Gương sáng Pháp luật

“Người của Công đoàn” Nguyễn Trung Ngạn và hành trình giành công lý cho người lao động

Ông Nguyễn Trung Ngạn tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại 1 phiên toà sơ thẩm. (Ảnh: NVCC)
Ông Nguyễn Trung Ngạn tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại 1 phiên toà sơ thẩm. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Công đoàn chính là chỗ dựa tin cậy cho người lao động” – đó là suy nghĩ, trăn trở cũng là kim chỉ nam cho hành động của ông Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng ban Chính sách Pháp luật , Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với gần hai thập kỷ gắn bó với nghề , ông đã trở thành người đại diện không mệt mỏi, đồng hành, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Từ ký ức tuổi thơ đến sứ mệnh thiêng liêng

Sinh ra trong một gia đình có ba mẹ đều là giáo viên, đặc biệt người cha từng giữ vị trí Chủ tịch Công đoàn cơ sở, từ nhỏ ông Nguyễn Trung Ngạn đã được nghe cha kể những câu chuyện xúc động về đời sống của người lao động (NLĐ). Những hình ảnh về những con người cống hiến thầm lặng nhưng thường xuyên chịu thiệt thòi đã in sâu vào tâm trí ông.

Cha ông không chỉ kể về những khó khăn của NLĐ mà còn luôn nhắc tới vai trò của công đoàn - nơi có thể mang lại sự công bằng, là chỗ dựa cho những NLĐ yếu thế. Từ đó, ước muốn được sát cánh cùng những con người ấy đã nhen nhóm trong lòng ông.

Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2005, ông bắt đầu công tác tại Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mang theo niềm đam mê được ấp ủ từ những ngày thơ bé.

Những ngày đầu công tác, làm nhiệm vụ phát triển đoàn viên, ông không ngại lặn lội đến từng nhà máy, xí nghiệp, trực tiếp trò chuyện với người lao động. Mỗi cuộc gặp gỡ đều để lại trong ông những vui, buồn và cả trăn trở. Lương bị nợ, bảo hiểm xã hội bị bỏ ngỏ, môi trường làm việc thiếu an toàn… những bất công ấy, NLĐ phải âm thầm chịu đựng nếu công đoàn không vào cuộc. Ông luôn cảm nhận được đằng sau nụ cười gượng gạo hay ánh mắt đầy hy vọng của họ khi bị cuốn vào tranh chấp lao động là vô vàn câu chuyện chất chứa nỗi niềm.

“Từng buổi trò chuyện, từng lần tiếp xúc với họ, tôi cảm nhận rõ họ cần công đoàn như thế nào. Điều đó khiến tôi thấy có trách nhiệm hơn để làm tốt công việc này” – ông Ngạn trải lòng.

Chính trách nhiệm ấy đã tiếp thêm cho ông sức mạnh, để ông kiên trì bền bỉ đồng hành cùng công đoàn, qua nhiều năm tháng.

Giành công lý cho người lao động từ vụ tranh chấp chưa từng có tiền lệ

Suốt những năm qua, ông Ngạn đã đồng hành cùng NLĐ trong hàng trăm vụ kiện phức tạp, đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Mỗi vụ kiện là một câu chuyện riêng, mang theo những nỗ lực, trăn trở và cả những niềm vui khi ông giành lại được quyền lợi chính đáng cho NLĐ.

Một trong những vụ kiện điển hình mà ông Nguyễn Trung Ngạn trực tiếp tham gia là vụ tranh chấp giữa anh Lưu Chí Hiếu (sinh năm 1973, Long Tâm, TP.Bà Rịa, kỹ thuật viên vận hành) với Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty BOT Phú Mỹ 3).

Vào tháng 6 năm 2021, anh Hiếu bị đột quỵ khi đang làm việc tại công ty, dẫn đến liệt nửa người và mất khả năng lao động. Dù Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận đây là tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động 73%, nhưng công ty vẫn khăng khăng phủ nhận, cho rằng anh Hiếu bị bệnh lý cá nhân và từ chối thực hiện các nghĩa vụ bồi thường. Không chỉ vậy, công ty còn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đẩy gia đình anh Hiếu vào cảnh khốn khó.

Ông Nguyễn Trung Ngạn đồng hành cùng anh Lưu Chí Hiếu bị bệnh tật theo đuổi vụ kiện đòi quyền lợi năm 2023. (Ảnh: NVCC)

Ông Nguyễn Trung Ngạn đồng hành cùng anh Lưu Chí Hiếu bị bệnh tật theo đuổi vụ kiện đòi quyền lợi năm 2023. (Ảnh: NVCC)

Chị Nguyễn Thị Khanh, vợ anh Hiếu, đã gõ cửa khắp nơi tìm lại công bằng cho chồng, từ Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến cả Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhưng mọi nỗ lực của chị đều rơi vào bế tắc.

Có nơi cho rằng anh Hiếu bị tai nạn do bệnh lý cá nhân, không phải tai nạn lao động; nơi khác lại bảo hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý; một số cơ quan khẳng định không thuộc thẩm quyền giải quyết; còn những nơi khác thì “bặt âm vô tín.” Mệt mỏi và bất lực, chị Khanh quyết định gửi đơn khởi kiện Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 lên Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ. Song song đó, chị tìm đến các văn phòng luật sư để được hỗ trợ chuyên môn. Tuy nhiên, lần lượt cả ba văn phòng luật sư có tiếng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau khi nhận hồ sơ nghiên cứu, đều từ chối tiếp tục hỗ trợ và trả lại hồ sơ, không nêu rõ lý do.

Mọi hy vọng lúc đó tưởng như sụp đổ, chị Khanh quyết định gửi đơn cầu cứu tới LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại đây, ông Nguyễn Trung Ngạn đã tiếp nhận vụ việc và ngay lập tức bắt tay vào hành động.

“Khi nhận lá đơn tôi biết đây không chỉ là một tranh chấp pháp lý đơn thuần mà còn là hành trình giữ lại niềm tin vào công lý cho gia đình NLĐ đang bị dồn vào đường cùng. Chính vì vậy, dù có khó khăn tới đâu tôi cũng cố gắng cho bằng được” – ông Ngạn chia sẻ.

Trong quá trình đưa vụ việc ra ánh sáng, việc thu thập chứng cứ, làm rõ bản chất vụ tai nạn lao động không hề đơn giản. Ông Ngạn đã trực tiếp làm việc với gia đình anh Hiếu, Hội đồng Giám định y khoa, các cơ quan tư pháp và nhiều tổ chức liên quan để xây dựng một hồ sơ pháp lý chặt chẽ. “Vụ việc này đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên trì. Chỉ một sai sót nhỏ trong hồ sơ cũng có thể khiến quyền lợi của anh Hiếu bị ảnh hưởng. Tôi không cho phép mình bỏ sót bất kỳ chi tiết nào,” ông Ngạn nói.

Trong hơn một năm, ông Ngạn không chỉ là người hỗ trợ pháp lý mà còn là chỗ dựa tinh thần cho anh Hiếu cùng gia đình.

Tới tháng 10/2023, Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3, buộc công ty phải nhận anh Hiếu trở lại làm việc, sắp xếp công việc phù hợp và bồi thường hơn 725 triệu đồng. Tuy nhiên, phía công ty đã kháng cáo, đưa vụ việc lên Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một lần nữa, ông Ngạn lại đồng hành cùng gia đình anh Hiếu trong các phiên tòa phúc thẩm.

Ngày 8/8/2024, sau nhiều phiên xét xử căng thẳng, tòa đã tuyên buộc Công ty BOT Phú Mỹ 3 phải bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng, bao gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản bồi thường khác cho anh Hiếu.

Khi bản án được công bố, chị Khanh bật khóc: “Đó không chỉ là số tiền, mà còn là sự khẳng định rằng chồng tôi đã được đối xử công bằng. Nếu không có sự giúp đỡ của anh Ngạn, chúng tôi không biết sẽ đi về đâu.”

Nhìn lại hành trình, ông Ngạn bày tỏ: “Mỗi NLĐ là một mắt xích quan trọng trong xã hội. Khi họ mất quyền lợi, không chỉ bản thân họ, mà cả gia đình họ sẽ chịu ảnh hưởng. Là người làm công đoàn, tôi không cho phép mình bỏ rơi họ, dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng.”

Qua vụ việc, càng củng cố niềm tin trong ông, rằng công đoàn không chỉ đơn thuần là tổ chức bảo vệ quyền lợi mà còn là “chỗ dựa tin cậy” nơi mà NLĐ có thể tìm đến, ngay cả khi không còn ai sẵn lòng vì họ. Và cũng chính vụ việc này giúp ông Ngạn nhận ra rằng pháp luật lao động vẫn còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm công bằng cho NLĐ.

Ngoài những vụ kiện về tranh chấp tai nạn lao động, ông Ngạn cũng đối diện với các vụ doanh nghiệp nợ lương và BHXH của NLĐ. “Những vụ việc như thế này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng điều quan trọng nhất là phải có cái tâm để đồng hành cùng NLĐ” ông tâm sự.

Chính từ những trải nghiệm thực tế trong tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp lao động, ông đã và đang tiếp tục cống hiến, đề xuất hoàn thiện pháp luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động – những người mà ông coi là “người bạn đồng hành.”

Luôn trăn trở hoàn thiện pháp luật

Ông Nguyễn Trung Ngạn luôn mang trong mình nỗi trăn trở lớn về những hạn chế của pháp luật hiện hành, khiến công đoàn chưa thể thực hiện hết vai trò bảo vệ người lao động (NLĐ). Theo quy định hiện tại, công đoàn không thể tự khởi kiện khi quyền lợi của NLĐ bị xâm hại mà phải được họ ủy quyền.

“Khi một doanh nghiệp có tới hàng nghìn công nhân bị nợ lương, bảo hiểm, nhưng để đứng ra kiện, công đoàn lại cần từng NLĐ ra công chứng và ủy quyền. Điều này không chỉ làm chậm quá trình mà còn gây tốn kém cho người lao động – những người đã phải chịu thiệt thòi,” ông Ngạn trăn trở.

Quang cảnh 1 phiên toà ông Nguyễn Trung Ngạn tham gia (Ảnh: NVCC)

Quang cảnh 1 phiên toà ông Nguyễn Trung Ngạn tham gia (Ảnh: NVCC)

Ông đề xuất cần sửa đổi luật công đoàn và bộ luật tố tụng dân sự để công đoàn đương nhiên có quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ khi cần.

“Chúng ta cần một hệ thống pháp luật rõ ràng hơn, để công đoàn có thể thực sự là chỗ dựa của NLĐ mà không phải vướng bận bởi những thủ tục quá rườm rà,” ông tâm huyết chia sẻ. Với ông, một hệ thống pháp luật như vậy sẽ mở ra một cánh cửa để bảo vệ quyền lợi của NLĐ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Dù mỗi vụ kiện đều mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng mỗi khi thắng kiện, nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc của NLĐ, ông Ngạn biết rằng những cố gắng của mình đã mang lại điều tốt đẹp. “Những khoảnh khắc đó khiến tôi thấy mọi nỗ lực là hoàn toàn xứng đáng,” ông xúc động nói.

Không chỉ là người trực tiếp bảo vệ quyền lợi của NLĐ, ông Ngạn còn tham mưu cho LĐLĐ tỉnh trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn và các cơ quan, nhằm tạo nên một môi trường lao động an toàn, công bằng. Với những đề án tuyên truyền pháp luật mà ông góp phần xây dựng, NLĐ tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận thức rõ ràng hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động.

Ông Nguyễn Trung Ngạn hỗ trợ người lao động nộp đơn khởi kiện tại tòa án. (Ảnh: NVCC)

Ông Nguyễn Trung Ngạn hỗ trợ người lao động nộp đơn khởi kiện tại tòa án. (Ảnh: NVCC)

“Phòng ngừa luôn là cách tốt nhất để bảo vệ người lao động,” ông Ngạn nhấn mạnh. Với ông, tuyên truyền và phổ biến pháp luật không chỉ là hoạt động bổ sung mà là một phần cốt lõi trong công tác bảo vệ NLĐ. Nhờ sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như fanpage, website, các nhóm Zalo, công đoàn đã đưa thông tin ngắn gọn, dễ hiểu đến NLĐ, giúp họ hiểu rõ về quyền lợi của mình. Chính nhờ công tác này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trong những địa phương có số vụ tranh chấp lao động thấp hơn hẳn so với các tỉnh lân cận.

Hơn 18 năm miệt mài cống hiến cho NLĐ, ông Nguyễn Trung Ngạn đã trở thành tấm gương sáng trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Với từng vụ việc thắng kiện dành lại quyền lợi cho NLĐ, ông Ngạn chính là biểu tượng của lòng kiên trì, trách nhiệm và niềm tin vào sự công bằng - một tấm gương sáng cho những người cán bộ công đoàn thế hệ mới học hỏi và noi theo.

Đọc thêm

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.