Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Điều 3 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".

Theo đó thì việc bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt và toàn xã hội đã và đang thực hiện, ở từng cấp học, học sinh được thụ hưởng với các nội dung, tiêu chí, điều kiện phù hợp từng lứa tuổi. Thực hiện các nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã và đang tham mưu và ban hành nhiều chính sách có liên quan để đảm bảo quyền được giáo dục của người học ở các lứa tuổi, ở các bậc học.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON

Theo vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non quy định rõ tại Điều 23 và các điều khoản khác về chương trình Giáo dục Mầm non (GDMN), cơ sở GDMN và chính sách GDMN tại Tiểu mục 1, Mục 1 Chương 2 Hệ thống giáo dục quốc dân tại Luật Giáo dục 2019, trong đó:

- Quy định vị trí của cấp học GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quy định rõ quyền được giáo dục cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, các mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ em và các điều kiện đảm bảo về chính sách phát triển giáo dục mầm non, chính sách cho trẻ em, chương trình GDMN, các điều kiện đảm bảo và tổ chức hoạt động nhà trường.

Về chính sách: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tham mưu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội, tập trung hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về chương trình GDMN, các điều kiện đảm bảo và tổ chức hoạt động nhà trường.

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về việc quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, quy định chính sách đối với giáo viên mầm non (GVMN) làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; chính sách đối với GVMN dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn đối với GVMN dân lập, tư thục; chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo; chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Đề án phát triển GDMN đoạn 2018-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018. Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

- Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" và được phê duyệt tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/6/2016.

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 9/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội tờ trình dự Luật Nhà giáo với nhiều quy định mới được đánh giá là ưu việt hơn đối với đội ngũ nhà giáoNgày 9/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội tờ trình dự Luật Nhà giáo với nhiều quy định mới được đánh giá là ưu việt hơn đối với đội ngũ nhà giáo

Thành tựu đạt được về đảm bảo quyền giáo dục, bảo đảm cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người:

- Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: (i) Bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong các cơ sở GDMN. (ii) Tích cực thực hiện đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. (iii) Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, đổi mới các hoạt động giáo dục. (iv) Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới. (v) Đã thực hiện hướng dẫn tích hợp giáo dục Quyền con người vào chương trình giáo dục mầm non hiện hành và tổ chức thực hiện trong các cơ sở GDMN, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về thực hiện nội dung giáo dục quyền con người trong cơ sở GDMN cho đội ngũ cốt cán của 63 tỉnh thành phố và Ban Phụ nữ Quân đội. (vi) Đang thực hiện xây dựng Nghị quyết đổi mới chương trình GDMN trong đó có lồng ghép quyền con người và thực hiện xây dựng mới Chương trình giáo dục mầm non quốc gia tiếp cận dựa trên quyền và đưa nội dung giáo dục quyền con người vào nội dung chương trình.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Về chính sách: Bộ GDĐT ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật thuộc thẩm quyền, trong đó có các chính sách, quy định nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức cho người học, nhất là đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất so với cả nước. Tích cực triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo đảm thực hiện quyền quyền được giáo dục, nhất là quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Hiện nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%"

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Hiện nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%"

Về cơ sở Giáo dục tiểu học: Năm học 2023-2024, toàn quốc có 14.585 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (gồm 12.177 trường tiểu học, 2.206 trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở, 202 trường liên cấp tiểu học trung học cơ sở trung học phổ thông, 58 trường quốc tế, 169 trường trực thuộc Sở, 14.188 trường công lập, 390 trường tư thục) với 15.268 điểm trường; tỷ lệ bình quân 1,37 cơ sở giáo dục tiểu học/đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ điểm trường cơ sở giáo dục tiểu học là 1,05, trong đó nhiều cơ sở giáo dục tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường (chủ yếu ở các vùng, khu vực miền núi).

Những năm qua, các địa phương đã chú trọng rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp hơn cho việc trẻ em đến trường; tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; chú trọng duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo quy định của Bộ GDĐT, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sẵn sàng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.

Trung bình toàn quốc tỷ lệ phòng học lớp là 1,32, trong đó phòng học kiên cố đạt 71%; phòng học bán kiên cố đạt 25%; phòng học tạm, mượn chiếm 0,9%; số phòng học đang học nhờ, mượn là 11.931 phòng, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp các cơ sở giáo dục ngày càng được hoàn thiện và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Đến nay, tỷ lệ trung bình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên toàn quốc đạt 62,4%, trong đó cả nước có 2.311 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt tỷ lệ 15,8%.

Các địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Công tác kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục được các địa phương đặc biệt quan tâm; đồng thời tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực nhằm cùng cổ, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, thực hiện "giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc" theo Luật Giáo dục 2019.

Các cơ sở giáo dục đã tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo chính quyền địa phương, đề ra nhiều biện pháp và tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi vào học tiểu học tại địa bàn, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học.

Hiện nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 34/63 tỉnh, thành phố được Bộ GDĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 54%.

Đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong năm 2023, Bộ GDĐT với đầu mối là Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động. Bộ tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức dạy và học đối với trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học), trong đó nhấn mạnh việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ em khuyết tật làm cơ sở cho việc dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của trẻ em khuyết tật.

Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền năng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học; phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo cơ hội để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.

Thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân: Từ năm 2021, 2022, Bộ GDĐT đã ban hành các kế hoạch để triển khai nhằm tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục về quyền trẻ em trong chương trình và sách giáo khoa các môn học cũng như trong hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Từ năm 2022, Bộ GDĐT đã ban hành Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp tiểu học và Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Bộ ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Bộ GDĐT ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật thuộc thẩm quyền, trong đó có các chính sách, quy định nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức cho người học, nhất là đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất so với cả nước. Tích cực triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo đảm thực hiện quyền quyền được giáo dục, nhất là quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm 2021, 2022, Bộ GDĐT đã ban hành các kế hoạch để triển khai nhằm tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục về quyền trẻ em trong chương trình và sách giáo khoa các môn học cũng như trong hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học của các cấp học

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học của các cấp học

Từ năm 2022, Bộ đã ban hành Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp tiểu học và Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Bộ ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung quyền con người lồng ghép Chương trình môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở và môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cấp Trung học phổ thông.

Đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong năm 2023, Bộ GDĐT với đầu mối là Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động. Bộ tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức dạy và học đối với trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học), trong đó nhấn mạnh việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ em khuyết tật làm cơ sở cho việc dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của trẻ em khuyết tật.

Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học; phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo cơ hội để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.

ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

Thực hiện Kế hoạch 1360/KH-BGDĐT ngày 24/12/2021, Bộ GDĐT đã phối hợp với Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng dự thảo tài liệu tuyên truyền, giáo dục về quyền con người trong tuần Sinh hoạt công dân - sinh viên (dành cho cán bộ phụ trách công tác sinh viên tại các cơ sở đào tạo). Tài liệu đã được góp ý hoàn thiện bởi các chuyên gia, đơn vị có liên quan và được phê duyệt tại Quyết định số 587/QĐ-BGDĐT ngày 27/02/2023.

Tài liệu được biên soạn để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập đồng thời là tài liệu tham khảo của đội ngũ cán bộ phòng công tác sinh viên thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp kiến thức cơ bản về quyền con người cho sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu khóa (các kiến thức cơ bản cho sinh viên thuộc khối không chuyên ngành luật, hành chính, nội chính theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017). Tài liệu đảm bảo mục tiêu, yêu cầu sau:

- Về kiến thức: (i) Cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về quyền con người như khái niệm, nguồn gốc, các đặc trưng cơ bản về quyền con người dựa trên cơ sở sự phân biệt với quyền công dân; các quan điểm quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền con người, những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về nhân quyền và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo đảm quyền con người, cơ chế quốc gia bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đối thoại, đấu tranh bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay; (ii) Nâng cao nhận thức, hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người, để từ đó thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong hệ thống giáo dục đại học.

- Về kỹ năng: (i) Bồi dưỡng năng lực tư duy, phương pháp để nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, từ đó tạo khả năng tổng kết thực tiễn, nhận diện những giá trị tiến bộ của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền công dân có thể vận dụng phù hợp với thực tế ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thiết chế và phương thức bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay; (ii) Có hiểu biết, kỹ năng truyền thông, cung cấp cho HSSV kiến thức cơ bản về quyền con người, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp người học cùng cố niềm tin, có thải độ đúng đắn và nhận thức được giá trị cao quý của quyền con người.

- Về tư tưởng: (i) Hình thành, củng cố thái độ tích cực trong tuyên truyền, vận động và chủ động thực hiện quan điểm của ĐCSVN, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân; (ii) Ủng hộ việc tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đấu tranh chống lại những biểu hiện xâm phạm quyền con người, quyền công dân trên thực tế;

Thực hiện Kế hoạch 1840/KH-BGDĐT ngày 28/12/2022, Bộ GDĐT đã tổ chức tập huấn tài liệu truyền thông về Quyền con người trong Hội nghị, tập huấn triển khai nhiệm vụ về công tác giáo dục chính trị HSSV cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các nội dung sinh hoạt chính trị đầu khóa tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 7/2023) với sự tham gia của hơn 450 đại biểu tham dự. Nội dung truyền thông về Quyền con người trong Tuần Sinh hoạt công dân - sinh viên được các đại biểu đánh giá cao, có thể triển khai trực tiếp cho sinh viên. Tiếp đó, ngày 7-8/12/2023 tại TP. Hải Phòng, Bộ GDĐT đã tổ chức tập huấn tuyên truyền, giáo dục về Quyền con người trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa dành cho cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo khu vực phía Bắc với sự tham gia của 250 đại biểu. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về Quyền con người trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên được các đại biểu đánh giá cao và đề nghị tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về Quyền con người các năm tiếp theo.

Bộ GDĐT ban hành Công văn số 4337/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 15/8/2023 về việc hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên" trong các cơ sở đào tạo năm học 2023 - 2024, đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai nội dung về giáo dục quyền con người cho sinh viên dựa theo tải liệu đã được phê duyệt.

Trong năm tới, Bộ GDĐT dự kiến tiếp tục tổ chức 02 hội thảo tập huấn cho cán bộ quản lý công tác sinh viên của các cơ sở đào tạo về kiến thức và kỹ năng truyền thông Quyền con người cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt sát sao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các bên liên quan, đã và đang tích cực ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, các đề án cụ thể để hiện thực hóa và ngày càng nâng cao quyền được giáo dục của nhân dân, ở mọi lứa tuổi, bậc học. Các chính sách đi vào triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ, nâng cao trình độ dân trí, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.