Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; GS.VS Châu Văn Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; PGS.TS Vũ Hải Quân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh; TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, GS.TS. Lê Quân Giám đốc ĐHQGHN đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ KH&CN, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan liên quan cùng các đại biểu, nhà khoa học của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, ĐHQGHN.

Các đòng chí đồng chủ trì Hội nghị.

Các đòng chí đồng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất hiện nay. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng xây dựng các chủ trương, đường lối, cụ thể hóa bằng các chính sách, quy định pháp luật nhằm phát triển, thúc đẩy KHCN&ĐMST.

Cụ thể, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định quan điểm: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.... Chú trọng phát triển đồng bộ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định ba đột phá chiến lược, trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh KHCN, ĐMST; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu phát biểu khai mạc Hội nghị.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu phát biểu khai mạc Hội nghị.

Cùng với đó, trong phát biểu về 07 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh một trong các giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế là “Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy KHCN, ĐMST làm động lực chính cho phát triển”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển KHCN&ĐMST còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn như: Một số chính sách, quy định còn chậm được cụ thể hóa hoặc chưa cụ thể hóa đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật về KHCN được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn; nguồn lực đầu tư chưa thực sự tương xứng với vai trò, tầm quan trọng của KHCN&ĐMST theo đúng các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước…

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu nêu rõ, Hội nghị là dịp để các đồng chí lãnh đạo, nhà quản lý, nhà hoạch định chiến lược, chính sách; các chuyên gia, nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển KHCN để KHCN&ĐMST thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Để Hội nghị đạt kết quả, Chủ tịch Phan Chí Hiếu đề nghị các báo cáo chuyên đề, tham luận tập trung các nội dung cụ thể về nhận diện rõ những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật đang là “rào cản” đối với sự phát triển của KHCN&ĐMST; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trên từng lĩnh vực cụ thể như tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ chế tài chính; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển KHCN&ĐMST, gỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động KHCN; tạo dựng khuôn khổ pháp lý để triển khai cơ chế thí điểm, thử nghiệm đối với các loại hình, mô hình tổ chức KHCN mới, tạo thuận lợi cho thị trường KH&CN phát triển bền vững; các chế độ, chính sách đãi ngộ vượt trội cho đội ngũ nghiên cứu khoa học…

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh nêu những bất cập nổi bật của hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể về sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật KHCN khiến việc quản lý các hoạt động KH&CN trở nên phức tạp, các đơn vị quản lý khó phối hợp và điều hành, dẫn đến chồng chéo trong nhiệm vụ và nguồn lực; Luật KH&CN hiện nay chưa thể hiện được vai trò quan trọng của việc phát triển khoa học xã hội; các quy định tài chính trong lĩnh vực KH&CN hiện hành chưa linh hoạt và thiếu sự cập nhật với chi phí thực tế của các hoạt động khoa học; Luật hiện hành chưa có các quy định tài chính riêng phù hợp với nhu cầu và đặc thù của các tổ chức KHCN công lập; các quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ hiện tại chưa đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và làm suy giảm động lực đầu tư vào nghiên cứu…

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh phát biểu tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh phát biểu tại Hội nghị.

Đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS. TS. Chu Hoàng Hà cho biết, Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường KH&CN là các yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, giúp các nghiên cứu khoa học và phát minh sáng tạo đóng góp trực tiếp vào thực tiễn. Để hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường KH&CN, Nam GS. TS. Chu Hoàng Hà cho rằng cần tăng cường đầu tư Nhà nước vào các lĩnh vực ưu tiên, đột phá: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN vào các lĩnh vực ưu tiên, đột phá, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, làm trụ cột cho công nghiệp trong nước; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ trong việc phát triển thị trường KH&CN.

Bên cạnh đó, các đại biểu, chuyên gia đề xuất cơ chế, chính sách thử nghiệm, đặc thù, vượt trội trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đề xuất các giải pháp trong việc tăng cường số lượng và chất lượng CTCB nhằm nâng cao vị thế của Viện Hàn lâm trên thế giới; giải pháp về nguồn nhân lực chất lượng cao; giải pháp trong phát triển hội nhập và hợp tác quốc tế; Giải pháp tháo gỡ các quy định về tài chính…

Phát biểu tổng kết Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt khẳng định, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong ba đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, triển khai thi hành Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Đây được coi là yếu tố thuận lợi trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn phải hoàn thành đối với các bộ, ngành nói chung.

Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận Hội nghị.

Thông qua các ý kiến tham luận, trao đổi tại Hội nghị, để hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia trong kỷ nguyên mới, Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và các đơn vị tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính sách trong triển khai, thực hiện các chương trình, nghiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ theo định hướng tại Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030, đặc biệt là cơ chế, chính sách có liên quan đến các vấn đề trọng điểm của quốc gia như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, Net Zero, đường sắt tốc độ cao, điện hạn nhân và các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp bán dẫn, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo…; tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật KH,CN&ĐMST, trong đó chú trọng xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi để tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân lực, nhân tài KH&CN, tạo điều kiện phát triển đội ngũ trí thức, thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước, mở rộng hội nhập quốc tế trong hoạt động nghiên cứu để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST.

Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và độ trễ trong hoạt động KHCN&ĐMST; tăng cường xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái sáng tạo, thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đặt trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ tại Việt Nam, tạo ra môi trường nghiên cứu sôi động, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

PGS.TS Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN phát biểu tại Hội nghị.

PGS.TS Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN phát biểu tại Hội nghị.

Đọc thêm

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.

Những bài học kinh nghiệm từ mô hình luật sư công ở Mỹ

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.

longformXây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển: Người “giữ lửa” cho HP22

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng.
(PLVN) - Sau 20 năm gắn bó với lĩnh vực điều tra tội phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng vẫn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết. Anh được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp gọi là người “giữ lửa” cho HP22 – một mô hình mới nhằm giữ gìn bình yên đất Cảng .

Chi cục trưởng Lý Văn Vĩnh kể về những trăn trở từ bản án "ký vào giấy trắng" kéo dài ba năm

Ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Trong hành trình hơn 20 năm công tác, ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Cao Bằng, đã chứng kiến không ít vụ việc đầy thử thách. Nhưng với ông, câu chuyện về vụ án thi hành án liên quan đến bà H.T.N và bà H.T.M.H tại phường Hợp Giang là một trong những trường hợp để lại nhiều day dứt nhất. Vụ án kéo dài ba năm không chỉ bởi tính pháp lý phức tạp, mà còn bởi hoàn cảnh khó khăn của gia đình người phải thi hành án.

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024
(PLVN) - Vừa qua, Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục ghi dấu ấn đặc biệt khi một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024. Đây là một vinh dự lớn không chỉ khẳng định chất lượng nội dung của Nhà xuất bản mà còn góp phần khẳng định giá trị học thuật và thực tiễn mà tác phẩm mang lại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành, trước mắt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia vào quá trình đàm phán, tranh tụng nhằm bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của nhà nước trong đầu tư, thương mại, tranh tụng quốc tế.

Chế định luật sư nhà nước ở Nhật Bản góp phần giải quyết tranh chấp liên quan đến Chính phủ

Quang cảnh một phiên toà ở Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ: asahi.com)
(PLVN) - Ở Nhật Bản, luật sư nhà nước là khái niệm để chỉ những công chức hoặc người làm việc cho các cơ quan Chính phủ để xử lý hoặc đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện mà Chính phủ là một bên. Chế định này ra đời từ năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay, góp phần quản lý hiệu quả và nhất quán đối với các tranh chấp liên quan đến Chính phủ ở Nhật Bản.

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Các Luật sư trong một phiên toà hình sự. Ảnh: H.Mây
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.

“Người của Công đoàn” Nguyễn Trung Ngạn và hành trình giành công lý cho người lao động

Ông Nguyễn Trung Ngạn tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại 1 phiên toà sơ thẩm. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Công đoàn chính là chỗ dựa tin cậy cho người lao động” – đó là suy nghĩ, trăn trở cũng là kim chỉ nam cho hành động của ông Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng ban Chính sách Pháp luật , Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với gần hai thập kỷ gắn bó với nghề , ông đã trở thành người đại diện không mệt mỏi, đồng hành, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.