“Cây xương rồng không gai” xứ Quảng

Niềm vui của anh Ninh (thứ hai từ phải sang) là khi mỗi ngày thức dậy được đem niềm vui, nụ cười cho những phận người bất hạnh trong
cuộc sống.
Niềm vui của anh Ninh (thứ hai từ phải sang) là khi mỗi ngày thức dậy được đem niềm vui, nụ cười cho những phận người bất hạnh trong cuộc sống.
(PLO) - Cuộc đời lắm khi thật nghiệt ngã. Nhưng cho dù có nghiệt ngã đến đâu vẫn không thể dập tắt được nụ cười của những con người nghị lực, lạc quan và làm đẹp cho đời.  Chính trái tim và tâm hồn tuyệt vời của những con người ấy đã nhen lên niềm tin, sưởi ấm biết bao số phận cô đơn và bất hạnh trong cuộc đời này. Trần Phước Ninh – nhà thơ tật nguyền xứ Quảng là một con người như thế!
Một đời giông bão…
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở khối phố Xuyên Đông 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, mồ côi cha từ nhỏ nên tuổi thơ của Trần Phước Ninh  là những ngày tháng cơ cực. Vượt lên hoàn cảnh, cậu bé Trần Phước Ninh có tiếng hiếu học, thông minh và hiếu thảo. 
Đi qua những tháng ngày cơ cực, Trần Phước Ninh là niềm tự hào của mẹ già với họ hàng, bà con làng xóm. Thế nhưng, tai họa chưa buông tha gia đình anh. Vào năm Ninh học lớp 11, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, anh mắc chứng liệt toàn thân. Con đường đi đến trường của anh cũng dừng lại từ đó. Mọi gánh nặng đổ dồn hết lên vai người mẹ già. Anh đau đớn tột cùng khi mình trở thành gánh nặng cho mẹ. Hàng ngày nhìn nhẹ khổ cực vì mình anh không thể cam tâm.
Bằng ý chí và nghị lực phi thường, cùng với tình thương vô bờ bến của người mẹ vẫn hàng ngày, hàng giờ ân cần chăm sóc con với hy vọng tới một lúc nào đó phép nhiệm màu sẽ đến với hai mẹ con, Trần LPhước Ninh lên kế hoạch cải thiện số phận  mình. Anh bắt đầu tập luyện, và điều quan trọng nhất là tập đi. Người mẹ cũng đồng tâm hiệp lực với con. Và sự kiên trì, nhẫn nại của anh đã được báo đáp bằng việc anh đã có thể tự đứng vững và đi lại được tuy không được như người khỏe mạnh. Với quyết tâm phải vượt lên số phận, vượt qua nghèo khó, anh quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp. 
Ngày anh ra đi cũng chính là lúc anh 24 tuổi, mẹ anh đã khóc cạn nước mắt, vét hết gia tài được 200 ngàn đồng dúi vào tay con trai làm lộ phí lên đường. Vào Sài Gòn kiếm sống với một người trải qua bệnh tật như anh cũng không phải là một điều đơn giản. Anh đã lựa chọn cho mình công việc phù hợp với sức lực là bán vé số. Với anh, cuộc sống cũng chỉ dặt dẹo nay đây mai đó, kiếm ăn qua ngày để không là gánh nặng cho mẹ già thêm nữa. 
Nhiều cái tết anh vẫn lang thang khắp các con phố Sài Gòn. Và những tháng ngày cơ cực đó đã trở thành cảm hứng để anh viết những vần thơ chạm đến trái tim độc giả:
“Giữa Sài Gòn có kẻ sống xa quê/ Chiều ba mươi khóc thầm nơi đất khách/Giờ giao thừa chỉ còn trong khoảnh khắc/Chuyến tàu về con hẹn chuyến tàu sau/Tết năm nay con không về kịp đâu/Thương đôi mắt mẹ già mòn mỏi đợi/Giữa phố xá đông người con chới với/Đành nhủ lòng… phải kiếm sống mẹ ơi!” (Chiều 30 Tết).
Bước ngoặt cuộc đời

Thấm thoát đã 10 năm Ninh trụ lại ở Sài Gòn, chưa một lần về quê, vẫn đơn độc và nghèo khó. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mẹ cứ đeo bám anh hàng ngày nhưng sự nghiệt ngã của cuộc sống, với cơm áo gạo tiền anh đành chấp nhận làm đứa con bất hiếu. Cuối cùng anh cũng được nhà chùa tài trợ tiền về thăm quê. Đó cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của một quán hàng có tên “Thi Hữu Quán”. Anh về quê và tiếp tục mưu sinh ở Đà Nẵng với nghề bán vé số. Được sống gần với quê hương, gần với mẹ già, anh thấy lạc quan, yêu đời hơn. 

Nhà thơ tật nguyền Trần Phước Ninh.
Nhà thơ tật nguyền Trần Phước Ninh.
 
Mỗi lần đi qua Duy Xuyên, giới văn nghệ sỹ Quảng Nam – Đà Nẵng dường ai như cũng biết và dừng chân tại “Thi Hữu Quán”, nơi đây được coi như là một nơi nghỉ chân sau những chặng đường dài mệt mỏi, là nơi để cho các giới nghệ sỹ hàn huyên, tâm sự. Không những thế, quán của Ninh còn có chương trình đọc sách miễn phí cho giới trẻ…

Bản thân anh Ninh từ nhỏ đã ham học hỏi, hòa đồng với mọi người, yêu thơ ca. Chính vì vậy mà tên của quán nhỏ cũng gắn liền với bản tính con người anh. Từ đây, anh cho ra đời nhiều bài thơ, tập thơ gắn liền với cuộc sống của mình. Với tâm tư tình cảm, với ý chí và suy nghĩ đó, những vần thơ của anh đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. 

Và điều đặc biệt nhất là thơ của anh đã được nhạc sỹ Quốc An phổ thành ca khúc “Hát với dòng sông” từng trở thành bài “hit” của giới trẻ do Mỹ Tâm thể hiện. Những câu thơ đã nhắn gửi chút tình quê của những người con xứ Quảng tha phương cầu thực nơi đất khách quê người, là nỗi nhớ quê, nhớ con sông Thu Bồn hiền hòa bên nhà: “Em ngồi hát bên dòng sông/ Dòng sông nơi xa xôi, nơi đất khách quê người/ Từng chiều em hát cho vơi đi nỗi buồn/ Nỗi buồn của em, người lữ khách tha phương”.

Tâm huyết với đời

Giờ đây cuộc sống của Ninh đã tạm ổn và anh đang ấp ủ tâm nguyện sẻ chia với những mảnh đời thiệt thòi, bất hạnh hơn mình. Bên cạnh việc quản lý quán sách, Ninh còn có niềm đam mê sáng tác thơ, chăm sóc mẹ già. Lợi nhuận từ việc bán sách, anh vẫn trích ra một khoản riêng để làm từ thiện. Sở dĩ, anh có ý nghĩ đó cũng chính là do dịp ở Sài Gòn anh bén duyên với nhà chùa. Nhờ chùa cưu mang mà anh mới có thể về quê và có được như ngày hôm nay. 

Từ chiêm nghiệm về cuộc sống, anh nghĩ rằng: Nếu mình làm điều tốt với một ai đó cũng giống như trước đây một lần mình được giúp đỡ. Có khi chỉ một lần được giúp đỡ như vậy nhưng thay đổi được cuộc đời của một con người.

Một người bạn cùng quê với anh – cũng là khách quen của quán tâm sự : ‘Tôi thán phục con người nhỏ bé, tật nguyền này không chỉ ở tuổi thơ khổ cực, nhọc nhằn mà còn ở tài năng, đức độ mà hiếm có một người bình thường nào có được. Bề ngoài trầm tính, nhưng bên trong lại chứa đựng một chiều sâu nội tâm dữ dội về ký ức tuổi thơ lận đận của mình”.
Bề ngoài anh rất thân thiện, cởi mở, thậm chí nói cười rổn rảng nhưng ẩn trong đó là nội tâm sâu thẳm, chất chứa nhiều ẩn ức. 44 tuổi nhưng người đàn ông này mang hình hài và tâm hồn trong trẻo như trẻ thơ.  Anh tâm sự: “Hạnh phúc là cho đi, cho đi để được nhận lại. Và hạnh phúc cũng là sự cảm nhận khi chúng ta biết yêu thương và sẻ chia.”. Đó không chỉ là tình người, phương ngôn sống, mà trên hết là điều ước giản đơn mà nhà thơ Trần Phước Ninh muốn nhắn  tới độc giả.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.