(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Với 271 đề mục được sắp xếp vào 45 chủ đề, Bộ Pháp điển Việt Nam là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại sử dụng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.
(PLVN) - Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.
(PLVN) - Việt Nam nhất quán tập trung xây dựng 3 yếu tố nền tảng chủ yếu là xây dựng nền dân chủ XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
(PLVN) - Từ những thành tựu to lớn đã đạt được thời gian qua, việc xác định các mục tiêu và đặc biệt là chỉ ra được những động lực phát triển mới sẽ là cơ sở để đưa đất nước vững tin bước vào kỷ nguyên mới, phát triển tới tầm cao mới.
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
(PLVN) - Trong tư duy xây dựng pháp luật, việc trả lời câu hỏi vì sao cần phải có luật pháp, làm thế nào để các điều luật có thể thực thi trong cuộc sống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.