết các nhà máy sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không còn sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn chăn nuôi (?!). Ông nói hiện vẫn còn ít lượng Sabultamol trôi nổi trên thị trường nên chỉ còn một số ít trang trại một số tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận, Bình Dương... thông qua thương lái và người tiếp thị cám cung cấp chất Sabultamol trộn trực tiếp vào thức ăn cho heo.

Khác với thái độ lạc quan của cấp dưới, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT bày tỏ sự dè dặt hơn trước vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội: Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được Bộ NN&PTNT xác định là vấn đề hệ trọng, vấn đề “nóng” và còn rất phức tạp của ngành. Theo Thứ trưởng Tám, ngoài chất Vàng ô và salbutamol, năm 2016, Bộ sẽ không dừng lại mà còn mở rộng đối tượng, đưa các chất cấm khác như kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ vào diện giám sát đặc biệt.

“Còn bao nhiêu tấn Salbutamol đang trôi nổi ngoài thị trường?”

Trước đó như PLVN đã thông tin, Bộ NN&PTNT cho biết 9 tháng đầu năm 2015, có tới 68 tấn chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam, trong khi Bộ Y tế thì khẳng định họ chỉ cho phép 11 doanh nghiệp nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol. Trả lời PLVN, Tổng cục Hải quan lại cho biết: 9 tháng 2015, số nguyên liệu Salbutamol nhập vào Việt Nam là 4,6 tấn cùng với đó là tân dược có hàm lượng chứa Salbutamol đã được đóng gói nhập vào Việt Nam với con số rất lớn: 1,9 triệu bao, với trị giá lên tới 9,8 triệu USD.

Về nghi vấn 68 tấn hóa chất y tế được nhập về và tuồn ra làm chất tạo nạc, trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết: “Chúng ta nên thống nhất theo con số báo cáo của C49 mới đây vì đây là con số được coi là chính thức. Bởi họ đưa ra con số đó phải dựa trên số liệu của phía Hải quan, của Bộ Y tế cũng như số liệu của các cơ quan khác. Tôi nghĩ người ta chỉ buôn bán, sử dụng nguyên liệu 100% Salbutamol, chứ 1,9 triệu bao tân dược có hàm lượng chứa Salbutamol như PLVN phản ánh tôi chắc họ không sử dụng vào nuôi lợn”.

Theo báo cáo của C49, năm 2014 và 2015, các Cty dược đã nhập khẩu 9.140kg (9,1 tấn), trong đó có 6.248kg bán ra ngoài, không đúng đối tượng, sai mục đích. Hiện nay, trong kho của các Cty dược còn lại khoảng 1.334kg và các Cty dược đang thu hồi 2.025kg đã phối trộn, tỷ lệ Sabultamol thấp, kém chất lượng.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara
(PLVN) - Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại nhiều website và fanpage trên mạng xã hội, các sản phẩm mang tên Dr.Nara được giới thiệu, quảng cáo với những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm đây là sản phẩm có công dụng điều trị nám, tàn nhang. Kèm theo đó, nhiều website còn sử dụng hình ảnh, thông tin của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí, có nội dung rằng sản phẩm “được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam”.

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.