Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay

(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.

Thu trên 22 ngàn tỷ đồng

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, các Kết luận phiên họp của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản của Ban Nội chính Trung ương, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể, linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản thu hồi tiền cho Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng; Bộ Tư pháp đã trao đổi, phối hợp với VKSNDTC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời hướng dẫn các cơ quan THADS, các cơ quan chức năng có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành từng vụ việc cụ thể.

Năm 2024, toàn hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã tổ chức thi hành xong 9211 việc, đạt tỉ lệ trên 84% (tăng hơn 17%) so với cùng kỳ năm 2023; đã tổ chức thi hành được trên 22 ngàn tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 57% tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024 cũng là năm kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được tích cực, Bộ Tư pháp cho biết, công tác thi hành án thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thời gian gần đây và đặc biệt trong thời gian tới đây đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thách thức, do phát sinh các vụ án tham nhũng, kinh tế với giá trị phải xử lý lớn, khối lượng đương sự đông. Vụ Tân Hoàng Minh: giá trị phải thi hành hơn 8.600 tỷ đồng, số lượng người bị hại là 6.800 người; vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 có giá trị phải thi hành trên 700.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 có giá trị phải thi hành trên 30.000 tỷ đồng, số lượng người bị hại trên 43.000 người...

Khối lượng công việc đặc biệt lớn

Đơn cử, theo quy định của Luật THADS hiện hành, cơ quan THADS phải thông báo bằng hình thức trực tiếp tất cả các quyết định, văn bản có liên quan đến việc thi hành án cho các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; trường hợp không thực hiện được thông báo trực tiếp sẽ phải thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai; việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu. Hiện nay, Bộ Tư pháp cho biết, trong các vụ việc có số lượng người bị hại đông (vụ Tân Hoàng Minh khoảng 6.000 bị hại; vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm khoảng 43.000 bị hại…), việc thực hiện thông báo theo quy định của pháp luật THADS hiện hành sẽ phát sinh khối lượng công việc đặc biệt lớn cho cơ quan THADS (từ in ấn, photo văn bản, đóng dấu, đóng phong bì, ghi địa chỉ chuyển phát hành....), gây tốn kém chi phí và không thể thực hiện đúng thời hạn Luật định (03 ngày làm việc kể từ khi phát hành văn bản); quá trình thi hành án bị kéo dài.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật THADS trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu tiền, cơ quan THADS phải thực hiện thanh toán tiền thi hành án. Với các vụ việc có số lượng tài sản phải xử lý đặc biệt lớn, số lượng người được thi hành án đặc biệt đông (đơn cử vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cơ quan THADS phải xử lý khoảng 1.500 tài sản là bất động sản và chi trả cho trên 43.000 người bị hại), nếu thực hiện theo quy định hiện hành thì cơ quan THADS phải thực hiện thanh toán tiền thi hành án nhiều nghìn lần, và mỗi lần thanh toán sẽ phải tác nghiệp hồ sơ thanh toán cho trên 43.000 bị hại.

Với khối lượng công việc đồ sộ, tăng đột biến do phát sinh các vụ việc có số lượng tài sản phải xử lý và số lượng đương sự đặc biệt lớn (vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm số tài sản là bất động sản phải xử lý theo các bản án sơ thẩm 02 giai đoạn đã lên đến 1.500 bất động sản, chưa kể đến nhiều tỷ cổ phần, nhiều động sản khác; số lượng người bị hại lên đến 43.000), trong bối cảnh nguồn lực về con người cũng như kinh phí hiện có của hệ thống THADS sẽ là khó khăn, thách thức rất lớn đối với các cơ quan THADS trực tiếp tổ chức thi hành vụ việc.

Tập trung nguồn lực

Để tổ chức thi hành các vụ việc án hình sự tham nhũng, kinh tế có số lượng tài sản phải xử lý và đương sự lớn Tổng cục THADS yêu cầu các cơ quan THADS phải chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ giai đoạn điều ra, truy tố, xét xử để rà soát, phân loại tiền, tài sản, vật chứng trong vụ án; Cơ quan THADS phải đánh giá, dự báo được tình hình, khó khăn, vướng mắc sẽ gặp phải, trên cơ sở đó dự liệu và chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, ra quyết định và tổ chức thi hành các bản án trong các vụ án lớn như: vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm, vụ FLC, chùm vụ án liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, tập đoàn Phúc Sơn,...

Có các giải pháp để tập trung nguồn lực cả về con người và vật chất để bảo đảm thi hành có hiệu quả các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đặc biệt là các vụ thuộc danh sách án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện; thực hiện rà soát chặt chẽ quy trình thủ tục THADS, hồ sơ pháp lý của tài sản đưa ra bán đấu giá.

Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành Lãnh đạo Cục cần phải sát sao chỉ đạo, định kỳ kiểm tra tiến độ, kết quả tổ chức thi hành án của các Chấp hành viên. Đối với những địa phương có vụ án tham nhũng, kinh tế lớn cần phối hợp với các cơ quan tố tụng trong quá trình xử lý vụ việc. Chấp hành viên cần tăng cường xác minh, kiểm tra thực trạng tài sản, thực hiện các trình tự, thủ tục xử lý tài sản đúng quy định của Luật THADS.

Chủ động có cơ chế kiểm tra, giám sát, phòng ngừa và xử lý vi phạm đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nhất là công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản; kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.

Tranh thủ kịp thời và tối đa sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là sự vào cuộc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh đối với công tác thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế và sự phát huy hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp trong các mặt công tác THADS, xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ. Đặc biệt là phối hợp với VKSND trên địa bàn để chủ động kiểm sát hồ sơ các vụ việc đưa tài sản ra bán đấu giá, hạn chế tối đa việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Năm 2025, Bộ Tư pháp cho biết sẽ tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THAHC theo Nghị quyết số 96/2019/QH14. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với TANDTC, VKSNDTC nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng

Bộ Tư pháp đề nghị VKSNDTC chỉ đạo VKSND các cấp tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, trong đó tất cả các tài sản trước khi đưa ra bán đấu giá phải được VKSND kiểm sát trực tiếp và có kết luận kiểm sát, nhằm kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra các vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành đối với các vụ việc này; tăng cường thực hiện, hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, bảo đảm kịp thời thu hồi tài sản phạm tội tẩu tán ở nước ngoài; kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm sai phạm. Phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Năm 2024, tổng số việc phải thi hành là 1.023.131 việc, có điều kiện thi hành là 741.240 việc. Đã thi hành xong 621.568 việc (tăng 45.901 việc so với năm 2023), đạt tỷ lệ 83,86%.

Tổng số tiền phải thi hành là trên 500 nghìn tỷ đồng, có điều kiện thi hành trên 228 nghìn tỷ đồng. Đã thi hành xong trên 117 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 27 nghìn tỷ đồng so với năm 2023), đạt tỷ lệ 51,46%.

Đáng chú ý, đã thi hành xong 6.252 việc, thu được hơn 30 nghìn tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng; đã thi hành xong 9.211 việc, thu được trên 22 nghìn tỷ đồng đối với các khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng…

Tin cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025

Đọc thêm

longformXây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển: Người “giữ lửa” cho HP22

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng.
(PLVN) - Sau 20 năm gắn bó với lĩnh vực điều tra tội phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng vẫn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết. Anh được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp gọi là người “giữ lửa” cho HP22 – một mô hình mới nhằm giữ gìn bình yên đất Cảng .

Chi cục trưởng Lý Văn Vĩnh kể về những trăn trở từ bản án "ký vào giấy trắng" kéo dài ba năm

Ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Trong hành trình hơn 20 năm công tác, ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Cao Bằng, đã chứng kiến không ít vụ việc đầy thử thách. Nhưng với ông, câu chuyện về vụ án thi hành án liên quan đến bà H.T.N và bà H.T.M.H tại phường Hợp Giang là một trong những trường hợp để lại nhiều day dứt nhất. Vụ án kéo dài ba năm không chỉ bởi tính pháp lý phức tạp, mà còn bởi hoàn cảnh khó khăn của gia đình người phải thi hành án.

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024
(PLVN) - Vừa qua, Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục ghi dấu ấn đặc biệt khi một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024. Đây là một vinh dự lớn không chỉ khẳng định chất lượng nội dung của Nhà xuất bản mà còn góp phần khẳng định giá trị học thuật và thực tiễn mà tác phẩm mang lại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành, trước mắt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia vào quá trình đàm phán, tranh tụng nhằm bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của nhà nước trong đầu tư, thương mại, tranh tụng quốc tế.

Chế định luật sư nhà nước ở Nhật Bản góp phần giải quyết tranh chấp liên quan đến Chính phủ

Quang cảnh một phiên toà ở Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ: asahi.com)
(PLVN) - Ở Nhật Bản, luật sư nhà nước là khái niệm để chỉ những công chức hoặc người làm việc cho các cơ quan Chính phủ để xử lý hoặc đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện mà hính phủ là một bên. Chế định này ra đời từ năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay, góp phần quản lý hiệu quả và nhất quán đối với các tranh chấp liên quan đến Chính phủ ở Nhật Bản.

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Các Luật sư trong một phiên toà hình sự. Ảnh: H.Mây
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.

“Người của Công đoàn” Nguyễn Trung Ngạn và hành trình giành công lý cho người lao động

Ông Nguyễn Trung Ngạn tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại 1 phiên toà sơ thẩm. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Công đoàn chính là chỗ dựa tin cậy cho người lao động” – đó là suy nghĩ, trăn trở cũng là kim chỉ nam cho hành động của ông Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng ban Chính sách Pháp luật , Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với gần hai thập kỷ gắn bó với nghề , ông đã trở thành người đại diện không mệt mỏi, đồng hành, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam – Trung Quốc đi vào chiều sâu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tiếp ông Hà Vĩ, tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam.
(PLVN) - Chiều 27/11, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam đã có buổi tiếp đồng chí Hà Vĩ, tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cùng tham dự buổi tiếp. 

Hội nghị Thông tin chuyên đề quý IV

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin chuyên đề "Một số chủ trương lớn của Đảng về chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam". Ảnh TTXVN
(PLVN) -Ngày 27/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý IV năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.