Cấp vốn “giải cứu” khẩn cấp 5 vạn tấn muối

Mua tạm trữ muối có giúp diêm dân ổn định đời sống? Ảnh minh họa
Mua tạm trữ muối có giúp diêm dân ổn định đời sống? Ảnh minh họa
(PLO) - Để gải quyết hàng trăm ngàn tấn muối đang tồn đọng trong dân, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) đang rốt ráo lên kế hoạch để mua tạm trữ ngay 50 ngàn tấn. 
Giá lên, mới dừng mua tạm trữ 
Theo báo cáo của Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lượng muối đang tồn trong dân tính tới tháng 6/2015 tại các địa phương có sản xuất muối đáp ứng điều kiện để có thể mua tạm trữ là gần 400 ngàn tấn. Riêng 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận còn tồn trên 200 ngàn tấn muối công nghiệp nhưng số muối trên lại không thuộc đối tượng để mua tạm trữ.
Như PLVN đã thông tin, trước thực trạng khó khăn do được mùa mất giá, ảnh hưởng đến đời sống diêm dân, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ NN&PTNT chỉ đạo Vinafood 1 mua tạm trữ muối niên vụ 2015 của diêm dân. 
Trao đổi với PLVN, ông Trần Xuân Chính, Phó Tổng Giám đốc Vinafood 1 cho biết, việc mua tạm trữ lần này nhằm hỗ trợ diêm dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, bình ổn giá của thị trường, qua đó ổn định đời sống diêm dân. 
“Việc mua muối tạm trữ sẽ thực hiện theo nguyên tắc chỉ mua của diêm dân, muối được sản xuất trong niên vụ năm 2015. Mua muối theo giá thời điểm thị trường và tập trung mua tại các vùng muối lớn trọng điểm có lượng muối dồn ứ lớn” - ông Chính nói.  
Để triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc giải phóng muối tồn đọng trong dân, Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam (thuộc Vinafood 1) đã lên kế hoạch mua muối tạm trữ 2015. Cụ thể ở miền Bắc, địa phương có lượng muối trong dân tồn nhiều là Nghệ An;  miền Trung tập trung ở các địa phương Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, ngoài ra sẽ khảo sát và tính đến một số địa phương như Quảng Ngãi và 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận muối diêm dân sản xuất trong tháng 7/2015;  khu vực miền Nam: TP.Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu là những điểm “nóng” cần được giải cứu. 
Ông Chính khẳng định: “Mục tiêu mua là bình ổn giá, hỗ trợ khó khăn cho diêm dân trong khâu tiêu thụ nên giai đoạn đầu sẽ triển khai mua từ 40-50 ngàn tấn (tùy từng địa phương mà xác định lượng mua thích hợp). Giai đoạn 2 mua khoảng 30-40 ngàn tấn, khi có biểu hiện giá muối nhích lên, dân tiêu thụ dễ dàng thì  dừng mua tạm trữ”. 
Cấp vốn “giải cứu”
Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, Vinafood 1 được Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn nhà nước tại công ty mẹ để thực hiện nhiệm vụ mua tạm trữ muối niên vụ 2015. Theo đó, Tổng Cty đã giao cho Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tạm trữ muối từ nguồn vốn nhà nước nêu trên.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi duyệt nguồn vốn, để kịp thời triển khai công tác thu mua, Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam xin tăng vốn để giải quyết tình thế trước mắt. Theo đó, Cty này đề nghị Tổng Cty cấp 28 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho cty theo kế hoạch đã được duyệt; đồng thời đề nghị cho vay ưu đãi tại Quỹ Bình ổn giá, giải ngân theo tiến độ thu mua. Trước mắt, cho vay 15 tỷ đồng do đặc thù mua muối trực tiếp của diêm dân phải trả ngay bằng tiền mặt. 
Theo đại diện Vinafood 1, do vụ muối năm 2015 được mùa, sản lượng sản xuất cao gấp rưỡi những năm bình thường nên việc tiêu thụ số muối gặp nhiều khó khăn, nhất là muối ở Bình Định, Phú Yên... chất lượng muối xấu, rất khó tiêu thụ nên thời gian tạm trữ có thể sẽ phải kéo dài tới 12 tháng.  
“Trước tình hình như vậy, cùng với việc Tổng Cty còn phải tự chịu trách nhiệm về tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh và có trách nhiệm hoàn trả lại nguồn vốn nhà nước dùng để sử dụng vào mục tiêu dự trữ lưu thông nên phương án tiêu thụ được chúng tôi tính toán khá kỹ để làm sao hài hòa giữa nhiệm vụ được giao và bảo toàn được nguồn vốn nhà nước.”- Phó Tổng Giám đốc Trần Xuân Chính nói. 
Theo Vinafood 1, từ 25-30/07 sẽ thực hiện khảo sát tại các địa phương mua muối tạm trữ.  Từ 01-10/08 triển khai các công việc chuẩn bị mua muối tạm trữ (làm việc với các địa phương, các đầu mối, ký kết các hợp đồng...) và sau đó sẽ tiến hành thu mua. Dự kiến giá mua là 1.100.000 – 1.200.000 đ/tấn (muối miền Bắc); đối với muối miền Trung và miền Nam, xê dịch từ 700.000 – 800.000 đ/tấn. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.