Những bài học kinh nghiệm từ mô hình luật sư công ở Mỹ

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.

Nước Mỹ được tổ chức theo chế độ liên bang và mỗi bang có cơ cấu, tổ chức cơ quan Tư pháp đặc thù, do đó, quyền có luật sư (LS) được quy định trên toàn liên bang từ hơn 60 năm trước nhưng việc thực hiện là do các bang và chính quyền cơ sở tiến hành. Các bang có nhiều quy tắc Tòa án, các nghị định của địa phương và tiêu chuẩn của đoàn LS liên quan đến việc bào chữa công nhưng việc thực hiện quy định này ở mỗi bang đều mang lại nhiều hiệu quả mà Việt Nam chúng ta có thể nghiên cứu trong quá trình xúc tiến chuẩn bị xây dựng chế định LS Nhà nước.

Tại bang Missouri, Cơ quan bào chữa công ở bang được thành lập vào năm 1982 trên cơ sở dự thảo sửa đổi lần thứ 6 Hiến pháp Liên bang Mỹ: “Không người nào bị kết tội khi không có khả năng chi trả cho hoạt động trợ giúp pháp lý mà phải chịu tội trước Tòa lại không có LS bảo vệ” và Hiến chương số 600 RSMo, Cơ quan bào chữa công đã tồn tại như một “Hệ thống cung cấp hoạt động bào chữa trước quyền thực thi công lý (quyền xét xử) của Nhà nước thông qua một cơ quan quản lý nhà nước tập trung với đội ngũ LS Nhà nước (đội ngũ cán bộ chính quy)”. Hệ thống Cơ quan bào chữa công thực thi nguyên tắc Hiến định về quyền bảo đảm có LS bào chữa cho người bị kết tội trước 45 Tòa án của bang Missouri (gồm 114 hạt và TP St. Louis).

Có chức năng như một cơ quan độc lập của Tòa án Missouri, Cơ quan bào chữa công chịu trách nhiệm cung cấp hoạt động bào chữa cho những bị cáo nghèo. Kinh nghiệm hoạt động của Cơ quan bào chữa công ở bang cho thấy, một hệ thống bào chữa công thích hợp là cần thiết để bảo đảm sự nhanh chóng và chính xác của hình phạt. Thống đốc bang dự kiến sẽ dành hàng chục triệu USD mỗi năm để Cơ quan bào chữa công tiếp tục thực hiện quy định về việc bảo đảm có LS bào chữa.

Tại bang Florida, nhiệm vụ của LS Nhà nước là bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thông qua đại diện hợp pháp do Tòa án chỉ định cho các khách hàng.

Mỗi Tòa án ở bang sẽ có một LS Nhà nước (bang có 20 Tòa án). LS này phải có kinh nghiệm 5 năm công tác, là thành viên tốt (có vị trí công tác tốt) của Đoàn LS Florida. LS Nhà nước sẽ được tuyển chọn thông qua một kỳ thi 4 năm tổ chức một lần, ban giám khảo gồm những thành viên có uy tín của Tòa án. LS Nhà nước được chính quyền bang tuyển chọn (bầu) và sẽ làm việc ở nơi có Tòa án mà người đó cư trú và làm việc (theo Luật của Florida số 27.50).

Cơ quan Bào chữa Nhà nước còn có chi nhánh thuộc TP Misdemeanor được đặt tại TP Hall. Chi nhánh này đại diện, bào chữa cho những người nghèo bị truy tố về các tội hình sự tại Tòa án TP Las Vegas.

Một luật sư bào chữa công ở Mỹ đang tranh luận về vụ án của thân chủ ( Hình minh họa, theo Governing.com)

Một luật sư bào chữa công ở Mỹ đang tranh luận về vụ án của thân chủ ( Hình minh họa, theo

Governing.com)

Bang Washington có hệ thống LS do chính quyền địa phương trả tiền ở cấp Tòa án với một số hỗ trợ của bang. Bang hỗ trợ kinh phí ở cấp Tòa án kháng cáo, ký hợp đồng với một số phần của bang và cung cấp dịch vụ không chính thức ở một số khu vực khác của bang. Khu vực nông thôn rộng lớn nhất là King County sử dụng mô hình LS không thù lao, khu vực này ký hợp đồng với 5 công ty để cung cấp dịch vụ bào chữa. Hai địa hạt lớn tiếp theo sử dụng dịch vụ của các văn phòng cơ quan Chính phủ.

Sau một số báo cáo của nhóm làm nhiệm vụ đặc biệt và nghiên cứu có tính chất lập pháp, cơ quan lập pháp của bang đã thông qua đạo luật yêu cầu chính quyền địa phương xác định những chuẩn mực nhất định về tiêu chuẩn trợ giúp pháp lý và trách nhiệm giải trình nhưng không cung cấp tài chính mà nhóm làm nhiệm vụ đặc biệt gợi ý. Hai ưu điểm cơ bản của đạo luật là xác định được chi tiết những điều kiện để được bào chữa công và đề cập đến một bộ tiêu chuẩn do Đoàn LS bào chữa công của Washington soạn thảo và do Đoàn LS Washington thông qua. Những tiêu chuẩn này bao gồm cả việc xác định số vụ việc tối đa mà LS được nhận, cho phép nhiều LS công của địa phương nhận kinh phí.

Cũng ở King County (Washington), chính quyền địa phương cung cấp hệ thống bào chữa công, hệ thống này được thiết lập để cung cấp dịch vụ bào chữa có hiệu quả. Luật của địa hạt này yêu cầu dịch vụ bào chữa công phải do các tổ chức không có mục đích lợi nhuận cung cấp và chỉ định đích danh các LS.

Đoàn LS ở King County đã được hoan nghênh như một mô hình tiêu biểu với những người giám sát có kinh nghiệm, những nhà hoạt động xã hội và giỏi chịu áp lực công việc. Các LS của Đoàn đã nhận được giải thưởng quốc gia và sáng lập đội thiếu niên giúp đỡ pháp lý cho người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự, có những nhu cầu cần thiết như giáo dục đặc biệt. Họ có nguồn lực để điều tra vụ việc, kiểm tra việc buộc tội, đấu tranh tại tòa kháng cáo và trình tự, thủ tục có thể đe dọa quyền lợi của khách hàng. Họ đã chứng minh những khách hàng của mình, những người bị kết án về tội giết người thành vô tội, họ đưa ra những hình phạt thay thế, họ giúp cha mẹ của những đứa trẻ phản đối hành động chuyên quyền, độc đoán của Chính phủ. Họ có chương trình thực tập pháp luật vững mạnh, thu hút sinh viên ở khắp đất nước, có chương trình huấn luyện cán bộ điều tra…

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.