Thầy Quyết và chú bộ đội Hải quân cùng các học sinh trường Tiểu học Dịch Vọng B chuẩn bị quà trung thu cho các bạn là con chiến sỹ hải đảo.
Thầy Quyết và chú bộ đội Hải quân cùng các học sinh trường Tiểu học Dịch Vọng B chuẩn bị quà trung thu cho các bạn là con chiến sỹ hải đảo.
Gương sáng Pháp luật

Câu chuyện bên trái bàng vuông mới nảy mầm cùng thầy giáo làm công tác Đội

(PLVN) - Nhân vật trong bài viết này của tôi là một thầy giáo làm công tác Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh tại một trường tiểu học. Tôi may mắn gặp thầy, khi thầy vừa có một niềm vui mới muốn được chia sẻ. Một niềm vui tưởng như nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn lao, nhất là với những người mang trong mình tình yêu thiêng liêng dành cho cho Tổ quốc, cho biển đảo quê hương: Trái bàng vuông của Trường Sa mới nảy mầm trong lòng Thủ đô Hà Nội.

Trái bàng vuông này, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và thầy giáo Nguyễn Văn Quyết trường tiểu học Dịch Vọng B - Cầu Giấy - Hà Nội được các chiến sỹ Trường Sa gửi tặng, được nhà báo Trần Anh Tuấn mang về trong chuyến công tác Trường Sa tháng 4/2023.

Được sự tin tưởng của nhà trường, thầy Quyết đã nhận mang trái bàng vuông về nhà ươm trồng, chăm sóc bằng tất cả tình yêu của mình dành cho hạt mầm bé bỏng, bằng tình yêu của mình dành cho tổ quốc, cho biển đảo quê hương, và bằng nỗi khát khao mong một lần được ra Trường Sa.

Trái bàng vuông như cũng lựa người để nương, bởi dịp này, thầy Quyết vừa được kết nạp là Hội viên chính thức CLB Tuổi trẻ vì biển đảo Quê hương.
Trái bàng vuông như cũng lựa người để nương, bởi dịp này, thầy Quyết vừa được kết nạp là Hội viên chính thức CLB Tuổi trẻ vì biển đảo Quê hương.

Người thầy của những biệt danh đặc biệt

Trong thời gian ngồi nói chuyện với tôi, dù với chủ đề nào, có lúc vui tưng bừng như “thầy Quyết hát ráp tuyên truyền luật giao thông”, có lúc hừng hực khí thế như khi thầy kéo loa thùng đi tuyên truyền phòng chống COVID-19, có lúc thì trầm tư với nỗi đau đáu dành cho trẻ em thiếu thốn ở vùng cao… nhưng cuối cùng, đều được chen vào những câu chuyện về những chiếc lá non mới nhú của trái bàng vuông Trường Sa, về khát vọng cháy bỏng của thầy là một lần được đặt chân lên Trường Sa – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Tôi biết thầy Quyết từ rất lâu – từ hơn 10 năm trước, khi đó, tôi là phụ huynh có con lần đầu đi học cấp 1. Tôi cùng nhiều phụ huynh ở độ tuổi 6x, 7x đã vô cùng ngỡ ngàng khi đưa con tới trường và cảm nhận một không khí khác hẳn những gì chúng tôi từng có và những gì chúng tôi tưởng tượng về sự bỡ ngỡ, lạ lẫm, khó thích nghi của con ở môi trường mới.

Khi ấy, thay vì những bài thể dục được tập theo những nhịp điệu tẻ nhạt 1/2/3/4, 2/2/3/4… con chúng tôi được nhảy dân vũ, flasmost, chơi trò chơi vào đầu giờ học. Sân trường luôn rộn ràng tiếng nhạc vào thời điểm phụ huynh đưa đón con. Có khi là những bài hát líu lo của trẻ chào ngày mới, có khi là đầy hào khí trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội, khi lại da diết những giai điệu về mẹ nhân ngày 8/3…

Đặc biệt, trên sân trường ấy, từ lúc mới lác đác học sinh, đã có một người thầy với nụ cười thường trực, ánh mắt tươi rói, tràn trề năng lượng và nhiệt huyết tương tác với học trò.

Người thầy với nụ cười thường trực, ánh mắt tươi rói, tràn trề năng lượng và nhiệt huyết tương tác với học trò.

Người thầy với nụ cười thường trực, ánh mắt tươi rói, tràn trề năng lượng và nhiệt huyết tương tác với học trò.

Khi thì thầy thi đánh cầu lông với học trò, khi thì thầy lôi ra một chiếc dây to đùng để thầy trò cùng quay, cùng nhảy… có khi lại thấy một lũ trẻ con đang xúm xít quanh thầy, để được thầy chia cho một miếng xoài chín thầy vừa hái được từ cây trong sân trường. Niềm vui của con chúng tôi cứ bất tận nối ngày này tới ngày khác như thế. Niềm vui ấy gieo vào cả lòng chúng tôi, để chúng tôi thấy mình có một ngày mới tràn đầy sức sống.

Thầy Quyết kể cho tôi về lý do khiến mình “tăng động” như vậy vào mỗi buổi sớm: “Tôi vốn không được đào tạo chuyên về công tác Đội. Tôi là giáo viên Mỹ thuật. Nhưng rồi cơ duyên lại đưa tôi đến với trường Tiểu học Dịch Vọng B. Những ngày mới nhận công tác, tôi khá bỡ ngỡ và lo lắng về việc mình sẽ phải tổ chức triển khai các hoạt động ra sao? Làm thế nào để thu hút các em học sinh tham gia hoạt động của mình? Tôi hay đứng ở cổng trường quan sát các con, tôi nhìn các con đến trường với khuôn mặt còn ngái ngủ, uể oải, chán nản. Có con vẫn ngủ, vẫn khóc trên vai bố mẹ… Rồi tôi lặng nhìn lên cổng trường, hàng chữ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” hiện lên rất rõ, nó thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để khẩu hiệu không chỉ là khẩu hiệu. Làm sao để “phá băng” giúp học trò? Thế rồi tôi nhớ lại tuổi thơ của mình, tôi đã muốn gì, tôi sợ gì… Tôi đã đem áp dụng những kinh nghiệm của ký ức vào công tác của mình. Rồi tôi lên mạng tìm hiểu cuộc sống của trẻ em các nước trên thế giới, nghiên cứu các trend của giới trẻ, lên Youtube xem các điệu nhảy…

Rất may mắn là tôi đã được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường. Khi tôi đề xuất cho thử nghiệm thay việc truy bài đầu giờ thành nhảy dân vũ, flashmob. Ban giám hiệu đã đồng ý cho áp dụng. Tôi đã tự học và dạy lại các bài nhảy cho học trò của mình. Khi đó, dân vũ và flashmob còn chưa quá phổ biến, tôi lựa chọn các bài nhảy với những động tác đơn giản cho các con.”

Trong 12 năm làm công tác đội tại trường Tiểu học Dịch Vọng B, thầy Quyết liên tục có những sáng kiến hay khiến cộng đồng mạng… phát sốt.

Trong 12 năm làm công tác đội tại trường Tiểu học Dịch Vọng B, thầy Quyết liên tục có những sáng kiến hay khiến cộng đồng mạng… phát sốt.

Bản tin thời sự đầu tiên chào năm mới 2021 của VTV: “Ánh sáng ngọn Hải Đăng”, thầy Quyết đã được nhắc tới với tên gọi Người thầy “phá băng” cho học sinh cũng chính bởi những hoạt động khởi động chào ngày mới tràn đầy tình yêu của thầy dành cho học sinh.

Đến thời điểm hiện tại, dù không phải giáo viên thể chất, không phải giáo viên âm nhạc nhưng thầy Quyết đã trực tiếp dạy cho học trò khoảng hơn 20 bài dân vũ, flasmost. Trường Tiểu học Dịch Vọng B cũng là một trong những trường đầu tiên của cả nước đưa dân vũ, flasmost vào thay cho các bài thể dục và múa hát tập thể đơn điệu của học sinh.

“Lúc đầu tôi không xác định dân vũ, flasmost sẽ trở thành trend, chỉ mong thay đổi, có một luồng gió mới để các em hứng khởi, không nhàm chán.” – thầy tâm sự.

Trong 12 năm làm công tác đội tại trường Tiểu học Dịch Vọng B, thầy Quyết liên tục có những sáng kiến hay khiến cộng đồng mạng… phát sốt. Không chỉ là Thầy giáo phá băng, thầy còn còn có biệt danh là “Thầy quả Quýt” hot boy hát rap dạy luật giao thông khiến học trò mê như điếu đổ. Lúc thì là thầy giáo loa thùng “cõng loa” đến từng ngõ ngách để tuyên truyền phòng, chống dịch. Có khi thầy lại “múa tay” biến một mảng tường đơn điệu thành những bức tranh sinh động, hay cùng với thanh niên trong quận Cầu Giấy – nơi thầy công tác – khiến “bốt điện nở hoa”… Gần đây nhất, mô hình Góc tuyên dương “Người Tốt – Việc Tốt” của thầy đã được biểu dương trong chương trình Việc Tử tế trên VTV1.

Với chiếc loa thùng , thầy Quyết đã đi tới nhiều ngõ nhỏ của phường Dịch Vọng - Cầu Giấy để tuyên truyền phòng chống dịch.

Với chiếc loa thùng , thầy Quyết đã đi tới nhiều ngõ nhỏ của phường Dịch Vọng - Cầu Giấy để tuyên truyền phòng chống dịch.

Khi tôi nhắc tới những biệt danh yêu thương mà học trò và mọi người mến mộ dành cho mình, thầy ngại ngần: Đó cũng chỉ là một việc làm bình thường mà tôi thực hiện nhiệm vụ của mình như rất nhiều người khác vẫn làm, nhưng tôi làm theo cách của riêng để phù hợp với học sinh của mình mà thôi.

Thầy tiết lộ để trở thành một người thầy gắn với phong trào của Đoàn, Đội, ban đầu với thầy hết sức khó khăn, bởi đó không phải là chuyên môn thầy được đào tạo. Nhưng bằng tình yêu trẻ thơ, bằng nhiệt huyết của mình, đặc biệt là được sự ủng hộ của Ban giám hiệu, các đồng nghiệp, sự hưởng ứng nhiệt tình từ các quý phụ huynh và các em học sinh trường Tiểu học Dịch Vọng B, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, thầy đã dần dần chinh phục được những trở ngại, và biến nó thành niềm vui.

Lan tỏa những điều đẹp đẽ

12 năm làm công tác đội, thầy đã góp phần khiến phong trào đội của trường Tiểu học Dịch Vọng B luôn có những hoạt động hấp dẫn, mang nhiều ý nghĩa. Mỗi tuần, trường có một tiết sinh hoạt dưới cờ với những chủ điểm riêng, ngoài ra, các hoạt động đội của trường luôn gắn liền với những vấn đề thiết thực của trẻ em như: An toàn giao thông, Phòng chống xâm hại và bạo lực học đường, Tình yêu biển đảo, Xây dựng thói quen đọc sách…

12 năm làm công tác đội, thầy đã góp phần khiến phong trào đội của trường Tiểu học Dịch Vọng B luôn có những hoạt động hấp dẫn, mang nhiều ý nghĩa.

12 năm làm công tác đội, thầy đã góp phần khiến phong trào đội của trường Tiểu học Dịch Vọng B luôn có những hoạt động hấp dẫn, mang nhiều ý nghĩa.

Từ năm 2021 đến nay, Tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường học tham gia tích cực các phong trào hướng về biển đảo Việt Nam. Đặc biệt là phòng trào viết thư, làm thiệp chúc Tết gửi tới Trường Sa, nhà giàn DK1, thăm tặng quà cho con em chiến sỹ hải đảo. Năm học 2022-2023, nhà trường đã phát động ủng hộ 5.500 lá cờ tổ quốc và hàng trăm lá thư, thiếp gửi ra Trường Sa. Gửi tặng 1.000 chiếc đèn ông sao có dán lời chúc tới con em chiến sĩ Hải đảo

Tuy chưa ra Trường Sa, nhưng do nhiều năm tích cực đồng hành và tham gia các hoạt động vì Biển đảo. Tháng 6 vừa qua, thầy Quyết được xét đặc cách trở thành Hội viên chính thức của CLB Tuổi trẻ vì biển đảo Quê hương. Thầy mong muốn cháy bỏng một lần được ra Trường Sa “để cảm nhận nắng gió Trường Sa bằng trái tim, bằng rung cảm của mình. Tôi muốn tôi tận mắt chứng kiến những câu chuyện ở Trường Sa, gặp gỡ từng con người, chạm vào từng lá cây, hòn đá nơi ấy. Để khi quay trở lại đất liền, tôi sẽ là một tuyên truyền viên, kể lại với các học trò bằng những sự rung động thực sự của mình. Những câu chuyện là của riêng mình” .

Tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường học tham gia tích cực các phong trào hướng về biển đảo Việt Nam.

Tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường học tham gia tích cực các phong trào hướng về biển đảo Việt Nam.

Khi tôi hỏi tới thành tích của thầy, thầy Quyết ngượng ngùng mở cho xem chiếc tủ chật cứng những bằng khen, giấy khen, các danh hiệu mà thầy luôn nâng niu trân trọng. Xung quanh căn phòng Đội của trường Tiểu học Dịch Vọng B – nơi thầy Quyết ngồi làm việc - không còn chỗ để treo những tấm bằng khen, giấy khen, cờ thi đua ghi nhận những thành tích của thầy và tập thể nhà trường.

Có rất nhiều thành tích cao quý thầy đã được nhận như: Danh hiệu Đảng viên trẻ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác; Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp thành phố; Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo; Bằng khen của UBND thành phố; danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo; danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố…

Thầy còn được vinh danh trong Hội nghị điển hình tiên tiến quận Cầu Giấy; là đại biểu của quận Cầu Giấy dự Đại hội thi đua yêu nước Thành phố Hà Nội…; Nhiều năm liên tiếp thầy được nhận Bằng khen của TW Đoàn, hội đồng đội Trung ương, huy hiệu Phụ trách giỏi cấp Trung ương. Ngoài ra, còn rất nhiều Bằng khen, giấy khen của các tổ chức đoàn, hội trao tặng vì những đóng góp không mệt mỏi của người thầy làm công tác đội trường Tiểu học Dịch Vọng B.

Tâm niệm của thầy Quyết là cố gắng chia sẻ, tìm mọi cách để vận động, gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Tâm niệm của thầy Quyết là cố gắng chia sẻ, tìm mọi cách để vận động, gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Thầy Quyết khiêm tốn nói: Những thành tích này đều gắn với hoạt động của nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Nếu không có sự ủng hộ của Ban giám hiệu, của các đồng nghiệp, không có sự tin tưởng giao nhiệm vụ của cấp trên, sự yêu mến của phụ huynh và học sinh thì tôi sẽ không có được nó. Với các bạn đồng nghiệp ở xa, tôi càng thấy mình may mắn quá. Tôi rất may mắn khi công tác trong ngành giáo dục Cầu Giấy, ngành giáo dục của Thủ đô, được tiếp cận, thụ hưởng nhiều ưu đãi, quan tâm, để có cơ hội, điều kiện phát triển. Có những bạn tổng phụ trách ở nhiều nơi họ rất khó khăn. Họ rất giỏi, tâm huyết và có nhiều kỹ năng, nhưng quá vất vả. Vì thế, tâm niệm của tôi là cố gắng chia sẻ, tìm mọi cách để vận động, gắn kết để tìm những nguồn lực hỗ trợ cho các bạn.

Thầy Quyết trong những chuyến công tác đến với trẻ em ở vùng sâu vùng xa.

Thầy Quyết trong những chuyến công tác đến với trẻ em ở vùng sâu vùng xa.

Trong những năm qua, thầy Quyết là thành viên tích cực của nhiều Nhóm thiện nguyện, trong đó đặc biệt là nhóm Thiện nguyện Nắng Ấm. Do may mắn được đi nhiều nơi, tham gia các chương trình ở nhiều tỉnh thành, Thầy đã tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, và cùng các cộng sự kêu gọi, lan tỏa tình thương thân thương ái.

“Trong những chuyến đi, tôi thấy các em học sinh vùng sâu, vùng xa khó khăn quá. Nhất là các em dân tộc thiểu số. Các em ăn chưa đủ no, quần áo chưa đủ mặc thì sao mà học tốt được? Ví như Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên, Yên Bái có những điểm trường lẻ chưa đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ nhà nước. Bố mẹ đưa con đến điểm trường từ thứ 2, gửi một số đồ dùng thực phẩm, đến thứ 6 bố mẹ đón về. Các con tự nấu cơm, tự vào rừng lấy rau… các con tự lo bữa ăn của mình. Những hoàn cảnh đó, chạm vào tâm người làm giáo dục. Vì thế, tôi và các thành viên trong nhóm Nắng ấm đã gắn kết các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm với chính quyền địa phương, tìm đủ mọi cách vận dụng nguồn lực để hỗ trợ các con.”

Thầy cho biết, từ năm 2021- 2023, nhóm thiện nguyện Nắng Ấm đã xây 5 căn nhà cho 5 hộ dân huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng trị giá 250.000.000 đồng; Xây được 1 khu sinh hoạt chung, 2 gian nhà bán trú, 1 gian bếp, 1 nhà ăn, và các khu phụ trợ cho điểm trường Kéo Ca - Xã mường Giôn – Quỳnh Nhai, Sơn La. Tổng trị giá 320.000.000 đồng. Cùng với nhóm Nắng ấm, thầy cũng là thành viên tích cực một tháng 2 lần đi phát quà đêm cho những người vô gia cư, lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thủ đô.

Tận tụy, nhiệt huyết với cộng đồng, với phong trào Đội, thầy Quyết cho biết, cũng có những lúc thầy nghĩ tới các câu hỏi của bạn bè, người thân: “Ông có biết giờ ông bao nhiêu tuổi rồi không, mà sáng nào cũng tung tăng, nhảy nhót, hò hét trên sân khấu?” Nhưng rồi, vẫn nhận thấy, đam mê lớn nhất của mình là hoạt động cho đoàn, hội, đội thiếu niên tiền phong. Ở đâu có thiếu nhi, ở đâu thiếu nhi cần, thầy đều đặt ưu tiên lên hàng đầu.

Trong những năm qua, thầy Quyết là thành viên tích cực của nhiều Nhóm thiện nguyện, trong đó đặc biệt là nhóm Thiện nguyện Nắng Ấm.

Trong những năm qua, thầy Quyết là thành viên tích cực của nhiều Nhóm thiện nguyện, trong đó đặc biệt là nhóm Thiện nguyện Nắng Ấm.

“Tôi đã thấy tuổi già của mình sau này sẽ là một ông tổ trưởng tổ dân phố đi tổ chức sinh hoạt Hè cho các cháu thiếu nhi” – thầy vui vẻ chia sẻ.

“Thầy đã lấy năng lượng từ đâu, mà thấy thầy đi suốt, ngày nào cũng thấy hình ảnh thầy với các hoạt động?” Tôi hỏi. Thầy Quyết trả lời: “Tôi cũng không biết năng lượng từ đâu. Có lẽ “năng lượng tích cực sinh ra từ hoạt động và việc làm tích cực”. Nó sinh ra từ những hoạt động tôi làm, sinh ra từ tình yêu, sự đồng cảm với trẻ nhỏ, với cộng đồng. Bản thân tự nhủ sẽ làm nhiều hơn, sinh ra năng lượng nhiều hơn để lan tỏa tình yêu nghề, yêu trẻ, lan tỏa hoạt động có ý nghĩa đến với mọi người.”

Có những điều thiêng liêng nằm sâu trong trái tim

Chúng tôi phải dừng cuộc trò chuyện khi những câu chuyện tràn đầy những năng lượng tích cực của thầy Quyết vẫn còn bất tận, bởi tôi phải chuẩn bị cho chuyến đi cùng cơ quan tới viếng thăm các nghĩa trang ở đất lửa Quảng Trị.

Biết ý nghĩa chuyến đi này của tôi, thầy chia sẻ thêm : Ông nội thầy là liệt sỹ đã hi sinh nằm xuống ở nơi nào đó trên dải đất Trường Sơn đỏ lửa năm ấy. Cả tuổi trẻ của bố đẻ thầy đã đau đáu niềm mong ước tìm được mộ cha. Bản thân thầy Quyết cũng đã nhiều lần thay bố đi tìm nơi ông nội nằm xuống.

Nhưng rồi, thầy ngộ ra rằng: Thời gian đã quá dài để tìm những chứng cứ hiện hữu về nơi yên nghỉ của ông nội mình, thầy cũng thấy cần phải để người đã khuất yên lòng vãng sanh, và người sống tiếp tục hướng tới tương lai với nỗi nhớ thương để sâu trong đáy lòng.

“Tôi cũng nghĩ, linh hồn của ông tôi sẽ về được bên con cháu, gia đình, chỉ có phần thân thể gửi lại đất mẹ như cát bụi lại trở về cát bụi mà thôi! Quan trọng là chúng ta đừng bao giờ quên công ơn của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc! Tôi đã dành thời gian thay vì đi tìm mộ ông nội khi biết chắc sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tìm thấy bằng những việc làm thiện nguyện, đến với trẻ em vùng sâu vùng xa, đến với người neo đơn lang thang trong thành phố hay tổ chức các hoạt động vì cộng đồng.” – thầy chia sẻ.

Tôi đã rất nhẹ lòng bởi mang theo câu chuyện của thầy trong chuyến đi viếng nghĩa trang miền Trung. Tôi cũng mang câu chuyện của thầy Quyết thì thầm bên những hàng mộ chiến sỹ chưa tìm được tên trong nghĩa trang Trường Sơn, trong thành cổ Quảng Trị… Mong các liệt sỹ an lòng.

Và tôi cũng giống thầy Quyết, tôi đang mong mỏi cây bàng vuông của thầy và nhà trường nhanh cao lớn, mạnh mẽ, đủ cứng cáp để thầy mang tới trồng trên sân trường Tiểu học Dịch Vọng B – để những học trò của thầy được thấy có một phần của Trường Sa – vùng đất thiêng liêng của tổ quốc đang hiện hữu rất gần – “Không xa đâu Trường Sa ơi!”

Nhận xét về thầy Nguyễn Văn Quyết, cô giáo Nguyễn Thanh Huyền- Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch Vọng B nói:

"Trong những năm qua, Tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường có nhiều

hoạt động nổi bật. Để đạt được điều đó, ngoài sự cố gắng của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường, phải đến nói đến vai trò quan trọng của thầy Quyết.

Cô giáo Nguyễn Thanh Huyền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch Vọng B.

Cô giáo Nguyễn Thanh Huyền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch Vọng B.

Thầy Quyết là một người rất nhiệt huyết, đam mê sáng tạo, chủ động và có khá nhiều kinh nghiệm, thầy luô n có những hoạt động mới mẻ, phù hợp lứa tuổi để thu hút học sinh. Học sinh rất thần tượng, yêu quý thầy, tích cực tham gia hoạt động đội.

Năm nào thầy cũng có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao, những sáng kiến thực sự được thầy đúc rút trong quá trình công tác.

Điểm nổi bật nhất trong hoạt động Đội của chúng tôi là tiết sinh hoạt tập thể - thứ 2 đầu tuần. Đây là những giờ sinh hoạt rất chất lượng. Không chỉ là tiết chào cờ, báo cáo thi đua, mỗi tuần chúng tôi sẽ có một chủ điểm. Các giáo viên chủ nhiệm lớp, các em học sinh rất tích cực tham gia, vì thấy hiệu quả. Tại đây, các con có cơ hội được lên sân khấu, được thể hiện mình, những em chưa tự tin thì có cơ hội để được tập dượt, mạnh bạo hơn…

Đây chính là một mục tiêu mà chúng tôi đang chú trọng để các con được phát triển toàn diện. Rất may mắn là chúng tôi có những giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có phụ huynh đồng lòng,… nhưng phải thừa nhận vai trò người “thủ lĩnh hoạt động đội” của thầy Quyết. Mỗi tuần, mỗi sự kiện, thầy lại có những điều mới mẻ. Không đam mê, không có tình yêu nghề, yêu trẻ thì rất khó làm được.

Không chỉ lan tỏa năng lượng tích cực trong nhà trường, thầy Quyết còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các trường khác, các phong trào của phường, của quận, thậm chí cả các tổ dân phố, nếu có thời gian là thầy luôn sẵn sàng tham gia."

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.