Cậu học trò mồ côi bố thực hiện giấc mơ vào Học viện Hậu Cần

Kiệt tranh thủ chỉ em trai làm toán
Kiệt tranh thủ chỉ em trai làm toán
(PLO) - Lên 6 tuổi thì bố mất trong một vụ tai nạn, ba mẹ con đùm bọc nuôi sống nhau bằng mấy sào ruộng và làm thuê. Để mẹ đỡ vất vả Nguyễn Tuấn Kiệt (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nghi Lộc 5, Nghệ An) đã cố gắng học tập để vào trường quân sự, số điểm 27,4 khối A Kiệt đang dự định nộp đơn vào Học viện Hậu cần.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mới 6 tuổi thì bố đã mất trong một tai nạn, lúc đó người em trai là Nguyễn Tuấn Hùng mới được 4 tháng tuổi. Nỗi mất mát lớn lao đó dường như hai anh em Hùng và Kiệt vẫn chưa thấu hiểu được cho đến những ngày lớn lên. 

Chị Nguyễn  Thị Lan (SN 1976 – mẹ Kiệt) đã  một mình nuôi hai con khôn lớn bằng tất cả những nổ lực của bản thân. Chồng mất sớm, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ mới gần 30 tuổi khiến chị già hơn trước tuổi.

Cậu học trò mồ côi bố Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ "bí kíp" học tập
Cậu học trò mồ côi bố Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ "bí kíp" học tập

Ngoài 3 sào ruộng có được, chị Lan một mình cày cuốc để đủ ăn, chị còn mượn thêm của bà nội 3 sào ruộng để làm mùa, hy vọng có thể bán được chút lúa gạo mỗi khi con cần tiền nộp học. Hết mùa chị lại làm thuê cho một vườn ươm trong xóm, mỗi tháng nếu đủ công 30 ngày thì cũng được 3 triệu đồng tiền công, nếu bận thì chỉ có khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu/tháng. 

Còn với hai anh em Kiệt, hết giờ học trên lớp về nhà nấu nướng chờ mẹ về ăn trưa, buổi chiều có việc đồng áng nặng nhọc thì cũng tham gia đi làm với mẹ. Còn những lúc rảnh rỗi thì đem sách vở ra để học bài. Có mặt tại ngôi nhà nhỏ cả ba mẹ con Kiệt tại xóm 12 xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) chị Lan đang đi làm tại vườn ươm. Kiệt đang chỉ cho em trai học toán, tranh thủ cho bò và dê trong chuồng ăn. 


Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, thương mẹ vất vả, tần tảo, Kiệt luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để sau này đỡ khổ. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 Kiệt đã đạt 27,4 điểm khối A và 26,6 điểm khối B. Biết mẹ vất vả nên trong suốt quá trình học tập Kiệt luôn đặt mục đích cho mình vào trường Quân sự để mẹ đỡ hơn trong chi phí học tập. 

Gia đình hoàn cảnh, đến nỗi chiếc bàn ăn cũng được tận dụng làm bàn học, mẹ sắm thêm chiếc bàn xếp để em trai ngồi học trên giường, "Nhiều đêm thấy con cặm cụi ngồi từ 7h tối đến 1-2h sáng chưa chịu đi ngủ cũng thấy lo lắm, sợ nó đổ bệnh không có sức để theo học nữa. Nghe mẹ nói Kiệt lại lên giường nằm ngủ, sáng mai đúng giờ lại dậy đến trường không phải gọi tiếng mô", chị Lan kể. 

Ngoài giờ học thì những việc trong gia đình đều do hai anh em tự phân công nhau làm

Ngoài giờ học thì những việc trong gia đình đều do hai anh em tự phân công nhau làm

“Em cố gắng chú ý nghe thầy cô giáo giảng trên lớp, về nhà nghiên cứu thêm, làm bài tập trong các sách tham khảo, em cũng chưa đi học thêm ngày nào. Gia đình cũng không có điều kiện để mua máy tính nối mạng Internet nên em chỉ mượn điện thoại của bạn về nhà vào các nhóm học tập chép đề ra làm bài rồi trả bạn thôi. Em cũng không tham gia mạng xã hội (facebook)”, Kiệt chia sẻ bí quyết được điểm cao trong kỳ thi.

Theo chị Lan thì trước thời điểm thi vài tháng, Kiệt xin tiền mẹ để vào Vinh mua tài liệu tham khảo, hai mẹ con chở nhau vào hiệu sách thành phố mua. Sau đó thêm một lần cần tài liệu để học thêm tại nhà, Kiệt xin tiền mẹ rồi bắt xe bus vào tự mua sách về nhà học.

Được biết, tại trường Kiệt học khá toàn diện, giỏi đều ở các môn, nhiều năm liên tục Kiệt dẫn đầu lớp về thành tích học tập và đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi như Giải ba môn Sinh học cấp tỉnh năm lớp 9; giải ba môn Sinh học cấp tỉnh lớp 11...

“Trước kỳ thi Kiệt nó cứ hỏi, con mà không đậu được trường quân sự thì có được học trường ngoài không mẹ ?, Tui cứ động viên con cố gắng học hành đi, đậu trường mô học trường đó, nhưng tui biết nó chỉ thích trường quân sự để mẹ đỡ phải nuôi ăn học thôi. Vừa qua thi tốt nghiệp xong thì mẹ động viên đưa vào TP.Vinh mua cho chiếc điện thoại di động để liên lạc với bạn bè ”, chị Lan kể.

Chia tay cậu học trò nghèo nỗ lực, cậu bé lại chạy ra chuồng bò xem bò đã có nước uống chưa, rồi lại ngồi vào bàn chỉ cho cậu em trai đang học bài. Chúc cho cậu học trò đầy nghị lực, người sỹ quan hậu cần tương lai của đất nước sẽ có thêm nhiều thành quả trong con đường phía trước. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.