Gương sáng Pháp luật

Người góp công tham mưu xây dựng Luật Cảnh sát biển

Trung tá Hà Tuấn Anh.
Trung tá Hà Tuấn Anh.
(PLVN) -  Với sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và tinh thần say mê nghiên cứu, học hỏi, Trung tá Hà Tuấn Anh - Thư ký Chính ủy Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam về quân sự, quốc phòng, an ninh, hoạt động của CSB Việt Nam… nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biển, đảo và Tổ quốc bằng pháp luật trong tình hình mới.

Nền tảng gia đình giàu truyền thống cách mạng

Trung tá Tuấn Anh sinh ra lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng khi có ông nội là Hà Văn Tính, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (từ trước khởi nghĩa, 1938), ĐBQH Khóa I (1946 - 1960); bác ruột Hà Thị Thu Sương, ĐBQH khóa VII, VIII, IX; chú ruột Hà Sơn Hải là sĩ quan cao cấp trong QĐND Việt Nam, người góp phần xây dựng, khẳng định vị thế, tầm vóc của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam không chỉ trong khu vực và trên thế giới.

Trung tá Hà Tuấn Anh càng tự hào hơn khi nhiều người thân khác trong gia đình tiếp nối truyền thống cách mạng của ông cha. Bởi vậy, từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, gia đình đã định hướng anh học Luật, phục vụ quân đội để tiếp nối truyền thống.

Ban đầu, dù được gia đình định hướng nhưng là người có tính cách sôi nổi, văn nghệ sĩ nên từng có lúc anh cảm thấy không phù hợp với những khuôn mẫu, nguyên tắc của ngành Luật. Đến khi thi đỗ Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (nay là ĐH Luật/ĐH Quốc gia Hà Nội), anh vẫn luôn cố gắng để vừa là người thủ lĩnh phong trào đoàn viên - sinh viên, vừa phấn đấu học tập tốt để trở thành người có ích cho xã hội như truyền thống gia đình.

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp, Hà Tuấn Anh được giữ lại trường làm cán bộ Trung tâm nghiên cứu & hỗ trợ pháp lý, ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhưng sau mấy năm công tác tại đây, truyền thống gia đình đã thôi thúc anh quyết định chuyển công tác, tham gia phục vụ quân đội.

Năm 2005, anh về nhận công tác tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), trải qua nhiều vị trí công tác như tham mưu kế hoạch, tổ chức lao động, xuất nhập khẩu… 12 năm công tác tại đây, anh đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực thương mại quân sự, công nghiệp quốc phòng. Thời gian này, công việc của anh thiên về đàm phán, mua sắm, vận chuyển vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho các lực lượng trong quân đội.

Vốn là người được đào tạo chuyên ngành luật, anh đã được thủ trưởng đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng Việt Nam năm 2008 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Sau đó, anh tiếp tục học Thạc sỹ Luật biển quốc tế tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Chính thời gian theo học tại đây, một lần lãnh đạo CSB Việt Nam ấn tượng với anh trong một buổi Hội thảo khoa học về Biển Đông. Năm 2016, anh được xin về công tác tại Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam, vinh dự là một trong những nhân lực chính tham mưu cho cấp thẩm quyền xây dựng dự án Luật CSB Việt Nam.

Trung tá Hà Tuấn Anh cho biết, tháng 11/2018, Luật CSB Việt Nam là dự án Luật được Quốc hội thông qua với tỷ lệ nhất trí, đồng thuận cao nhất trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Để có được kết quả này, anh và đồng đội đã làm việc không ngừng nghỉ, bất kể ngày đêm trong nhiều ngày tháng.

“Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển thông qua hoạt động thực thi pháp luật dân sự, hòa bình của CSB Việt Nam, nên chúng tôi càng quyết tâm, dốc hết tâm trí để xây dựng Luật. May mắn, tôi luôn được gia đình thấu hiểu chia sẻ, được đồng đội, thủ trưởng các cấp quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ để toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ”, anh nói.

Trung tá Tuấn Anh (đứng giữa) trong một khóa đào tạo nghiệp vụ tại nước ngoài.

Trung tá Tuấn Anh (đứng giữa) trong một khóa đào tạo nghiệp vụ tại nước ngoài.

“Một trong những hạt nhân pháp luật của CSB”

Không chỉ trực tiếp tham gia xây dựng Luật CSB Việt Nam, từ khi còn là Trợ lý pháp chế/Phòng pháp chế, Cục Nghiệp vụ & Pháp luật, anh còn tích cực, chủ động tham mưu hiệu quả cho cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở triển khai Luật CSB Việt Nam thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Anh cũng tích cực nghiên cứu, tham mưu cấp thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế như: Luật Quốc phòng 2018, Luật Dân quân tự vệ 2019, Luật Biên phòng Việt Nam 2020… Và gần đây nhất là dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Trong nghiên cứu, anh đã tham mưu hiệu quả cho Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam xây dựng hơn 30 báo cáo, chuyên đề, bài giảng, bài nghiên cứu, bài báo, phim tài liệu, phóng sự liên quan tới pháp luật quốc tế, thực thi pháp luật trên biển, hợp tác quốc tế của CSB Việt Nam. Nhiều báo cáo chuyên môn của anh đã được Bộ Tư lệnh CSB báo cáo Quân ủy TW, Bộ Quốc phòng để tham mưu Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bản thân anh đã nhiều lần được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh CSB cử tham gia nhiều diễn đàn nghiên cứu, hội thảo quốc tế của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới trong xây dựng pháp luật quốc tế, thực thi pháp luật trên biển. Những công trình nghiên cứu khoa học của anh được đánh giá có hàm lượng pháp lý cao, sát thực tiễn, áp dụng hiệu quả không chỉ với thực hiện chức năng, nhiệm vụ CSB Việt Nam; mà còn được chia sẻ, lan tỏa trên nhiều hội thảo, diễn đàn quốc tế về biển và thực thi pháp luật trên biển.

Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ & Pháp luật, đánh giá: “Trung tá Tuấn Anh là một trong những người trực tiếp xây dựng, tham mưu tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến Luật CSB Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023. Trong đó, tập trung tuyên truyền hiệu quả về chủ quyền biển, đảo, về vị trí, vai trò của CSB cho các đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân cả nước; góp phần tuyên truyền để các nước trong khu vực, trên thế giới có cách hiểu đầy đủ, chính xác hơn về chính sách, pháp luật quản lý bảo vệ biển, đảo của Việt Nam nói chung, nhất là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CSB Việt Nam trong thực thi pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc trên biển”.

“Bên cạnh đó, Trung tá Hà Tuấn Anh cũng là người luôn chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, đảo Việt Nam, về CSB Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến biển; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, năng lực, trình độ pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CSB”.

Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh CSB Việt Nam cho hay: “Trung tá Hà Tuấn Anh là một trong những hạt nhân pháp luật của CSB Việt Nam. Đồng chí đã tích cực, chủ động tham mưu hiệu quả cho Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật của CSB Việt Nam. Dù môi trường làm việc có nhiều khó khăn, thử thách, song đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cần mẫn, tỉ mỉ, khiêm tốn, cầu thị, không ngừng học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng chí là một tấm gương sáng về pháp luật của lực lượng CSB Việt Nam”.

Được đánh giá có lối sống giản dị, chân thành, luôn cống hiến hết mình cho sự lớn mạnh của CSB Việt Nam, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm pháp luật với đồng chí, đồng đội; Trung tá Hà Tuấn Anh đã để lại nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc trong tâm trí của lãnh đạo, đồng chí, đồng đội của mình ở trong đơn vị.

Trong những năm qua, anh đã được Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng thưởng nhiều Giấy khen, Bằng khen các loại. Đặc biệt, liên tiếp năm 2017, 2018, 2019, anh được Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Năm 2020, anh được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân.

Đọc thêm

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hải Phòng: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý Lý lịch tư pháp

Hải Phòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Phiếu LLTP, xóa án tích.
(PLVN) -  Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND TP Hải Phòng, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) và xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP của Hải Phòng dần đi vào nền nếp; qua đó góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục đề nghị cấp Phiếu LLTP.